Môi trường tự nhiên quy định đặc trưng văn hoá của vùng:

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 32 - 33)

2. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

1.1. Môi trường tự nhiên quy định đặc trưng văn hoá của vùng:

Xứ Nghệ trong tổng thể không gian văn hoá Bắc Trung Bộ là sự hợp phân, đan xen và thâm nhập giữa “núi rừng - đồng bằng - biển”, dẫn tới sự đa dạng trong các hoạt động sản xuất và đa dạng về văn hoá.

Nói đến xứ Nghệ, GS Trần Quốc Vượng đã dựa trên câu thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương: “Một đèo, một đèo, lại một đèo” để mô hình hoá địa hình xứ Nghệ nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung như một hình hộp chữ nhật đứng, được các đèo và các sông chảy dưới đèo theo chiều từ Tây sang Đông, nét sơn văn quy định nét thuỷ văn theo địa lý học: núi - biển - sông - đèo.

Địa hình nơi đây còn được mở rộng ra bởi quá trình “biển lùi”, bãi Sò ở Diễn Châu, những ngấn nước trên vách đá vôi ở Quỳnh Lưu chẳng hạn là hiện tượng khẳng định đáy biển cũ được nâng lên dần theo thời gian. Và sự tồn tại của các cửa - cảng của sông Lam - sông La như: Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Cờn... tạo nên các con đường giao thương và vị trí quan trọng cho vùng đất xứ Nghệ. Chính vì thế mà GS Trần Quốc Vượng đã thêm cho xứ Nghệ - miền Trung một hằng số nữa bên cạnh bốn hằng số núi - biển - sông - đèo là hằng số cảng - thị.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như: nắng nóng, gió Lào, bão lũ… làm cho con người gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống. Núi - sông hiểm trở đã tạo cho

khăn cho trồng trọt và buộc con người phải vất vả và cố gắng nhiều. Nhìn chung khí hậu khắc nghiệt đối với sinh vật và con người xứ Nghệ, cuộc vật lộn giữa con người với thiên nhiên diễn ra liên tục, được phản ánh khá đậm nét trong các thể loại văn hoá dân gian của nhiều tộc người nơi đây.

1.2. Nguồn gốc lịch sử:

Cái tên cổ nhất được biết đến từ thời Văn Lang là Việt Thường. Qua các tên gọi Hàm Hoan (thời nhà Hán đô hộ), Cửu Đức (thời Tam Quốc) và Hoan Châu (nhà Đường 622), mãi đến đời Lý Thái Tông (1033) mới đặt là Nghệ An thay cho tên Hoan Châu. Và tên đất Nghệ An (xứ Nghệ) được dùng đến giữa thế kỷ XIX thì chia ra hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hợp lại Nghệ Tĩnh và đến tháng 8-1991 lại tách ra hai tỉnh.

Tuy là hai tỉnh nhưng lại có những nét chung tương đồng về khí hậu, phong thổ, tập tục, văn hoá, tín ngưỡng... nên trong nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá, các nhà nghiên cứu đã xác định đây là một tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ.

Hiện nay, chiếm tuyệt đại đa số cư dân đồng bằng ở Nghệ Tĩnh là dân tộc Kinh (Việt), ở miền núi chủ yếu là người Thái, H’Mông... Ngoài ra còn có những tộc người cư trú thành từng làng nhỏ trên ven dãy Trường Sơn như: người Đan Lai, Ly Hà, Cuối, Thổ, Tày Poọng, Chứt, Bồ Lô, Mã Liềng, Cọi... Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đất Nghệ Tĩnh xưa vốn là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, và bảo lưu nhiều yếu tố tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 32 - 33)