Sắp xếp và bảo quản hoá chất:
Muốn bảo quản tốt hoá chất, tránh trường hợp cháy nổ không an toàn, phòng thí nghiệm phải có các ngăn, tủ đựng hoá chất.
Người ta thường đặt các axit ở thể lỏng ở các ngăn cuối cùng của tủ, để khi lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm.
Không nên để nhiều và tập trung ở trong một phòng thí nghiệm, các hoá chất dễ bốc lửa như xăng, benzene, ete, cồn đốt, axeton…chỉ nên để mỗi loại chất dễ cháy này từ 0,5 lít đến 1 lít và khi làm thí nghiệm phải để các hoá chất này xa lửa. Những hoá chất đang làm dở cần để vào một ngăn hay kệ riêng để tiện cho các thí nghiệm.
Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hoá chất ở phía ngoài các lọ đựng hoá chất. Các lọ hoá chất để ở bàn học sinh làm thực hành nên có hai nhãn đối diện nhau ở hai phía của bình lọ.
Sử dụng hoá chất khi làm thí nghiệm:
a/ Đối với những hoá chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí CO2, hơi nước nên đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám hoặc nút nhựa có bảo hiểm bên trong, bên ngoài có tránh một lớp farafin.
Ví dụ: Bột Mg, Fe, rất dễ bị oxi hoá bởi oxi không khí; than hoạt tính, CaO, CaC2 rất dễ bị hỏng trong không khí ẩm, MgCl2, CaCl2, NaNO3 dễ hút nước và chảy rửa trong không khí. Cần đựng các hoá chất này trong lọ có nút rất kín. Kiềm rắn hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với CO2 nên phải đựng trong lọ có nút bảo hiểm bên trong, không đựng bằng nút nhám vì kiềm làm cho nút nhám gắn chặt vào cổ lọ rất khó mở.
b/ Những hoá chất dễ bị ánh sáng tác dụng như KMnO4, AgNO3, KI, H2O2…cần đựng trong các lọ có màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy bóng màu đen phía ngoài.
c/ Những hoá chất độc như muối Hg, muối xianua để trong tủ có khoá riêng và được giữ gìn cẩn thận.
d/ Các chất oxi hoá mạnh như KClO3, KNO3, K2Cr2O7 phải đựng trong lọ sạch, không được để lẫn với chất dễ cháy.
e/ Những hoá chất dễ ăn da và làm bỏng như Na, K, phải đựng trong dầu hoả, làm thí nghiệm nếu còn thừa không được vứt đi mà phải thu gom lại.
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1 . Về mặt lý luận:
TBDH hóa học là một trong các thành tố của QTDH hóa học, nó không thể thiếu được đối với GV và HS, góp phần quan trọng trong việc chuyển tải kiến thức từ người dạy đến người học, đồng thời giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt là ở bậc THPT.
Khóa luận đã phân tích khái niệm về TBDH, vị trí, vai trò, yêu cầu của TBDH hóa học, nguyên tắc phân loại, trên cơ sở phân loại, chúng tôi đưa ra cách sử dụng vào bảo quản TBDH hóa học ở trường THPT.
1.2. Về mặt thực tiễn:
Khóa luận đã khái quát lên một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu ở một số trường THPT, từ đó khảo sát thực tế một số giáo viên và học sinh ở hai trường THPT Lấp Vò 1 và trường THPT Thanh Bình 1, đánh giá với những số liệu thu thập và xử lý, từ kết quả khảo sát thực trạng chúng tôi nhận thấy:
GV và HS đều đánh giá vai trò rất cần thiết của TBDH đối với quá trình dạy và học, nhưng do TBDH vẫn còn thiếu nhiều nên không phát huy hết vai trò của TBDH hoá học, không đáp ứng đủ nhu cầu của việc giảng dạy.
Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ bảo quản TBDH nhưng do chưa biết phân loại , sắp xếp nên dù trang bị đầy đủ nhưng TBDH vẫn còn hư hỏng nhiều.
GV và HS đều có ý thức bảo quản TBDH nhưng do không nắm được quy tắc bảo quản cũng như cách phân loại, sử dụng.
GV của trường ít sử dụng TBDH trong quá trình dạy bài mới, HS không có nhiều cơi hội quan sát và sử dụng TBDH.
Tuy nhiên do sự hạn chế về thời gian, sự hiểu biết có hạn và bước đầu khảo sát còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị:
Thông qua nội dung khóa luận và bước đầu khảo sát thực tế chúng tôi có những kiến nghị như sau:
• Tổ chức phong trào thi đua làm và sử dụng TBDH trong CB, GV và HS để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và coi đây là một tiêu chí thi đua khen thưởng của nhà trường hàng năm.
• Nhà trường mở các lớp học vi tính cho CB, GV để kịp thời tiếp cận với các TBDH hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
• Kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với những đối tượng trực tiếp thực hiện công tác sử dụng, bảo quản TBDH để kịp thời phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
• Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của TBDH đối với CB, GV, HS và có những quy định cụ thể về việc làm, sử dụng và bảo quản TBDH trong nhà trường.
• Phân công giáo viên làm CBPT TBDH phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và phải qua đào tạo nghiệp vụ nhằm phát huy hiệu quả làm việc của cá nhân và tập thể trong nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Võ Chấp (1999), Hệ thống thiết bị dạy học và việc sử dụng ở trường THPT, (tập bài giảng cho học viên cao học). ĐHSP Huế.
3. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học, NXB Giáo dục.
5. Trần Quốc Đắc (chủ biên) (2002). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Trần Quốc Đắc – Arend Van Leeuwen – Jan Van Der Linde (1999), Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm hóa học thực hành trung học phổ thông , NXB Hà Nội – Amsterdam.
7. Phạm Công Hầu (2007), luận văn Ths, Giáo Dục Học, Huế
8. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Vũ Trọng Rỹ (2004), Quản lý cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông (Tập bài giảng cho học viên Cao học ). Hà Nội.
10. Hóa học 10 (Sách nâng cao), (2006), NXB Giáo Dục. 11. Hóa học 11 (Sách nâng cao), (2006), NXB Giáo Dục. 12. Hóa học 12 (Sách nâng cao), (2006), NXB Giáo Dục.
13. Tài liệu công tác thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông (2008), trường Đại Học Đồng Tháp.
14. Công tác cơ bản trong thực hành hoá học ở trường PT (Bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở) (2007), trường Đại Học Đồng Tháp.
15. Tài liệu bồi dưỡng dạy sách giáo khoa lớp 10,11 của bộ Giáo Dục và Đào tạo 52