Mục đích của phương án 3 là đa dạng hoá mặt hàng để qua đó vừa tận dụng năng lực sản xuất còn nhàn rỗi để làm tăng lợi nhuận chung.
Ta có:
Giá bán một sản phẩm 37.000 đ
Biến phí sản xuất một sản phẩm 28.000 đ
Số dưđảm phí đơn vị 9.000 đ
Vậy tổng số dưđảm phí tăng thêm (hay lợi nhuận của phương án) là: 14.000 SP x 9 ng.đ = 126.000 ng.đ
Như vậy nếu thực hiện PA 3, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 126 trđ. Tuy nhiên trước khi đi đến kết luận cần xem xét thêm một số yếu tố chất lượng sau:
- Sựđa dạng hoá sản phẩm có lợi điểm gì?
- Có cần phải quảng cáo hay không? Nếu có thì phải cần chi phí bao nhiêu? - Tay nghề của công nhân như thế nào? Có chuyển qua sản xuất sản phẩm D ngay được không? Theo dự kiến mức tiêu thụ sẽ tăng dần với tốc độ khoảng 20%/năm. Kế hoạch của doanh nghiệp như thế nào? Có sẵn nguồn tài chính để tài trợ cho sự phát triển này chưa?
So sánh và chọn lựa phương án
Doanh nghiệp Huế cần lựa chọn một phương án trong ba phương án có tính chất loại trừ lần nhau này. Nếu đứng trên quan điểm lợi nhuận qua so sánh và xếp loại, chúng ta có thể xếp theo thứ tự như sau:
1- Phương án 3: 126.000 nghìn đồng 2- Phương án 1: 115.160 nghìn đồng 3- Phương án 2: 110.000 nghìn đồng
Như vậy, phương án 3 là phương án mang lại lợi nhuận cao nhất so với 2 phương án còn lại. Ðồng thời nếu chọn phương án 3 doanh nghiệp vừa tăng được lợi nhuận, vừa đa dạng hoá sản phẩm, vừa tận dụng năng lực dôi thừa và vừa tránh
được việc phải phụ thuộc vào một khách hàng lớn khác (vì nếu chọn phương án 1, doanh nghiệp Huế sẽ bị phụ thuộc vào doanh nghiệp Ðà Nẵng. Ngoài ra, với phương án 3, doanh nghiệp vẫn còn có cơ hội để phát triển vì đối với sản phẩm D là sản phẩm vẫn còn nhu cầu tiêu thụ rất lớn trên thị trường.
Vậy, phương án 3 là PA vừa thoả mãn cả mặt lượng vừa thỏa mãn mặt chất; nên đây là phương án tối ưu mà doanh nghiệp nên quyết định lựa chọn để thực hiện.
b) Phân tích trường hợp các PA KD không có tính chất loại trừ lẫn nhau
Các phương án kinh doanh không có tính chất loại trừ lẫn nhau là những phương án mà việc chọn lựa một phương án nào đó để hành động cũng không gây
ảnh hưởng gì đến các phương án khác. Bởi vì giữa chúng có tính chất độc lập với nhau, nên lựa chọn phương án này thì không ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn phương án khác; nên quá trình phân tích các phương án loại này chủ yếu dựa trên các khoản thu- chi sai biệt (gia tăng), nghĩa là giữa các phương án đều có các khoảng thu - chi giống nhau, nhưng sai lệch nhau về giá trị và dựa trên các khoảng thu - chi khác biệt tức là loại thu - chi có ở phương án này nhưng không có ở
phương án khác.
Phương pháp phân tích được áp dụng là phương pháp so sánh các thông tin thích hợp của các phương án với nhau.
► Phân tích trong trường hợp có các sản phẩm thường xuyên bị lỗ
Trong thực tế, một số doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm, trong đó có những sản phẩm bị lỗ thường xuyên. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục sản xuất những sản phẩm này nữa hay không? Trong nhiều trường hợp, nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục sản xuất thì sẽ mang lại loại nhuận chung cao hơn, vì bản thân nó đã gánh chịu một phần chi phí quan trọng đó là tỷ lệ phân bổ định phí chung. Ðể làm rõ vấn đề này ta nghiên cứu ví dụ sau.
Ví dụ: Doanh nghiệp X sản xuất và kinh doanh 3 loại sản phẩm A, B và C. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 loại sản phẩm này trong năm vừa qua như
sau:
Bảng 37: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
(Ðơn vị: 1000 đ) Chỉ tiêu SP A SP B SP C Cộng 1. Lượng tiêu thụ (SP) 2. Doanh thu 3. Biến phí 4. Số dưđảm phí 5. Ðịnh phí 2.000 200.000 80.000 120.000 75.000 4.000 320.000 120.000 200.000 80.000 6.000 420.000 300.000 120.000 125.000 12.000 940.000 500.000 440.000 250.000
- Ðịnh phí bộ phận - Ðịnh phí chung phân bổ (*)