Nguyên tắc sử dụng, bảo quản tranh ảnh, mô hình, mẫu vật

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận của việc phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH Hóa học (Trang 36 - 37)

- Tranh ảnh nên đóng khung hoặc nẹp có dây treo. Cần cẩn thận, có thể phân loại và cho vào ngăn tủ thứ tự hoặc treo nơi khô ráo, tránh các nguồn nhiệt, hơi nước hoặc hơi hoá chất, đặc biệt chú ý tránh gián và các loại côn trùng.

- Các mô hình, mẫu vật được bảo quản trong tủ kính có khoá, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.

3.2.1.2. Nguyên tắc sử dụng, bảo quản dụng cụ thí nghiệm:

Các dụng cụ thủy tinh:

Các dụng cụ thủy tinh không bị rỉ sét, có độ cứng cao, có hệ số giãn nở thấp, đảm bảo cho sự chính xác khi định lượng các chất trong nó. Tuy nhiên, dụng cụ thuỷ tinh rất dòn, rất dễ nứt vỡ khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ bị bể khi va chạm. Trong chừng mực nào đó, các dụng cụ thuỷ tinh cũng chịu tác dụng ăn mòn của một số hoá chất như các kiềm mạnh, axit photphorit, axit Flohydric và muối của nó…

Đồ thủy tinh dòn nên khi cần thiết phải kẹp vào giá đỡ thì chú ý phải có tấm lót làm từ các nguyên liệu xốp, đàn hồi, thường là bằng cao su. Chỉ dùng các dụng cụ thuỷ tinh có thành mỏng để đun, không được dùng loại dày.

Không được đun dụng cụ thủy tinh có khả năng chịu nhiệt kém trên ngọn lửa trần, (trong trường hợp bất đắc dĩ thì chỉ được dùng các bình đáy tròn để đun trên ngọn lửa trần, tuyệt đối không được dùng loại bình thủy tinh đáy bằng). Giữa ngọn lửa và dụng cụ thủy tinh cần được ngăn cách nhau bằng lưới amiăng. Các vết sướt, sùi trên bề mặt thủy tinh là tiền đề cho sự nứt vỡ nhanh chóng của dụng cụ khi tiếp xúc với nhiệt, với các động cơ nhiệt. Do đó cần kiểm tra đồ dùng thủy tinh trước khi đưa vào sử dụng để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi cần di chuyển các chai lọ thủy tinh đang đựng các hoá chất lỏng nóng thì phải sử dụng hai tay: một tay cầm giữ phần trên và tay kia đỡ phần dưới đáy. Chú ý đồ lót giữ tay và dụng cụ là khăn vải. Dụng cụ thủy tinh đang nóng không được đặt trực tiếp lên giá, bàn lạnh đột ngột. Trong trường hợp này cần có đệm bên dưới làm bằng nguyên liệu dẫn nhiệt kém như khăn bong, giấy, gỗ…

Dụng cụ bằng sứ:

Dụng cụ bằng sứ có độ bền nhiệt và độ bền cơ giới cao hơn so với dụng cụ bằng thuỷ tinh. Sứ mỏng có thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, do đó có thể dùng làm vật đựng khi nung. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền của sứ cần lưu ý: trong quá trình đun do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn tại ranh giới chất lỏng - sứ mà dụng cụ có thể bị nứt hay bể. Do đó khi đun hay sấy, thì giữa sứ và ngọn lửa trần cũng có vật ngăn bằng amiăng, cát hay nước. Khi kẹp dụng cụ sứ đưa từ chỗ nóng ra nơi lạnh chú ý không dùng kẹp lạnh, không đặt sứ xuống bàn lạnh.

Dụng cụ bằng nhựa:

Các dụng cụ bằng nhựa có độ bền hoá học cao, khả năng chịu nhiệt kém. Hầu hết các đồ dụng cụ bằng nhựa được sử dụng trong các công việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận của việc phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH Hóa học (Trang 36 - 37)