Những giá trị văn hoá phi vật thể:

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 29 - 32)

2. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

2.2. Những giá trị văn hoá phi vật thể:

*/. Ngôn ngữ:

Phương ngữ xứ Thanh nặng nhưng ngữ âm lại giống các tỉnh phía Bắc nhiều hơn là các tỉnh Trung Bộ. Về tên gọi, cũng như ở Bắc Bộ, Thanh Hoá có các tên gọi:

từ kẻ cũng được nhiều làng xã tỉnh Thanh gọi: kẻ Rị, kẻ Chè, kẻ Lở, kẻ Lào, kẻ Xộp, kẻ Mơ, kẻ Trường, kẻ Mom...

GS. Trần Quốc Vượng nhận xét: Người xứ Thanh có một cách phát âm tiếng Việt khó lẫn, không nhẹ lướt như tiếng Hà Nội xứ Bắc, không nặng - lặng trầm như tiếng Nghệ - xứ Trung. Xứ Thanh là sự mở đầu của mô - tê - răng - rứa, của miền Trung, dân Hà Nội phải nghe lâu và phải học thì mới biết được.

*/ Sinh hoạt văn hoá dân gian:

Xứ Thanh là một vùng phong phú về dân ca như: hát cửa đình Thanh Hoá (còn gọi là hát Nhà trò - một dị bản của ca trù), hát trống quân, hát ghẹo (hát huê tình), chèo chải Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, hát khúc Tĩnh Gia... và nổi tiếng nhất là tổ khúc hò sông Mã. Ở các dân tộc thiểu số có các hình thức diễn xướng dân gian như: múa Sạp (Mường), khua luống (Thái)...

Về truyện cười, truyện trạng xứ Thanh, đã có giả thuyết về mối liên hệ giữa nhân vật lịch sử Nguyễn Quỳnh quê ở Thanh Hoá và Trạng Quỳnh dân gian, hình tượng trung tâm của một chùm 40 truyện Trạng được truyền tụng khắp nước ta từ Nam ra Bắc, và được coi là đỉnh cao của di sản truyện cười, truyện trạng Việt Nam.

Thanh Hoá cũng là nơi sinh ra nhiều truyền thuyết, giai thoại về các nhân vật lịch sử, tạo thành những vùng thể loại văn hoá như: vùng truyền thuyết - nghi lễ Lam Sơn, vùng truyền thuyết Bà Triệu, vùng trò diễn Đông Sơn, các tích chuyện về Thần Độc Cước, Từ Thức...

Hò sông Mã là đỉnh cao của sinh hoạt văn hoá dân gian ở xứ Thanh. Sông Mã là nơi giao thương trao đổi hàng hoá giữa miền xuôi với mạn ngược. Hò sông Mã với hơn mười làn điệu, có quy cách, thủ tục hẳn hoi gắn liền với quá trình lao động của anh trai đò.

Hò sông Mã với hơn một chục làn điệu, có quy cách, thủ tục hẳn hoi gắn liền với quá trình lao động của anh trai đò. Bắt đầu là hò rời bến (còn gọi là hò mời khách). Khi trời trở gió, thuyền bị ngược nước, trai đò dùng sào song vừa chống vừa hò đò ngược, còn gọi là hò chống sào hay sắng nước ngược. Khi thuận buồm xuôi gió, trai đò hò đò xuôi gồm nhiều làn điệu: hò bắc cái, hò nhịp đôi, hò đường trường, hò niệm Phật, hò làn ai, hò làn văn, hò ru ngủ. Khi chẳng may thuyền mắc vào bãi cát ngầm, trai đò vừa hò mắc cạn vừa lội xuống vác thuyền ra khỏi lạch. Hò mắc cạn có hai lan điệu: lúc mực nước quá cạn thuyền chìm sâu trong cát, phải vác thuyền thì họ hò vác; nếu có thể buộc dây vào kéo cho thuyền ra khỏi lạch thì họ hò kéo. Những điệu hò này chỉ có ở sông Mã mà thôi.

Về tín ngưỡng dân gian, Thanh Hoá vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ tục phong phú, đa dạng và đặc sắc. Điều dễ nhận thấy là tín ngưỡng phồn thực khá phổ biến ở khắp mọi vùng miền, tiêu biểu như: Trò Chụt, trò Lý Liên, tục chơi Hang Lãm... thể hiện khát vọng của nhân dân mong cho mùa màng, cây trái tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở, dân khang vật thịnh.

Các tôn giáo Phật, Lão, Mẫu cũng du nhập vào Thanh Hoá từ rất sớm, trước thế kỷ X, nên ở đây có nhiều chùa chiền, bia, tượng khá cổ như: chùa Sùng Nghiêm (Hậu Lộ), chùa Linh Xứng (Hà Trung), đền Đồng Cổ (Thiệu Yên), đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn)...

Trong văn hoá dân gian của người Việt, có di tích là có lễ hội, và lễ hội cũng do bởi tính chất của từng loại hình di tích tạo nên để người dân có cơ hội được hướng tâm linh về với cội nguồn, để được cộng cảm, cộng mệnh, thoã mãn nhu cầu giải trí và hưởng thụ văn hoá.

Ở xứ Thanh lễ hội rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn phong tục tập quán, ký ức lịch sử từ thời dựng nước cho đến nay. Lễ hội đền Bà Triệu diễn ra vào ngày 22 - 23 tháng hai âm lịch hàng năm. Lễ hội đền vua Lê, diễn ra hai ngày mồng 7 và mồng 8 tháng ba âm lịch, với các trò chơi dấu vật, múa võ là một trong những lễ hội lớn của xứ Thanh. Lễ hội đền Độc Cước...

Mảnh đất này từng là đất đóng đô của các triều đại quân chủ Việt Nam: Tây Đô của nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê và thời Lê Trung Hưnh là kinh đô Vạn Lai. Nhờ đó mà xứ Thanh có sự ảnh hưởng và tiếp cận văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng chính thống của các triều đại đương thời, ngược lại, địa phương và yếu tố trội của văn hoá xứ Thanh cũng lan toả và hoà quyện vào văn hoá Việt.

*/. Quan hệ giao lưu ảnh hưởng văn hoá:

Tính chất trung hoà của khí hậu, có thể cũng là một tác nhân quan trọng tạo nên tính cách của người xứ Thanh trong ứng xử, vừa có cái thật thà, chân tình, thẳng thắn, nồng hậu của miền Trung, vừa có nét hào hoa, đôn hậu của xứ Bắc.

Với vị trí mở, nơi giao lưu của các luồng văn hoá Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa... Thanh Hoá từ xa xưa đã là nơi gặp gỡ và thông thương với nhiều nền văn hoá bên ngoài.

Từ nhiều thế kỷ trước, đặc biệt là thế kỷ XV trở đi, những lưu dân của xứ Thanh đã theo các vua chúa Lê, Trịnh, Nguyễn... ra Bắc vào Nam, tiên phong trong việc giữ vừng cương vực đất nước, mở mang bờ cõi avf mang theo những sắc thái văn hoá xứ Thanh đến vùng đất mới.

Với vị trí xã trung tâm chính trị của cả nước, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội có phần thấp hơn, ảnh hưởng giao lưu văn hoá với khu vực và Trung Hoa có

phần bị hạn chế hơn, nên xứ Thanh vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố văn hoá Việt cổ hơn chốn kinh kỳ vùng Bắc Bộ.

Tiểu vùng xứ Thanh với vị trí tiếp giáp với vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ngay từ thời kỳ Đông Sơn và đầu công nguyên đã có sự giao lưu văn hoá chủ yếu men theo dòng sông Mã với phía thượng nguồn. Và lùi vào miền Trung xứ Nghệ, dấu ấn của việc giao thương bằng đường thuỷ nối vùng miền núi trường sơn với miền biển càng rõ nét hơn.

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w