CÁC PHẢN ỨNG HUYẾT THANH

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 65 - 66)

b) Ở tế bào không bình thường (nhiễm virut hoặc ung thư) không có MHC-I, nên thụ thể ức chế không hoạt động nên không phát tín hiệu ức chế : Tế bào đích bị giết Tế bào

21.10. CÁC PHẢN ỨNG HUYẾT THANH

KT tồn tại trong huyết thanh miễn dịch, do đó các phản ứng KN-KT dùng kháng huyết thanh gọi là phản ứng huyết thanh học. Phản ứng huyết thanh dùng để chẩn đoán KN hoặc KT khi đã biết một thành phần, gọi là phương pháp chẩn đoán huyết thanh học.

Sự kết hợp giữa KN-KT hay đúng hơn là giữa epitop và paratop dựa trên ba lực liên kết: Lực Vander-Wals, lực hút tĩnh điện giữa các nhóm chức và lực liên kết giữa các cầu nối hydro.

Phản ứng xẩy ra theo hai pha, pha đầu xảy ra nhanh, đặc trưng bởi sự

hấp phụ KN gọi là pha đặc hiệu hay pha không nhìn thấy. Pha sau xảy ra chậm, biểu hiện ra ngoài có thể nhìn thấy được như kết tủa hoặc ngưng kết.

Phản ứng KN-KT phụ thuộc vào điều kiện pH, nhiệt độ, chất điện giải, các ion Na+, Cl-, Mg++…Nhiều phản ứng xảy ra khó nhận biết do đó cần các chất chỉ thị như hồng cầu, thuốc nhuộm huỳnh quang, chất phóng xạ…

Sau đây là các phản ứng chính:

- Phn ng kết ta: Khi cho KT phản ứng với KN hòa tan. Ở nồng độ

chuẩn sẽ xuất hiện tủa. Phản ứng bị ức chế khi quá thừa một trong hai thành phần trên. Phản ứng dùng để xác định KN khi đã có sẵn KT đặc hiệu hoặc xác định KT khi đã có sẵn KN hòa tan đặc hiệu.

Có thể thực hiện phản ứng kết tủa trong thạch, KN và KT khuếch tán trong thạch, nơi gặp nhau tạo thành vòng cung kết tủa.

- Phn ng ngưng kết: Tương tác như phản ứng kết tủa nhưng đòi hỏi KN hữu hình có kích thước lớn như hồng cầu, tế bào vi sinh vật. KN liên kết chéo với KT kết dính với nhau tạo thành từng cụm có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Cho KN vào dãy ống nghiệm chứa kháng huyết thanh với độ pha loãng tăng dần. Hiệu giá KT (titer) là ở độ pha loãng cao nhất mà vẫn xẩy ra ngưng kết. Ví dụ với độ pha loãng 1/20, 1/40, 1/80, …, 1/640 đều ngưng kết thì 1/640 là hiệu giá KT.

- Phn ng trung hòa: xẩy ra khi KT bao vây, trung hòa ngoại độc tố

vi khuẩn hoặc bao vây virut.

Ví dụ: KT bao quanh virut và ngưng kết virut.

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang: dựa trên nguyên tắc là thuốc nhuộm khi bị kích thích bởi bức xạ có bước sóng đặc biệt sẽ phát sáng. Chẳng hạn fluorescein phát huỳnh quang màu vàng lục còn rodamin phát huỳnh quang màu da cam.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)