2. Những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
2.1. Những giá trị văn hoá vật thể:
*/. Phương thức sản xuất:
Ở Xứ Thanh, người dân với lối sống quần tụ dọc theo nguồn nước tạo nên nhiều làng xóm liên hoàn rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi cùng chi lưu chảy theo trục từ phía tây Trường Sơn đổ ra biển Đông tạo nên mạng lưới tưới tiêu, đưa phù sa bồi đắp các tiểu vùng đồng bằng nhỏ.
Ngày nay, những làng nghề như làng Chè (Thiệu Trung, Thiệu Hoá), nghề đúc đồng truyền thống vẫn được phát huy và là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân và thợ đúc Trà Đông. Kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm và trang trí các hoạ tiết hoa văn trên những tấm phá, cạp váy, khăn áo của phụ nữ dân tộc được đồng bào Mường rất yêu thích. Người phụ nữ Mường rất giỏi thêu dệt, chọn vải, nhuộm màu, sáng tác màu in
hoa văn mà còn truyền nghề cho lớp trẻ về kỹ thuật và hoa văn đặc sắc theo hoạ tiết in trên trống đồng Đông Sơn.
*/. Văn hóa ẩm thực:
Văn hoá ẩm thực là chuyện ăn uống nhìn từ góc độ văn hoá. Bữa ăn của người Việt miền Trung đã bắt đầu có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Yếu tố biển đã đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân nơi đây.
Các món ăn đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh như: nem chua Hạc Thành, chè lam Phủ Quảng, bánh gia Tứ Trụ, cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia. Bên cạnh đó còn có cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa Cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.
*/. Di tích lịch sử văn hoá:
Thanh Hoá có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hoá có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng... đã khẳng định xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
- Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, núi Quan Yên, núi Nuông đã khẳng định Thanh Hoá là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt Hang Con Moong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới.
Thanh Hoá có nhiều di chỉ đá cũ, đá mới, đồng thau như: Núi Đọ, Đa Bút, Đông Sơn...; nhiều làng mạc cổ: Kẻ Rỵ, Kẻ Chè, Cổ Bôn, Cổ Đô, Bột Đà Trang, Bô Lỗ Trang...
Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hoá của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hoá đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các vua Hùng.
- Trong lịch sử, tiểu vùng văn hoá xứ Thanh đã từng có dấu ấn của các kinh đô một thời của nước Việt. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị và là chứng
Thanh Hoá bao gồm: đền Bà Triệu, đền vua Lê Đại Hành, thành Tây Đô (thành nhà Hồ), khu di tích Lam Kinh...
+ Đền thờ Bà Triệu: Sau khi người anh hùng chống giặc Ngô là Triệu Quốc Đạt mất, cô em Triệu Thị Trinh, dân gian quen gọi là Bà Triệu, được tướng sĩ tôn lên làm chủ soái thay anh. Bà mặc áo giáp vàng, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trận, nói lời khí phách: “Ta chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá
kình biển đông, đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp...”. Bà lập căn cứ tại làng Đồ Biển (Hậu Lộc ngày nay)
và đã nhiều lần đánh bại quân Ngô.
Tháng 2 năm 248, tướng Ngô là Lục Dận đem đại quân đến đánh, bà anh dũng hi sinh tại Bồ Điền. Đền Bà được dựng tại đấy, dưỡi chân ngọn núi Bân. Cách đền 1km trên đỉnh núi Tùng là mộ Bà; dưới chân núi có mộ 3 anh em họ Lý cũng người làng Bồ Điền, là tuỳ tướng của Bà. Hàng năm, đến 22 và 23 tháng hai âm lịch, hàng vạn dân khắp vùng, khắp tỉnh hành hương về đây tưởng nhớ vị anh hùng trong một lễ hội lớn có rước kiệu, múa rồng, biểu diễn võ thuật...
+ Đền thờ Lê Đại Hành dựng tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, trên mảnh đất rộng 40.000 m2. Hiện nay trong đền vua Lê còn giữ nhiều hiện vật quý hiếm: hai trống đồng Đông Sơn cỡ lớn, một đỉnh đồng, một bình hương đồng đen, một chục chiếc choé, một chiếc đĩa đá màu hồng gọi là đĩa Ngọc Tuyết, đường kính 50cm, ở giữa lòng đĩa có hai dòng chữ Nho màu đỏ: “Sông Nam một mảnh tuyết; Vượng khí
vạn năm còn”. Lễ hội đền vua Lê, diễn ra hai ngày 7, 8 tháng ba âm lịch, với các trò
đấu vật, múa võ... là một lễ hội lớn của xứ Thanh.
+ Thành Tây Đô (còn gọi là thành nhà Hồ, thành Tây Kinh, thành Tây Giai): Cách thành phố Thanh Hoá 45km, trên địa phận của ba làng Tây Giai, Xuân Giai và Đông Môn (huyện Vĩnh Lộc), một bức thành đá đồ sộ đứng sừng sững từ hơn 600 năm nay, với người chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, đứng đầu một triều đại ngắn ngủi đầu thế kỷ 15 (1400-1407).
Trong giai đoạn này, nhà Trần suy thoái nghiêm trọng. kinh đô Thăng Long hai lần bị quân Chămpa cướp phá. Triều Minh ở phía bắc nước Đại Việt cũng có âm mưu thôn tính nước ta. Hồ Quý Ly lúc ấy là quan đầu triều giỏi chữ nghĩa, giàu tham vọng, muốn lật đổ nhà Trần lên làm vua để thực hiện những cải cách cần thiết hòng cứu vãn tình thế. Năm 1397, Hồ Quý Ly từ Thăng Long cử Đỗ Tỉnh vào Thanh Hoá, quê hương của họ Hồ, tìm một căn cứ địa vững chắc để xây dựng thành trì và chuẩn bị dời đô. Vùng đất huyện Vĩnh Lộc có địa thế khá hiểm yếu nên đã được chọn làm nơi dựng đô mới sẽ gọi là Tây Đô.
Thành Tây Đô được xây cấp tốc chỉ sau ba tháng (1-3/1397) đã hoàn thành về mặt phòng thủ. Thành hình chữ nhật, hai mặt nam - bắc dài 900m, hai mặt đông - tây
ngoài trường thành được ốp đá, toàn những phiến đá rất lớn, dài tới 4,5m rộng trên 1m, nặng tới 15-20 tấn. Mặt trong tường thành đắp đất thoai thoải để quân lính lên xuống dễ dàng. Khối lượng đất sử dụng ước tính trên dưới 1 triệu m3. Mặt thành rộng có đường để voi ngựa đi lại và bố trí các u pháo. Thành có bốn cổng: tiền, hậu, tả, hữu. Ba cổng hậu, tả, hữu cao 5,4m, rộng 5,8m, dày 13,7m. Riêng cổng tiền hướng chính nam đồ sộ nhất và vẫn còn hầu như nguyên vẹn: dài tới 30m, dày 14m gồm 2 cửa: hai cửa hai bên cao 7,8m, rộng 5m, cửa giữa cao 8m, rộng 5,8m.
Trong nội thành Tây Đô có điện Hoàng Nguyên, Thái miếu, các cung Diên Thọ, Phú Cực, hồ Dực Tương... nguy nga tráng lệ không thua kém Thăng Long. Tại Tây Đô đã được tổ chức hai kỳ thi thái học sinh (tiến sĩ), năm 1400 và 1405.
+ Khu di tích Lam Kinh (tên ghép tờ Lam Sơn và Kinh Đô) cách Thanh Hoá 50km, thuộc xã Xuân Lam, Thọ Xuân, quê hương anh hùng dân tộc Lê Lợi, căn cứ địa đầu tiên của khởi nghĩa Lam Sơn, đã có từ đầu thế kỷ 15, sau khi triều hậu Lê được thành lập. Từ đó về sau đã được giành đã được nhiều lần bổ sung, tu sửa. Ngoài những cung điện như Quảng Đức, Sùng Hiếu... Lam Kinh còn có nhiều lăng miếu như Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Hựu Lăng của Lê Thái Tôn, Chiêu Lăng của Lê Thánh Tôn...
Trải qua bao biến thiên lịch sử, các công trình kiến trúc xưa đã bị huỷ hoại, chỉ còn một số dấu tích: bốn con rồng đá, những kiệt tác điêu khắc thế kỷ 15 và quý nhất là bia Vĩnh Lăng làm bằng một phiến đá cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m, đặt trên lưng một con rùa đá lớn. Bia được dựng năm 1433, trên mặt bia ghi tiểu sử và công trạng Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do Nguyễn Trãi soạn. Đây là tấm bia thuộc loại đẹp nhất, lớn nhất, có giá trị lịch sử và văn học trong kho tàng bi ký Việt Nam.
+ Đền Độc Cước: ở thị xã Sầm Sơn, gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỷ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Đền được lập từ đời Trần, dựng lại vào thời Lê và đã được trùng tu nhiều lần. Muốn lên đền phải đi qua 40 bậc đá. Phía sau đền có Môn lâu bằng gỗ dựng năm 1863. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ, chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vùng về phía sau lấy đà chém loài quỷ biển.