Phân tích công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân Tích Kinh Doanh pdf (Trang 149 - 150)

III. Hàng tồn kho 2000 3922 +1922 +96 16.0 23.3 B, TSCĐ

a) Phân tích công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn

Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán, nếu phần vốn DN đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có thêm một phần vốn đưa vào sản xuất kinh doanh và ngược lại DN sẽ giảm vốn.

Khi phân tích cần phải xác định được các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý, đó là những khoản nợ đang trong thời hạn trả nợ và chưa hết hạn thanh toán. DN cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợ quá hạn thanh toán, nợ khó đòi...Ðồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả, đảm bảo tôn trọng kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán. Khi tình hình tài chính của DN tốt, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ðiều đó tạo cho DN chủ động về vốn, thực hiện tốt quá trình kinh doanh. Ngược lại, khi tình hình tài chính của DN gặp khó khăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau và khi mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.

Ðể đánh giá tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả, biến động qua các năm như thế nào. Nguồn số liệu chủ yếu được sử dụng là dựa vào các khoản phải thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình thanh toán thì chưa đủ, cần phải xác định tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà DN đã, đang áp dụng để thu hồi công nợ thì khi phân tích sẽ chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Phân Tích Kinh Doanh pdf (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)