Đặc trưng văn hoá xứ Thanh:

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 25 - 26)

1.1. Đặc điểm vị trí, môi trường sinh thái quy định đặc trưng văn hoá của vùng. vùng.

Xứ Thanh với khí hậu nhiệt đới nhưng lại có cái rét ngọt, rét đậm của mùa đông Bắc Bộ, có những ngày mưa xuân ẩm ướt, mưa phùn kéo dài, có mùa thu lá rụng và có cả hơi nóng oi ả của gió Lào miền Trung.

Thanh Hoá có nhiều danh thắng đẹp như bãi biển Sầm Sơn, sông Mã, động Bích Đào (còn gọi là động Từ Thức), vườn quốc gia Bến En, suối cá Cẩm Lương, hang Kho Mường...

trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ; có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217..., cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc - Nam, phục vụ cho phát triển kinh tế, du lịch và giao lưu văn hoá với các vùng trong nước và quốc tế...

1.2. Nguồn gốc lịch sử:

Xứ Thanh là địa phương gắn rất chặt với lịch sử dân tộc, như: văn hoá Đông Sơn, các triều đại vua chúa xuất hiện ở Thanh Hoá (vua Lê, chúa Nguyễn, vua Nguyễn...).

Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng được khởi dựng ở vùng châu thổ, trung du nhiều sông ngòi, có nghề trồng lúa nước sớm phát triển, một ngành luyện kim đạt tới đỉnh cao. Vì vậy, khi nói đến văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng với kỹ thuật đúc đồng đạt tới đỉnh cao. Nền văn hoá Đông Sơn là niềm tự hào của xứ Thanh, và là dấu ấn cội nguồn của dân tộc Việt trên mảnh đất này.

Xứ Thanh cũng là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc, là đất anh hùng và đế vương với nhiều danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Hồ Quý Ly, các chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua Nguyễn... Vì vậy trong dân gian đã từng truyền tụng rằng: “Thanh cậy đế, Nghệ cậy thần” để chỉ đây là mảnh đất của nhiều đế vương.

Một phần của tài liệu Chương 3: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG docx (Trang 25 - 26)