Các tế bào lympho lớn có hạt (LGL)

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 47 - 48)

Các tế bào LGL bao gồm các tế bào giết tự nhiên NK (natural killer) và các tế bào giết K (Killer cell). Chúng chứa nhiều tế bào chất hơn các tế bào T và B ở dạng nghỉ. Bên trong chứa một số hạt bắt màu xanh da trời. Chúng có mặt trong máu ngoại vi ở mức thấp (4-10% tổng tế bào lympho trong máu).

Tế bào NK được gọi là tế bào giết tự nhiên vì có thể giết nhiều loại tế

bào đích mà không cần hoạt hóa KN như là tế bào T. Tuy nhiên hoạt tính sẽ được tăng lên nhiều khi tiếp xúc với một số cytokin như IFN-α và IFN-β do tế bào nhiễm virut sản ra hoặc IL-12 do ĐTB sản ra.

• Trên bề mặt LGL không có thụ thểđặc hiệu KN, nên không có sự sắp xếp lại gen để hình thành phân tử bề mặt như là TCR ở tế bào T và KT bề

mặt của tế bào B.

• Trên bề mặt có phân tử lectin – là protein gắn được với hydratcacbon (thụ thể hoạt tính) trên màng tế bào đích. Nếu chỉ có sự tương tác giữa lectin và hydratcacbon thì LGL sẽ tiết protein độc giết tế bào đích. Đồng thời trên

bề mặt LGL có protein KIR – tức thụ thể ức chế tế bào giết (Killer cell inhibitor receptor) gắn với MHC-I của tế bào bình thường. Sự tương tác này

ức chế tín hiệu hoạt hóa chương trình dung giải tế bào.

• Trên bề mặt các tế bào bị nhiễm virut hoặc các tế bào ung thư không có hoặc có rất ít MHC-I hay MHC-I đã bị biến đổi, nên không tương tác được với thụ thể KIR, do vậy không ức chếđược tín hiệu hoạt hóa tế bào LGL tiết chất độc giết tế bào đích.

Hình 21.19: Cơ chế nhn din tế bào đích

a) Thụ thể hoạt tính nhận diện phân tử lectin trên bề mặt tế bào bình thường. Vì thụ thể ức chế (KIR) nhận diện và tương tác với MHC-I nên phát tín hiệu ức chế LGL : không

Một phần của tài liệu Vi sinh vật và miễn dịch học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)