Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy việc xây dựng TVVL hỗ trợ cho dạy và học Vật Lý ở trường phổ thông là một giải pháp giải quyết căn bản được vấn đề thiếu nguồn tư liệu số cho dạy học cũng như hạn chế về trình độ ngoại ngữ khiến cho việc tiếp cận các tài nguyên nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy. Câu hỏi đặt ra là cần phải xây dựng TVVL như thế nào
để có thểđạt được mục đích tập hợp nguồn tài nguyên trong cộng đồng GV giảng dạy bộ môn Vật Lý, tập trung sức mạnh trí tuệ của cả cộng đồng GV Vật Lý để hỗ trợ phục vụ lại chính cộng đồng trong việc ứng dụng CNTT&TT? Đây là vấn đề được luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết và sẽ được trình bày trong chương 2 “Xây dựng website www.thuvienvatly.com hỗ trợ dạy học Vật Lý ở trường phổ thông”.
Kết luận chương 1
Với tư cách là một ngành đi trước sự phát triển, đào tạo lực lượng kế cận cho tương lai của xã hội, giáo dục và đào tạo nước ta phải có những biến chuyển kịp thời để không bị tụt lại so với chính nhu cầu của thời kì phát triển và hội nhập toàn cầu. Phương pháp dạy học truyền thống đã không thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội đầy biến động ngày nay, do đó ứng dụng CNTT&TT và khai thác Internet vào dạy học nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết.
Ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ rất đắc lực cho việc giảng dạy và hiệu quả của nó đã được công nhận trong các cuộc hội thảo ở phạm vi quốc tế cũng như trong nước do nó tạo được môi trường đa phương tiện trong lớp học: nội dung học tập được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động; mô phỏng được nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; giúp giải phóng GV và HS khỏi những giai đoạn thực hiện tính toán không cần thiết, tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ… Ngoài ra, những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng MVT kể cả Internet … có thểđược khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu… Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT&TT chắc chắn có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này còn có thể làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
Tuy nhiên, công cuộc ứng dụng CNTT&TT đổi mới phương pháp ở nước ta vẫn chưa phát huy
được hiệu quả như mong đợi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan căn bản mang lại như: thiếu kinh phí để trang bị cơ sở vật chất đồng bộ cho dạy học có ứng dụng CNTT&TT, kiến thức, trình
độứng dụng tin học của GV còn yếu, bản thân GV còn ngại khó, hạn chế về ngoại ngữ là trở ngại đầy khó khăn và lâu dài, khan hiếm nguồn tài nguyên điện tử cho các môn học nói chung và cho môn học Vật Lý nói riêng…Vượt qua được những khó khăn nêu trên là một thách thức lớn cho toàn xã hội và bản thân GV tham gia giảng dạy, đòi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi.
Trong số các trở ngại, vấn đề thiếu hụt nguồn tư liệu điện tử và hạn chế về ngoại ngữ là hai rào cản lớn nhất lâu dài nhất khiến cho công cuộc đổi mới cho dù có khắc phục được vấn đề yếu kém về
thiết bị cơ sở vật chất thì vẫn kém hiệu quả. Làm thế nào để có thểđẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy, trong khi đó lại cần thời gian rất lâu dài để khắc phục các trở ngại vừa nêu? Vấn đề đặt ra là cần có một giải pháp căn bản để giải quyết thấu đáo các khó khăn ấy một cách nhanh chóng.
Công cuộc đổi mới bước đầy cũng đã tạo được làn sóng ứng dụng CNTT&TT trong một bộ phận cộng đồng GV nên có thể hình dung được rằng đã có một lượng lớn các tài nguyên điện tửđược chính các nhà giáo sáng tạo ra trong quá trình giảng dạy của bản thân. Tuy nhiên các tư liệu ấy tồn tại một cách nhỏ lẻ, tản mạn trong cộng đồng và chỉ là “ tài sản” riêng của mỗi người, chưa có điều kiện để
được phổ biến và thẩm định nội dung cũng như chất lượng. Giả sử nếu ta tập hợp được các tài liệu ấy thành một mối thì lượng tài nguyên ấy sẽ thật sự khổng lồ, đó chính là tài nguyên cần thiết cho cộng
đồng GV bởi nó được chính những người tham gia giảng dạy tạo ra do nhu cầu ứng dụng CNTT&TT của bản thân. Khi đó, các tài nguyên tiếng Việt này sẽđược sốđông thẩm định, sử dụng, chỉnh sửa sẽ
có tính giá trị rất cao. Cùng một lúc, cả hai trở ngại về khan hiếm nguồn tài nguyên cũng như hạn chế
về ngoại ngữ khi tiếp cận nguồn tư liệu nước ngoài ở GV được giải quyết.
Với sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ, CNTT&TT và Internet thì việc tập hợp nguồn tài nguyên số và thông tin cần thiết cho dạy học VL là có thể thực hiện được. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng TVVL như thế nào để đạt được mục đích tập hợp được nguồn tài nguyên phong phú
đa dạng đang tồn tại riêng lẻ, rải rác trong cộng đồng và cơ chế như thế nào cho lượng tài nguyên ấy luôn được làm giàu thêm bằng chính công sức đóng góp của nhiều người? Chương 2 của luận văn sẽ
Chương 2 :
XÂY DỰNG WEBSITE THUVIENVATLY.COM
Việc xây dựng TVVL với mục đích tập hợp nguồn tài nguyên đang tồn tại riêng rẽ, tản mạn trong cộng đồng GV, tập trung được sức mạnh trí tuệ của tập thể GV và trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực