0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Điều khiển trong chuyển mạch :

Một phần của tài liệu TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ - NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN DOCX (Trang 30 -31 )

Việc xác định điểm chuyển mạch có thể thực hiện bằng hai cách :

- Điều khiển theo đầu vào: Xác định đầu ra nào sẽ nối với đầu vào t−ơng ứng. - Điều khiển theo đầu ra: Xác định đầu vào nào sẽ nối với đầu ra t−ơng ứng. Trong chuyển mạch S điều khiển theo đầu ra thì trên các cột ngõ ra sẽ có các bộ nhớ CM và nội dung trong các ô nhớ của CM sẽ chọn các dòng ngõ vào cho cột ngõ ra của nó. Điều khiển theo đầu vào thì mỗi dòng sẽ có một bộ nhớ CM điều khiển và nội dung của nó sẽ xác định các cột ngõ ra cho dòng ngõ vào của nó.

Hình 2-19 : Điều khiển theo đầu rạ

Theo nguyên lý trên, điều khiển ngõ ra có thể sử dụng các bộ ghép kênh logic số. Bộ ghép kênh logic số này cho phép nối đến ngõ ra của nó từ một trong n ngõ vào tùy thuộc vào địa chỉ nhị phân đ−ợc cung cấp bởi bộ nhớ điều khiển CM của nó. Số bits nhị phân yêu cầu cho n đầu vào là log2n. Dung l−ợng tổng cộng của bộ nhớ CM là :

CCM = R.log2n (với R là số khe thời gian trong 1 khung).

Nếu chuyển mạch S có m đầu ra thì dung l−ợng bộ nhớ CM tổng cộng của nó sẽ là : Σ CCM = m.R.log2n.

Điều khiển theo đầu vào sử dụng bộ tách kênh logic số, nó cung cấp sự nối kết giữa một ngõ vào với 1 trong m ngõ ra theo địa chỉ nhị phân xác định tr−ớc trong CM ở n ngõ vàọ Số bits nhị phân yêu cầu cho tổng dung l−ợng của bộ nhớ CM là :

MUX MUX MUX

CM-1 CM-2 CM-N ... ... ... ... ... ... 1 .. . 2 N 1 2 ... M M ngõ ra N ngõ vào

Σ CCM = n.R.log2m.

Hình 2-20 : Điều khiển theo đầu vàọ

Chuyển mạch T không thuận lợi trong các hệ thống tổng đài có dung l−ợng lớn, tuy nhiên, chuyển mạch S dùng độc lập là không có hiệu quả. Bởi vì nó chỉ thực hiện đ−ợc sự trao đổi giữa các tuyến khác nhau có cùng khe thời gian, điều này không có tính thực tế. Trong thực tế, ng−ời ta ghép chuyển mạch T và S để tạo nên các tr−ờng chuyển mạch có dung l−ợng lớn.

Một phần của tài liệu TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ - NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN DOCX (Trang 30 -31 )

×