Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể:

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 33 - 42)

2.1. Những giá trị văn hoá vật thể:

Văn hoá dân gian xứ Nghệ bao gồm cả một đời sống văn hoá nghệ thuật khá phong phú và độc đáo thể hiện trong các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, trong lối ứng xử với các dạng thức văn hoá hàng ngày như: ăn, mặc, ở, đi lại..., trong hệ thống đình, chùa, miếu mạo, nhà thờ... của người dân, tạo nên sự trù phú trong di sản văn hoá vật thể dân gian Nghệ Tĩnh.

Trong môi trường tự nhiên và điều kiện sống nhiều khó khăn, khắc nghiệt, người dân xứ Nghệ đã tích lũy, hội tụ và sáng tạo ra nhiều nét độc đáo trong cách nghĩ, cách sống và sinh hoạt hàng ngày. Người ta sáng tạo văn hoá không phải để đi đến một tầm hiểu biết cao siêu hay nâng cao trình độ mà là để phục vụ cho chính cuộc sống của mình, đáp ứng nhu cầu hằng xuyên của con người. Bởi vậy, những sáng tạo văn hoá đó không mang tính chất chạy đua, so bì, mà là sự phát triển tự nhiên được thôi thúc bởi nhu cầu sống và hoạt động của con người. Văn hoá dân gian xứ Nghệ bởi thế không chỉ phong phú về hình thức, thể loại mà còn phong phú

cả về số lượng, có sự đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của một vùng quê Việt Nam.

*/. Phương thức sản xuất:

Ở vùng đất này, đặc trưng khó khăn thì nhiều mà thuận lợi ưu đãi của thiên nhiên thì ít. “Xứ Nghệ An (xứ Nghệ ngày nay) gần núi giáp biển, đất đai sỏi sạn, cằn

cỗi lại không có mấy nơi bằng phẳng rộng rãi, nên từ xưa không có chính sách đắp đê, thế thì ruộng đất ở đây hẹp và chênh là khá rõ”. “Do đất xấu, dân nghèo nên chịu khổ nhẫn nại, cần cù kiệm ước đã quen nền nếp” (Bùi Dương Lịch - Nghệ An ký). Môi trường tự nhiên đã ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến kinh nghiệm sản

xuất, lối ứng xử và tính cách của con người nơi đây. Người dân vẫn làm nông nghiệp (lúa nước) là chính nhưng bên cạnh đó còn phát triển các nghề đi biển (dân miền biển) và đi rừng (dân miền núi), tạo nên tính chất thuần nông pha rừng, pha biển. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt do ảnh hưởng của gió Lào (gió Phơn Tây Nam), của mưa ngàn, bão biển, lũ lụt, thiên tai và đất đai cằn cỗi nghèo nàn, các ngành nghề thủ công ít phát triển trên quy mô lớn mà chủ yếu phục vụ nền kinh tế tự cấp tự túc mà thôi.

GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Có một nền văn hoá cảng - thị của xứ Nghệ

- miền Trung ở mặt tiền, hướng ra biển với sự kết hợp thương - sĩ cả ở thương trường và chính trường. Và cũng có một nền văn hoá nông nghiệp của xứ Nghệ miền Trung ở hậu phương với hai nhánh:

Văn hoá nương rẫy trồng khô ở miền đồi - chân núi

Văn hoá ruộng nước, có đê, có kênh lạch ở miền châu thổ Lam giang và các chi lưu”.

Bên cạnh đó nền thương nghiệp nhỏ, manh mún, chỉ phát triển ở một thời kỳ nhất định, chất lượng hàng hoá cao nhưng số lượng ít, làm cho đời sống người dân vẫn không cải thiện được.

*/. Văn hoá ẩm thực:

Ngoài những đặc điểm chung trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là Cơm + rau + cá, thức ăn và cách chế biến món ăn của người dân xứ Nghệ đã cho thấy ở vùng đất này một “bản sắc văn hoá độc đáo” thể hiện trong văn hoá ẩm thực nói riêng và trong các sinh hoạt văn hoá của người dân nói chung.

Xứ Nghệ không được thiên nhiên ưu đãi nên không có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhưng lại là vùng đất có đầy đủ các dạng cảnh quan môi trường sinh thái khí hậu khác nhau. ở đây có cả yếu tố rừng núi, trung du, đồng bằng ven sông và duyên hải ven biển. Cơ cấu bữa ăn không “xa rừng nhạt biển” như ở

Bởi vậy, đã tạo nên sư phong phú trong việc chế biến các món ăn đời thường cũng như các món ăn lễ tết và cao hơn nữa là các món quà đặc sản. Người Nghệ không chế biến món ăn cầu kỳ, trước khi ăn ngon thì nhu cầu ăn lấy no thôi thúc việc sáng tạo văn hoá ẩm thực. Vì vậy, các món ăn của người Nghệ rất dân dã, cho thấy rõ yếu tố kiệm ước do bởi nguồn lương thực, thực phẩm không được dồi dào.

Tuy vậy, trên mảnh đất xứ Nghệ cũng đã kết tinh nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như: Cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, hồng Nam Đàn, cháo lươn, cháo hến, cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, kẹo Cu đơ, mực nháy, cá thu, cá cơm... Đặc biệt phải kể đến chè xanh xứ Nghệ là một nét văn hoá độc đáo, đặc sắc, không giống với bất kỳ một vùng văn hoá nào trong cả nước. Chè xanh được trồng ở khắp cả nước, nhưng chè xanh xứ Nghệ vẫn được xem là ngon nhất. Có lẽ do chúng đưcợ trồng ở một mảnh đất nhiều sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, mùa hè thì gió Lào rát bỏng, mùa đông thì giá lạnh thấu xương nên trong cây chè dường như đã hội tụ vị chát đắng đặc biệt của trời đất và mồ hôi của những người dân lam lũ. Tất cả những đặc trưng văn hoá ẩm thực này đã làm nên “bản sắc” văn hoá của xứ Nghệ, không trộn lẫn với bất kỳ vùng nào trong cả nước.

*/. Di tích lịch sử văn hoá:

Từ thưở đất nước có tên là Văn lang, xứ Nghệ đã là một trung tâm của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng, với di chỉ Làng Vạc và nhiều di chỉ khác (theo GS. Hà Văn Tấn, Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, 1994). Từ thời Bắc thuộc đến thời cận - hiện đại, xứ Nghệ đã ghi lại dấu tích của bao anh hùng hào kiệt với hệ thống di tích lịch sử văn hoá đa dạng:

- Từ vua Thục (đền Cuông), vua Mai (đền Mai Hắc Đế), vua Quang Trung (Phượng Hoàng Trung Đô)... Xứ Nghệ có hai nơi thờ Thục An Dương Vương là đền Đức Vua (ở Nghi Xách, Nghi Lộc) và đền Cuông (ở Diễn An, Diễn Châu). Đền Cuông được đặt giữa sườn núi Mộ Dạ.

Cách thành phố Vinh hơn 20km, trân địa phận thị trấn Nam Đàn có đền thờ Mai Thúc Loan, người anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Đường, lập nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 8.

Năm 1788, Nguyễn Huệ quyết định đóng đô ở Nghệ An, giao cho trấn thủ Thận và cố vấn Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô ở khu vực núi Dũng Quyết, Bến Thủy. Thành ngoài xây bằng đất và đá ong, hình tứ giác, chu vi 2.820m, bờ thành cao 3-4m, diện tích 22ha, bao quanh thành ngoại là con hào rộng 30m, sâu 3m. Thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi 1.680m, với hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hoà, nơi vua thiết triều. Tuy nhiên, do vua mất sớm nên không kịp dời đô từ Phú Xuân ra Trung Đô. Ngày nay, nhân dân

- “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng” là bốn ngôi đền đẹp nhất của xứ Nghệ. Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục (Thạch Bàn, Thạch Hà). Đền thờ Lê Khôi (thuỵ là Võ Mục), tham gia nghĩa quân Lam Sơn và mất tại Cửa Sót dưới chân núi Nam Giới. Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà nhà được xây dựng năm Đinh Mão (1477) một năm sau khi ông mất. Thượng điện trên hương án sơn son thiếp vàng là bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ sơn son.

- Chùa Hương Tích nằm trên ngọn Hương Tích trong dãy Hồng Lĩnh (Thiên Lộc, Can Lộc). Tục truyền chùa do công chúa Diệu Thiện, con gái của Sở Trang Vương tạo dựng khi đến tu hành ở đây. Theo truyền thuyết kể lại: Xưa kia người ta thường đến am Thánh Mẫu để cầu tự, ông Hiệp trấn họ Trần cầu tự ở đây sinh được 3 con trai đặt tên là Hồng, Hương, Tích và một chúa Trịnh không rõ chúa nào cũng vào cầu tự và sinh được thế tử. Hàng năm chúa sai người vào đây tạ ơn Phật tổ, sau thấy vùng Hương Sơn – Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần kinh thành nên cho xây chùa để tiện đi lễ Phật, khỏi phải vào Ngàn Hống xa côi. Vì vậy, chùa Hương Hà Tây cũng gọi theo tên chùa chính là Hương Tích tự. Quần thể di tích chàu Hương gồm có: 2 toà chùa ngoài và trong, am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương (đền thờ Hồng Sơn Đại Vương), và lên cao nữa có đền Trang Vương. Chùa Hương Tích là sự phối hợp tài tình giữa cảnh đẹp thiên nhiên và quần thể kiên trúc tôn giáo.

Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống các di tích liên quan đến các danh nhân văn hoá như: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... ; những công trình nghệ thuật như: đình Hoành Sơn, đình Trung Cần... cũng là những di sản văn hoá vật thể hiện hữu trong đời sống của người dân nơi đây.

2.2. Những giá trị văn hoá phi vật thể:

*/. Ngôn ngữ:

Đây là một nhân tố quan trọng và là một đặc trưng cơ bản của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ. Phương ngữ Nghệ Tĩnh là một tiểu phương ngữ nằm trong phương ngữ Bắc Trung Bộ.

Ở Nghệ Tĩnh còn tồn tại một số từ vựng dường như không được dùng ở Bắc Bộ, như từ: rú (núi, rừng), trành (vại cong bằng sành), chủi (chổi), chởi (chửi), cơi (sân)… Tiếng mẹ đẻ của đồng bào nói chung cũng gần gũi với ngôn ngữ Việt - Mường. Chẳng hạn: trời = blời, plời; đá = kholtá (Việt cổ = lađá); đầu = klôộc (Nghệ Tĩnh = trôốc); trâu = klu, klâu (Nghệ Tĩnh = tru).

“Thổ âm người Nghệ An đục và nặng (trọc), nhưng đều có thể bắt chước

tiếng khác được” (Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký). Và trong tiếng Nghệ, sự phong phú

không chỉ là ở ngôn từ địa phương mà còn ở ngữ âm, thanh điệu của tiếng nói, có khi hai làng gần nhau nhưng có giọng nói khác nhau, tạo nên tính hấp dẫn lạ thường

Đây là một đặc trưng cơ bản và rất quan trọng đối với xứ Nghệ. Thổ âm người xứ Nghệ không giống với các nơi khác, dân cư có giọng nói trầm, nặng, ít cung bậc, ít bóng bẩy và nhiều từ cổ. Phương ngữ của người xứ Nghệ nói chung không có sự phân biệt giữa thanh ngã và thanh nặng, giữa một số địa phương với nhau thường có sự phân biệt về thổ ngữ:

Tiếng làng Tràm nói chua lét lét Tiếng Thạch Động nói trẹt bè le

Chỉ có làng ta nói dễ nghe.

Việc sử dụng nhiều từ vựng địa phương là một trong những nét văn hoá của xứ Nghệ. Tính cách con người xứ Nghệ cũng được biểu hiện khá rõ trong việc sử dụng vốn từ địa phương và âm điệu của giọng nói, qua đó thể hiện sự rắn rỏi, kiên quyết, thông minh nhưng cũng rất nghĩa tình.

Tiếng Nghệ với những đặc trưng và sắc thái riêng của nó, mang đầy đủ tính chất của một phương ngữ tiếng Việt, một phương ngữ mang nhiều dấu vết của tiếng nói người Việt cổ.

*/. Quan hệ, giao lưu, ảnh hưởng văn hóa :

Nghệ Tĩnh là phên dậu phía Nam của Đại Việt. Do vị thế địa - chính trị cho nên Nghệ Tĩnh, cụ thể là Hà Tĩnh có sự hỗn dung sắc thái văn hóa Việt - Chăm khá rõ nét. Không chỉ trong ngôn ngữ, tín ngưỡng có sự giao thoa ấy mà cả trong kiến trúc, điêu khắc cũng còn lưu giữ nhiều yếu tố đan xen Việt - Chăm. Sự hỗn dung ngoại vùng đó là kết quả của quá trình giao thoa văn hoá.

Nghệ Tĩnh là nơi giao lưu ảnh hưởng giữa hai luồng văn hoá khổng lồ của Ấn Độ từ phía nam tràn lên và của Trung Quốc từ phía bắc tràn xuống. Tuy nhiên, qua quá trình giao lưu và tiếp biến đó, sức sống của văn hoá bản địa, văn hoá dân tộc qua sự hội nhập mạnh mẽ, toàn diện và lâu dài đã không làm cho nó mất sắc thái mà ngược lại càng làm cho văn hoá vùng đất xứ Nghệ đa dạng, phong phú hơn.

Đây là vùng chuyển cư giữa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơmer từ phía nam lên rồi dừng lại ở phía nam đèo Ngang như người Rộc, Vân Kiều... và của các tộc người thuộc ngữ hệ Tày Thái hoặc H'Mông Dao từ phía bắc xuống. Bên cạnh đó đây cũng là nơi giao lưu các sắc thái văn hoá của hai miền đất nước thể hiện ở một số loại hình như kiến trúc, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật, văn hoá tâm linh, phương thức sản xuất, trang phục, ẩm thực, văn hoá ứng xử...

Ở Nghệ Tĩnh còn có mối quan hệ qua lại giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, và nó có ảnh hưởng rất mạnh đến nội dung và hình thức của văn hoá dân gian. Đây vừa là một nhân tố nội sinh, vừa là một đặc trưng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.

*/. Tính cách con người xứ Nghệ:

Chính trong điều kiện tự nhiên và lịch sử nhất định, trải qua trường kỳ đấu tranh với thiên tai và ngoại xâm, đã tạo cho con người xứ Nghệ một nét tính cách riêng dễ phân biệt với các địa phương khác. “Người Nghệ An khí chất chất phác, đôn

hậu, tính tình từ tốn, chậm chạp, không sắc sảo, cho nên làm việc gì cũng giữ cẩn thận, bền vững, ít khi bị xao động bởi những lợi trước mắt”. “Phong tục thì thuần hậu, người thuận hoà, chăm học” (Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký).

Con người mới đây đã mang trong mình đậm nét văn hoá đặc trưng, đặc biệt là trong tính cách ứng xử giữa con người với con người thì cương trực, thẳng thắn "có răng nói rứa"; trong văn hoá ăm thực "chặt to kho mặn"; trong trang phục "ăn chắc mặc bền"; hay trong giao tiếp thì "ăn to nói lớn".

Người Nghệ có những thô ráp vụng về trong quan hệ ứng xử. Song người Nghệ lại có cái chất phác đáng yêu và cái khí khái đáng trọng. Đặc điểm lịch sử tạo cho người Nghệ có những cá tính khác thường trong nếp sống, trong phong tục, trong đạo lý “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”. Nghệ Tĩnh bảo lưu có lúc tới trì trệ, cái mới nhập vào cũng khó và cái cũ tan đi lại không phải dễ. Cho nên trong nếp sống và quan hệ ứng xử, tuy vẫn có sự phân hoá nhưng người Nghệ vẫn giữ được nhiều cốt cách của truyền thống.

Con người nơi đây rất giàu lý tưởng, lý tưởng vươn lên tới cái đích cao, vượt lên thực tại. Nhưng trong đó cũng có tính chủ quan, bảo thủ đã trở thành nhược điểm trong suy nghĩ và hành động. Người xứ Nghệ còn nổi bật với chất trung kiên, sự chất phác, tính chân thực, khí tiết bền bỉ. Chính sự khắc khổ trong sinh hoạt do hoàn cảnh thiên nhiên nghiệt ngã đã tạo nên bản năng tự vệ, sẵn sàng ứng phó với mọi nguy nan có thể xảy ra. Trong sinh hoạt hằng ngày người dân phải phòng xa, hạn chế dục vọng, thiết thực trong nhu cầu ăn ở, thận trọng trong xử thế, dè dặt trong quy mô. Bên cạnh cái khô khan, khắc khổ người ta còn gặp ở con người xứ Nghệ nét bướng bỉnh, ngang tàng nhưng phong cách sống rất cần kiệm, cẩn thận. Phải chăng những nét đối lập đó đã tạo nên một nền văn hoá dân gian phong phú, đóng góp vào sự đa dạng của nền văn hoá dân tộc.

Ông Đồ Nghệ xưa đã trở thành một hình tượng rất độc đáo, kết tinh những nét tiêu biểu trong tính cách người Nghệ Tĩnh, những tính cách chỉ có thể được hun đúc trên một vùng đất gió Là nắng lửa, bên núi Hồng sông Lam, với những câu hò, câu ví dặm đậm đà muối mặn gừng cay.

*/. Sinh hoạt văn hoá dân gian:

Đây là lĩnh vực diễn ra vô cùng phong phú trên mảnh đất giàu truyền thống - xứ Nghệ. Đó là một kho tàng văn hoá dân gian phong phú và độc đáo, được các nhà

Nguyễn Đổng Chi chủ biên. Đó là vô vàn truyện dân gian, từ sự tích các thắng cảnh thiên nhiên (núi, sông, đầm, rú...), sự tích về các nhân vật thần thoại, về người tiên Phạm Viên, về ông Thánh địa lý Tả Ao, và đặc biệt là các truyền thuyết về anh hùng lịch sử như Nguyễn Biểu, Lê Lợi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt... Đó là kho tàng tục ngữ,

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w