Quá trình hoạt hóa và thành thục tế bà oB

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 40 - 43)

Phần lớn tế bào B chín được gắn đầu tiên là IgM, sau đó là IgD trên bề

mặt, sẽ rời khỏi tủy xương tới cơ quan lympho ngoại vi. Tại đây chúng sẽ được hoạt hóa bởi KN và bởi interleukin do tế bào T cung cấp, nhờ đó thúc

đẩy sự biểu hiện của phân tử MHC-II (HLA-II) trên tế bào B. Kiểu đáp ứng này gọi là phụ thuộc tuyến ức, vì nó cần sự hỗ trợ của tế bào T do tuyến ức sinh ra. Ngược lại, một số KN (ví dụ cacbohydrat, glycolipit, một số protein trùng hợp) có thể kích thích hoạt hóa tế bào B một cách trực tiếp mà không cần có sự tham gia của tế bào T. Kiểu đáp ứng này gọi là độc lập với tuyến ức (TI-thymus independent). Có hai dạng: TI-1 là các mitogen – là các KN kích thích trực tiếp tế bào B tăng sinh (ví dụ lipopolysaccharit của vi khuẩn). Loại khác là KN TI-2, chúng có các epitop lặp lại, có khả năng liên kết chéo với các thụ thể của tế bào B (ví dụ lông roi vi khuẩn).

Sau khi được hoạt hóa bởi KN, tế bào B trở thành nguyên bào lympho (lymphoblast), một số chuyển thành tế bào plasma (tương bào) để sản xuất KT. Trên bề mặt tế bào plasma không có KT. Một số tế bào B khác chuyển sang trạng thái nghỉ, tạo thành một quần thể tế bào B nhớ đặc hiệu; một khi KN cũ tái xuất hiện chúng sẽ tạo ĐƯ MĐ thứ cấp nhanh và mạnh mẽ hơn.

Hình 21.17: S hóa hóa tế bào B nh

(Theo R.Gordon, T.Ian ,2000)

(1) Chế biến và trình diện KN nhờ MHC-II được tế bào TH2 nhận diện. (2) Tế bào B đặc hiệu KN có MHC-II sẽ gắn và chế biến KN rồi tương tác với tế bào TH2.

(3) Hoạt hóa tế bào B tạo tế bào plasma sản xuất KT đặc hiệu với KN Cytokine tham gia vào quá trình hoạt hóa, APC – antigen presenting cell: tế bào trình diện kháng nguyên, P: tế bào plasma sản xuất kháng thể

Tóm tt

Tế bào B

Khi tế bào B biệt hóa trong tủy xương, chúng trở thành các tế bào có thẩm quyền miễn dịch, có khả năng tạo KT, là thụ thể cho một KN duy nhất. Sẽ có một tế bào B tạo ra một loại KT ứng với một loại KN mà ta sẽ gặp trong đời sống.

Nhn din KN

1- Sự đa dạng của tế bào B là do tái tổ hợp di truyền. Khi xẩy ra biệt hóa, các lympho bào không biệt hóa sẽ lắp ráp ngẫu nhiên các đoạn ADN để

tạo ra hàng triệu tế bào B có ADN khác về mặt di truyền với các ADN nguyên thủy.

2- KT trên bề mặt tế bào B nhận diện KN trên bề mặt của các tác nhân gây bệnh hoặc của tế bào nhiễm.

3- Khi KT gắn với KN sẽ tạo ra phức hợp KN-KT, chúng có thể gắn khít hoặc không khít. Nếu không khít thì gọi là ái lực thấp sẽ dẫn tới ĐƯMD yếu.

Hot hóa tế bào B

1- Chỉ các tế bào B có thụ thể (là KT) gắn được với KN lạ mới được hoạt hóa. Các tế bào được lựa chọn này sẽ phân chia tạo ra một dòng (chọn lọc dòng). Một số tiếp tục biệt hóa tạo tế bào plasma sản xuất KT, số khác trở

thành tế bào nhớ tồn tại lâu dài, để chống lại KN trong tương lai.

2- Các tế bào B có thểđược hoạt hóa trực tiếp bới KN không phụ thuộc tuyến ức. Các KN lớn với nhiều epitop giống nhau sẽ kích thích một ĐƯMD tương đối yếu.

3- Hầu hết KN phụ thuộc tuyến ức đòi hỏi phải có tế bào TH.Tế bào TH

hoạt hóa tế bào B để nhận diện KN cùng loại.

4- ĐTB và các tế bào trình diện KN khác (APC) tiết ra cytokin gọi là interleukin-1 (IL-1) để hoạt hóa tế bào B và tế bào TH.

5- Tế bào TH đã hoạt hóa tiết ra IL-2 để hoạt hóa tế bào T và B, IL-4, IL-10 để kích thích tế bào B tạo dòng và biệt hóa thành tế bào plasma, sán xuất KT. IL-5, IL-6 và IFN-γ cùng kích thích tế bào B biệt hóa thành tế bào plasma.

6- Khi hết KN, quá trình sản xuất KT cũng tắt, chỉ còn lại tế bào B nhớ. Nếu gặp lại KN đó lần sau, tế bào B nhớ sẽ tạo ra ĐƯMD nhanh và mạnh hơn mà không cần phải kích thích tế bào B nguyên thủy để nhận diện KN từđầu.

1- KT có thể chống KN trực tiếp hoặc gián tiếp. Một số KT gọi là kháng độc tố (antitoxin) gắn trực tiếp vào epitop độc tố của vi khuẩn để làm bất hoạt. Số khác có thể gắn trực tiếp vào KN bề mặt virut.

2- KT có thể tác động gián tiếp trong phản ứng opsonin, ADCC hoặc hoạt hóa bổ thể.

3- KT là globulin được tạo thành để chống lại KN kích thích sinh ra nó. KT có cấu tạo gồm 4 chuỗi polypeptit: 2 chuỗi dài (H) và 2 chuỗi ngắn (L) gắn với nhau bằng dây nối sulfua hydro. Ở 2 đầu (phía NH2) của 2 chuỗi tạo vị trí kết hợp KN (paratop).

4- KT có 5 lớp: IgG, IgA, IgM, IgD và IgE.

5- Cơ thể có khả năng tạo nhiều loại KT đểđáp ứng với bất kỳ KN là do chúng sắp xếp lại gen ADN dòng phôi của tế bào B.

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)