Một số lời dẫn gợi ý khi tiến hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Ngọc Thủy (Trang 68 - 73)

- Cô có được giới thiệu một loại bột đa năng, có thể pha được nhiều thức uống hấp dẫn cho thời tiết nóng bức này.

- Các em có tin là có loại bột uống tuyệt vời vậy không? Mình cùng pha xem nhé.

Giáo viên đưa cho học sinh quan sát cốc đựng bột magiê có lẫn một ít tinh thể KMnO4. Sau đó, giáo viên rót nước suối vào cốc.

- Ồ…

Giáo viên tỏ vẻ ngạc nhiên.

- Sao có nước dâu ở đây nhỉ? Để cô dùng đũa khuấy lên nhé!

Giáo viên cầm ống thủy tinh nhúng trong dung dịch axit H2SO4 đặc (lọ

axit được giấu trong bình hay thau nhựa) và cho vào cốc khuấy đều.

- Các em quan sát “nước dâu” sủi bọt này? Sao thế nhỉ?

- Có bạn nào biết “nước dâu” có gaz nhờ đâu không? Nói cho các bạn biết với.

Giáo viên để học sinh giải thích. Một lúc sau, nhìn vào cốc thủy tinh đã thấy chuyển sang màu cà phê sữa.

- Vậy là chúng ta có một cốc cà phê sữa. Hấp dẫn nhỉ! Chỉ với một chút bột đa năng, chúng ta có thể vừa pha nước dâu, nước dâu có gaz và cả cà phê sữa nữa. Có bạn nào dám thưởng thức không? Hy vọng là không ai trong chúng ta thưởng thức thứ bột đa năng này nhé! Vì không biết khi vào bụng chúng ta, bột đa năng sẽ biến thành món gì nhỉ?

e) Gii thích

Trong cốc có sự thay đổi màu là do: nước hòa tan tinh thể KMnO4 nên có màu hồng tím đậm. Khi cho axit H2SO4 đặc vào cốc, hỗn hợp xảy ra phản

ứng:

Hình 2.4a Rót nước vào cốc bột đa năng Hình 2.4b Dùng đũa khuấy cốc “nước dâu”

Hình 2.4c “Nước dâu” sủi rất nhiều bọt khí Hình 2.4d Cốc đã chuyển sang “cà phê sữa”

KMnO4 không bền trong môi trường axit đặc, tự nó phân hủy:

4 KMnO4 + 2 H2SO4 → 4 MnO2↓ + K2SO4 +5 O2 ↑ + 2 H2O (nâu đen)

f) Nhng điu cn chú ý và kinh nghim để thí nghim thành công

- Lấy một ít tinh thể KMnO4để nước có màu dâu.

- Axit H2SO4 đặc tạo môi trường, giúp phản ứng xảy ra nhanh, sủi bọt nhiều. Cần cẩn thận khi sử dụng axit H2SO4đậm đặc.

Ví dụ 5: NHỮNG CHIẾC CỐC THẦN (Biểu diễn thí nghiệm trong bài “Mở đầu” – lớp 10, lớp 11 và lớp 12 )

a) Mc đích

- Tạo ra những hiện tượng thay đổi đẹp mắt.

- Tạo sự bất ngờ và gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh. - Gây tò mò, hứng thú tìm hiểu để giải thích hiện tượng.

b) Mô t hin tượng

Khi rót nước vào chiếc cốc lớn, nước không màu bị chuyển sang hồng tím. Cầm chiếc cốc lớn rót sang chiếc cốc nhỏ, nước màu hồng tím chuyển sang màu vàng nhạt rồi thành vàng đậm.

c) Cách tiến hành

- Rót nước từ chai vào cốc thứ nhất đựng tinh thể KMnO4. Lắc đều. - Cầm cốc thứ nhất rót vào cốc thứ hai đựng tinh thể Na2SO3. Lắc đều.

d) Mt s li dn gi ý khi tiến hành thí nghim

- Hôm nay, cô quên đem theo bình nước rồi. Có bạn nào cho cô xin ít nước được không?

Sau khi học sinh đem lên, giáo viên cầm chai nước và nói:

- Cô rót một ít vào cốc nhé!

Giáo viên cầm chai nước rót vào cốc thứ nhất.

- Ồ, cốc đã làm nước đổi màu rồi này, lạ chưa?

- Sao kì lạ nhỉ, nước có màu hồng tím? Để cô rót sang cốc này xem thế

nào.

Giáo viên rót nước từ cốc thứ nhất sang cốc thứ hai.

- Chà, nước bị mất màu… à… không nước chuyển sang màu vàng nè? - Sao hai cốc này kì lạ nhỉ? Có bạn nào biết nguyên nhân không?

Hình 2.5a Chuẩn bị hai cốc thủy tinh và một chai nước suối

Hình 2.5b Rót nước vào cốc lớn, nước chuyển sang màu hồng tím

e) Gii thích

Trong các cốc có sự thay đổi màu là do:

+ Cốc 1: nước hòa tan tinh thể KMnO4 nên có màu hồng tím

+ Cốc 2: KMnO4 tác dụng với Na2SO3 nhưng với nồng độ quá thấp, chỉ làm mất hết lượng KMnO4 mà chưa xuất hiện kết tủa MnO2 theo phản ứng:

KMnO4 + Na2SO3 + H2O → MnO2↓ + K2SO4 + Na2SO4 + KOH (nâu đen)

f) Nhng điu cn chú ý và kinh nghim để thí nghim thành công

- Lấy sẵn một ít tinh thể Na2SO3 và rải đều vào dưới đáy cốc để học sinh không nhìn thấy.

- Lấy thật ít tinh thể KMnO4 (khoảng bằng đầu tăm) để cho màu sắc

đẹp, hiện tượng thay đổi rõ. Nếu lấy nhiều tinh thể KMnO4, dung dịch trong cốc thứ nhất có màu tím đậm. Học sinh sẽ không nhận thấy sự thay đổi màu trong cốc thứ hai vì có sự xuất hiện kết tủa nâu đen của MnO2.

Hình 2.5c Rót nước từ chiếc cốc lớn sang cốc nhỏ, nước thành màu vàng

Hình 2.5d So sánh màu của nước trong chai, cốc lớn và cốc nhỏ

2.1.5.2. Thí nghim hóa hc kích thích tư duy do hc sinh thc hin

Ví dụ 1: KHINH KHÍ CẦU TÍ HON

a) Mc đích

- Giúp học sinh tự tìm hiểu, khám phá về hóa học và thiết kế thí nghiệm dựa trên kiến thức mà các em vốn có.

- Học sinh sẽ tự tìm hiểu về bảng tuần hoàn và tính chất các nguyên tố để thiết kế thí nghiệm của mình.

- Dùng thí nghiệm này để dạy trong bài Luyện tập: “Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học” - lớp 10.

b) Các bước thc hin

- Bước 1: Chia nhóm học sinh, hoặc giao nhiệm vụ cho các em về nhà làm.

- Bước 2: Đưa đề tài: “Em hãy thiết kế một khinh khí cầu cho người tí hon”, với tiêu chí: đơn giản, dễ làm, không nguy hiểm.

- Bước 3: Gia hạn thời gian suy nghĩ, lên kế hoạch và học sinh trình bày trước lớp về ý tưởng của cá nhân, nhóm trong buổi học sau.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giáo dục học Phạm Ngọc Thủy (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)