Thiết bị máy móc được dùng ở Trường THPT

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận của việc phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH Hóa học (Trang 25)

- Máy chiếu

- Máy đo pH - Máy cất nước - Máy khuấy - Máy li tâm

- Thiết bị điện phân nước - Cân hiện số

- Dụng cụ nhận biết tính dẫn điện

2.2. Thực trạng của việc phân loại và bảo quản TBDH hóa học ở trường THPT:

2.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát:

Mục đích điều tra khảo sát là xem việc sử dụng TBDH hóa học của GV và HS, nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong QTDH hoá học; tình hình trang bị TBDH hoá học; chất lượng TBDH hoá học; ý thức bảo quản của thầy và trò.

Qua đó có những nhận xét, đánh giá chung, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục để làm cơ sở cho đề tài phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH hóa học ở trường THPT, nhằm nâng cao chất lượng DH.

Biết được thực trạng về TBDH hoá học ở trường THPT Thanh Bình 1 và trường THPT Lấp Vò 1 qua kết quả tìm hiểu, xin ý kiến đánh giá của GV,cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm và các em học sinh ở trường THPT Thanh Bình 1 và trường THPT Lấp Vò 1 gồm 4 nội dung: nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong QTDH hoá học; tình hình trang bị TBDH hoá học; chất lượng TBDH hoá học;

tình hình sử dụng của GV, cán bộ phụ trách quản lý TBDH hoá học. Kết quả thu được như sau:

2.2.2.1.Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong QTDH hoá học:

Qua khảo sát lấy ý kiến và các em học sinh ở trường THPT Thanh Bình 1 và Lấp Vò 1 của GV,cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết của TBDH trong QTDH được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Mức độ nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong QTDHHH

Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 17 100 0 0 0 0

CBPTTBDH 2 100 0 0 0 0

Học sinh 136 78,6 37 21,4 0 0

Nhận xét: Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số các đối tượng xin ý kiến đều

thấy rằng TBDH hóa học là rất cần thiết, đa số các em học sinh đều thấy nhờ có TBDH hóa học mà các em tiếp thu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức hơn, hưng phấn tích cực học tập hơn. GV thì dễ truyền đạt kiến thức hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

2.2.2.2. Tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT:

Qua khảo sát, xin ý kiến đánh giá về tình hình trang bị và mức độ đáp ứng TBDH so với quy định chung và yêu cầu giảng dạy chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá về tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT

Mức độ Đối

Đầy đủ Tương đối đủ Thiếu nhiều Thiếu rất nhiều

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 2 11,7 11 64,7 4 23,6 0 0

CBPT TBDH 0 0 2 100 0 0 0 0

Học sinh 32 18,5 115 66,5 23 13,3 3 1,7

Nhận xét: Đa số các GV nhận thấy thiết bị dạy học hóa học ở trường THPT

Thanh Bình 1 và trường THPT lấp Vò 1 chỉ tương đối đầy đủ, còn thiếu nhiều nhất là các hóa chất quan trọng, mô hình vẫn còn thiếu nhiều, tranh ảnh thì tương đối đầy đủ. Còn các em HS thì cho rằng TBDH hóa học cũng tương đối đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Thực trạng về chất lượng của các TBDH ở các trường THPT

Kết quả đánh giá về chất lượng TBDH hiện nay ở các trường THPT được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá về chất lượng của các TBDH hoá học

Mức độ Tốt Khá Trung Bình Kém

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Hiệu trưởng 0 0 1 50 1 50 0 0

CBPTTBDH 2 100 0 0 0 0

Nhận xét: Phần lớn GV và cán bộ phụ trách TBDH đánh giá chất

lượng TBDH ở các trường hiện nay là chưa tốt. GV nắm vững chuyên môn và trực tiếp sử dụng TBDH, nên đánh giá tương đối chính xác. Kết quả cho thấy, đa số các đối tượng đều đánh giá TBDH ở các trường hiện nay cũ kỹ lạc hậu và chất lượng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng.

2.2.3. Thực trạng về công tác sử dụng, bảo quản TBDH của GV, cán bộ phụ trách quản lý TBDH hoá học: trách quản lý TBDH hoá học:

2.2.3.1. Chức năng và nhiệm vụ đối với GV, người làm công tác hóa học: a/ Chức năng người làm công tác hoá học: a/ Chức năng người làm công tác hoá học:

Quản lý và sử dụng các thiết bị, thí nghiệm dạy học giúp giáo viên

giảng dạy trong quá trình lên lớp.

b/ Nhiệm vụ người làm công tác hoá học:

- Biết cách sắp xếp, bố trí chỗ biểu diễn thí nghiệm, đảm bảo tính trực

quan, khoa học và mỹ thuật.

- Nghiên cứu kỹ tài liệu thực hành theo yêu cầu của giáo viên, chuẩn bị hoá chất, dụng cụ thực hành, thí nghiệm...

- Nghiên cứu kỹ chương trình hoá học và sách giáo khoa hoá học phổ thông. Cần biết rõ mỗi thí nghiệm cần chuẩn bị thuộc bài nào, chương nào, lớp mấy trong chương trình sách giáo khoa, nhờ đó hiểu được sơ bộ mục đích yêu cầu của thí nghiệm để có sự chuẩn bị chu đáo hơn.

2.2.3.2. Thực trạng về công tác sử dụng của GV, cán bộ phụ trách quản lý TBDH hoá học:

Bảng 2.4. Đánh giá về công tác sử dụng của GV, CBPT quản lý TBDH hoá học

Nhận xét: Đa số GV và HS đều cho rằng việc sử dụng TBDH là đôi

khi vì thiếu nhiều hóa chất quan trọng nên có nhiều thí nghiệm bị bỏ qua không được thực hiện. Cộng với việc thiếu cán bộ thường xuyên quản lí phòng thí nghiệm nên các GV ít khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn cho HS xem. Các em chỉ được quan sát và sử dụng TBDH khi đến tiết thực hành, việc này làm cho các em khó hình dung các hiện thượng xảy ra như: thay đổi màu sắc, có khí thoát ra, có hiện tượng kết tủa,....các em không được sử dụng TBDH thường xuyên nên các em rất kém về thao tác thí nghiệm, không phát triển óc quan sát và phán đoán của HS.

2.2.3.3. Thực trạng về công tác bảo quản của GV, cán bộ phụ trách quản lý TBDH hoá học: lý TBDH hoá học:

Công tác bảo quản TBDH hoá học ở trường THPT hiện nay còn nhiều bất cập. Phần lớn do lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chưa sâu sắc kịp thời, nên công tác bảo quản TBDH ở các trường vừa qua còn nhiều hạn chế. Phần lớn CBPT TBDH là kiêm nhiệm, do ý thức trách nhiệm của một bộ phận GV chưa cao. Cách bố trí tủ, kệ, giá…. chưa ngăn nắp, sắp xếp TBDH thiếu khoa học. Đối với các CBPT TBDH là kiêm nhiệm phòng chức năng chưa được đào tạo, nên không nắm được cách thức và quy trình bảo quản các TBDH, vì vậy nhiều TBDH có giá trị như các loại hóa chất, dụng cụ thí nghiệm… thường bị hư hỏng do việc sử dụng và bảo quản không đúng quy định.

Kết quả của công tác quản lý việc bảo quản TBDH được thể hiện qua ý thức của cán bộ GV và HS trong việc bảo quản TBDH; qua việc trang bị các phương tiện bảo quản và qua mức độ hư hỏng các TBDH ở nhà trường.

Mức độ Thường xuyên Đôi khi Rất ít

SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 6 37,.5 11 62,5 0 0

CBPT TBDH 0 0 2 100 0 0

+ Về ý thức bảo quản TBDH của CB, GV và HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua ý kiến đánh giá của các HT, GV và cán bộ phụ trách TBDH, chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng ý thức bảo quản TBDH hoá học ở trường THPT

Mức độ Tốt Khá Trung Bình Còn yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 12 70,6 5 29,4 0 0 0 0

CBPT TBDH 1 50 1 50 0 0 0 0

Học sinh 95 54,9 67 38,7 7 4 4 2,4

Nhận xét: Kết quả cho thấy, hầu hết cán bộ, GV và CBPT TBDH ở

trường THPT Thanh Bình 1 đều có ý thức bảo quản TBDH khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận HS chưa có ý thức, trách nhiệm chưa cao trong việc bảo quản TBDH

hóa học.

+ Về trang bị các dụng cụ bảo quản TBDH

Phương tiện và dụng cụ bảo quản TBDH gồm: Các phòng chức năng để cất giữ, tủ đựng hoá chất, tủ đựng dụng cụ thực hành…Tình hình trang bị dụng cụ bảo quản TBDH ở các trường THPT được khảo sát, lấy ý kiến thu được ở bảng 2.6

Bảng 2.6. Tình hình trang bị dụng cụ bảo quản TBDH hoá học

Mức độ

Đối tượng

Đầy đủ Tương đối đủ Thiếu Thiếu rất nhiều

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 4 23,5 9 52,9 4 23,6 0 0

CBPT TBDH 1 50 1 50 0 0 0 0

Học sinh 39 22,5 121 69,9 12 6,9 1 0,7

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát trên phiếu và khảo sát thực tế cho

thấy trường trang bị dụng cụ bảo quản chỉ tương đối đầy đủ như kệ, tủ sắt, tranh ảnh đều được đóng nẹp…tuy nhiên có nhiều TBDH không được để vào các ngăn cho an toàn và hợp lí, có nhiều hóa chất không được để trong các tủ đựng hóa chất, do vậy dể dẫn đến hư không dùng được.

+ Mức độ hư hỏng TBDH: Khảo sát về mức độ hư hỏng TBDH ở trường THPT hiện nay, thu được kết quả ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Mức độ hư hỏng của TBDH hoá học ở trường THPT

Mức độ Ít Vừa phải Nhiều Rất nhiều

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Giáo viên 6 35,3 7 41,2 4 23,5 0 0

CBPT TBDH 0 0 1 50 1 50 0 0

Học sinh 72 41,6 75 43,3 23 13,3 3 1,8

Nhận xét: Theo ý kiến đánh giá của các đối tượng thì mức độ hư hỏng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TBDH hiện nay ở các trường là vừa phải. Điều này cho thấy việc tổ chức sử dụng và bảo quản các TBDH, đặc biệt là các TBDH hiện đại như máy vi tính, máy photocopy… ở các trường hiện nay là chưa tốt. Do vậy lãnh đạo các trường cần làm rõ các nguyên nhân để sớm khắc phục tình trạng hư hỏng TBDH nói trên, nhằm làm cho hệ thống TBDH của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ và phát huy tác dụng

tích cực cho việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay.

+ Nguyên nhân làm hư hỏng TBDH ở trường THPT hiện nay Tìm hiểu lý do làm hư hỏng TBDH chúng tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung ở một số nguyên chính trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Nguyên nhân làm hư hỏng TBDH hoá học

Đối tượng Giáo viên CB TBDH Học sinh

SL TL% SL TL% SL TL%

Do hao mòn trong quá trình sử dụng 4 23,5 0 0 84 48,6 GV và HS làm hư hỏng khi sử dụng 7 41,2 2 100 47 27,1

Do thiếu phương tiện bảo quản 2 11,8 0 0 23 13,3

Do để lâu không sử dụng 4 23,5 0 0 19 11

Nhận xét: Kết quả cho thấy, nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng

TBDH hóa học ở trường THPT Thanh Bình 1 hiện nay là do: TBDH bị hao mòn trong quá trình sử dụng, một số TBDH do GV, HS làm hư hỏng vì sử dụng không đúng cách, do thiếu cẩn thận hoặc do cán bộ phụ trách TBDH bảo quản chưa tốt. Một số loại (thường là hóa chất) do để lâu không sử dụng, hoặc sử dụng một lần do thiếu phương tiện bảo quản cũng thường bị hư hỏng.

2.2.4. Nhận xét và đánh giá:

Sau khi thu thập các thông tin thực tế và qua khảo sát bằng phiếu, chúng tôi nhận thấy:

Việc bảo quản và phân loại TBDH chưa được các trường quan tâm hợp lí

Việc phân loại TBDH ở trường hiện nay chỉ mang tính hình thức, không đảm bảo đúng yêu cầu của việc phân loại và bảo quản TBDH theo đúng tiêu chuẩn.

GV và HS đều đánh giá vai trò rất cần thiết của TBDH đối với quá trình dạy và học, nhưng do TBDH vẫn còn thiếu nhiều nên không phát huy hết vai trò TBDH hoá học không đáp ứng đủ nhu cầu của việc giảng dạy.

Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ bảo quản TBDH nhưng do chưa biết cách sắp xếp, phân loại nên dù trang bị đầy đủ nhưng TBDH vẫn còn hư hỏng nhiều.

GV và HS đều có ý thức bảo quản TBDH nhưng do không nắm được quy tắc bảo quản cũng như cách phân loại, sử dụng.

GV của trường ít sử dụng TBDH trong quát trình dạy bài mới, HS không có nhiều cơi hội quan sát và sử dụng TBDH.

Có nhiều nguyên nhân làm hử hỏng TBDH nên phải tìm ra biện pháp khắc phục và hạn chế các nguyên nhân trên.

Công tác quản lý TBDH ở trường THPT nhìn chung là chưa tốt và còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình và PPDH do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Do điều kiện ngân sách còn khó khăn, việc trang bị TBDH chưa đồng bộ, chưa kịp thời, cán bộ phụ trách TBDH hoá học đa số chưa qua đào tạo, các TBDH ở các phòng chức năng sắp xếp chưa khoa học làm cho khó tìm TBDH như tranh ảnh, sơ đồ, mô hình... Từ đó làm hạn chế việc sử dụng TBDH của GV trên lớp.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo của CBQL nhà trường thường xuyên thiếu kiểm tra chủ yếu giao khoán cho CBPT – TBDH, hồ sơ sổ sách thiếu và không đúng quy định, GV và HS chưa tích cực sử dụng TBDH, ngại khó, tốn thời gian, tinh thần tự học, nghiên cứu chưa cao, từ những nguyên nhân trên, cần phải nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH có hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình mới hiện nay.

2.2.5. Một số giải pháp khắc phục và nâng cao việc sử dụng có hiệu quả các TBDH hóa học:

Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn, CBPT TBDH và từng GV xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng TBDH một cách đầy đủ, cụ thể, chi tiết. Trong đó yêu cầu GV phải thể hiện rõ kế hoạch của từng chương, từng bài, từng tiết có sử dụng TBDH, CBPT TBDH phối hợp, bố trí, sắp xếp, chuẩn bị phòng và các điều kiện TBDH (loại nào đã có, loại nào phải tự làm).

Tổ chức thao giảng, dự giờ, thi dạy giỏi có sử dụng TBDH như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH theo nội dung chương trình đã quy định.

Tổ chức sưu tầm, biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng các TBDH hiện đại có trong nhà trường để CB, GV, HS tham khảo, nghiên cứu và thực hiện.

Kiểm kê, khảo sát các chủng loại và tính đồng bộ của các PTDH để có kế hoạch mua sắm, trang bị kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, thường xuyên và định kỳ các loại TBDH, nhằm phát hiện và bổ sung kịp thời những TBDH bị hư hỏng cần sửa chữa thay thế, đáp ứng kịp thời yêu cầu sử dụng của CB, GV và HS.

Các phương tiện như: Kệ, tủ, bàn, ghế, giá, móc... phải được bố trí sắp xếp ngăn nắp, hợp lý, khoa học, không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo quản vệ sinh: xô, chậu, khăn lau... quạt, đèn, máy hút bụi, hút ẩm, máy thông gió... các loại hóa chất chống ẩm, mốc, mối mọt, chuột, gián... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên phụ trách phòng thí nghiệm.

Giáo dục HS phải giữ vệ sinh chung cho phòng thí nghiệm, sau khi làm xong phải rửa dụng cụ thật cẩn thận, sắp xếp các hóa chất đúng nơi quy định, khi tiến hành làm thí nghiệm phải hết sức cẩn thận để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và đồng thời bảo quản được dụng cụ, thiết bị.

Muốn tổ chức bảo quản hệ thống TBDH được tốt, bên cạnh việc giáo dục tinh

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận của việc phân loại, sử dụng và bảo quản TBDH Hóa học (Trang 25)