4 Máy cắt khúc cá

Một phần của tài liệu may va thiet bi tp_khongtrungthang (Trang 85 - 87)

Nguyên tắc: sử dụng các dao đĩa đặt cùng trục để cắt thân cá ra thành nhiều đoạn khác nhaụ Để đưa cá về phía các dao cắt người ta có thể sử dụng băng tải, gầu tải hoặc rô to đưa cá.

Máy cắt khúc cá kiểu Rôtọ

Cấu tạo : gồm hai bộ phận chính

- Bộ phận cắt

- Bộ phận rôto đưa cá

Bộ phận Rôto đưa cá : bao gồm nhiều bánh sao mỗi bánh sao có 6 rãnh được lắp cùng trục. Các bánh sao được làm băng nhôm, giữa các bánh sao có các tấm đệm tạo khe hở cho dao đi chính xác vào khe hở của bánh saọ

Bộ phận cắt : gồm nhiều dao đĩa được lắp trên cùng một trục, giữa các dao đĩa có các tấm đệm để cho dao đi chính xác vào khe hở của bánh saọ Khi muốn thay đổi chiều dày của khúc cá thì người ta thay đổi tấm đệm của bộ phận cắt và bộ phận rôtọ

Giữa các dao đĩa có các tấm gạt làm nhiệm vụ gạt các khúc cá còn dính vào daọ Để an toàn cho quá trình nạp liệu tại máng nạp liệu có lắp đặt thêm cần bảo hiểm – trong trường hợp tay bị mắc vào rôto thì tay sẽ chạm vào cần gạt và cần sẽ ngắt đIện

Hệ thống truyền động: môtơ thông qua hệ thống truyền động đai đến bánh răng, qua hệ thống bánh răng truyền động cho rôto và trục của daọ Động cơ điện được đặt trên máng nghiêng để dễ dàng thoát nước và dễ dàng điều khiển lực căng cho đai, các bộ phận của máy được phun nước trong quá trình làm việc.

Cá sau khi được đánh vẩy, cắt đầu, đuôi, mổ bụng rửa sạch thì đưa đi cắt khúc. Khi đưa vào bộ phận tiếp liệu, thiết diện đầu cá được đặt sát vào máng để cho phần không đủ kích thước dần về phía đuôị Sau khi cắt khúc xong cá tự động rơi xuống máng ra ngoàị Máy cắt được 3 cỡ : 26, 40, 61 mm

Năng suất tối đa : Q = 2,5 tấn/giờ.

Tốc độ quay của động cơ : nd = 625 v/ph. Tốc độ quay của rôto : nr = 10 v/ph.

Nguyên tắc chung của máy phi lê là dùng hai dao đĩa đặt sát với nhau để lấy đi phần thịt hai bên. Đưa cá vào bộ phận cắt người ta có thể dùng hai băng tải đứng. Thân cá sẽ được hai băng tải mang tới dao đĩa để tiến hành phi lê. Trong quá trình phi lê, các dao và cá sẽ được các vòi nước phun rửạ Sau khi phi lê xong, miếng phi lê sẽ rơi vào một máng nghiêng và đi ra ngoàị

11.6. Máy lọc da cá

Máy lọc da cá dùng để tách phần thịt với phần da của miếng cá sau khi phi lê. Cấu tạo của máy gồm một dao cố định và một trục lăn đưa cá. Dao cố định được mài sắc và tạo chuyển động rung. Trục lăn đưa cá trên bề mặt có khía rãnh để tạo ma sát. Cá sau khi được phi lê sẽ đưa vào máy bằng taỵ Phần đuôi của miếng cá đi trước và mặt có da ở dướị Đẩy phần đuôi của miếng cá về phía trục lăn đưa cá. Trục lăn đưa cá sẽ đưa phần đuôi cá vào khe hở giữa trục lăn và dao cố định. Dao cố định sẽ tách phần da cá ra khỏi phần thịt. Trục lăn đưa cá tiếp tục đẩy miếng cá tới trong khi phần da cá được kéo xuống. Sau khi lọc xong da, phần thịt cá ở trên dao còn phần da rơi xuống máng hứng ở phía dướị

11.7. Máy tách thịt cá:

Máy tách thịt cá dùng để tách phần thịt ra khỏi phần xương cá của cá tạp. Máy thường sử dụng trong dây chuyền sản xuất surimi từ cá tạp.

Cấu tạo của máy gồm một trống số 3 trên bề mặt có đục các lỗ. Băng ép số 4 ép sát vào bề mặt trống. Bên trong trống có cơ cấu tháo liệu dạng vít tải số 2. Bên ngoài trống là dao nạo số 1 để làm sạch bề mặt của trống. Con lăn điều chỉnh lực căng số 5 dùng để điều chỉnh lực ép cho băng ép. Băng ép được ép sát về mặt trống nhờ con lăn ép số 6.

Cá được nạp vào máy và đi vào khe hở giữa băng ép và trống. Cá sẽ bị ép nát, phần thịt sẽ chui qua lỗ vào bên trong và được vít tải đưa ra ngoàị Phần da, phế liệu không chui qua lỗ thì đi ra ngoàị

Một phần của tài liệu may va thiet bi tp_khongtrungthang (Trang 85 - 87)