Máy ghép hộp sắt bán tự động

Một phần của tài liệu may va thiet bi tp_khongtrungthang (Trang 75 - 82)

9: Van bi 10: Van kim 11: Van xả khí

9.2. Máy ghép hộp sắt bán tự động

9.2.1 Nguyên tắc hoạt động: Hộp sẽ đứng yên trong quá trình ghép mí còn các con lăn sẽ quay xung quanh hộp. Máy dùng để ghép các hộp kim loại hình trụ.

9.2.2 Cấu tạo và hoạt động: Máy gồm một khung ở phía trên, người ta lắp đầu máy ghép mí và hệ thống truyền động, phía dưới là hệ thống bàn đạp và đĩa ép dướị

1: con lăn ghép mí lần 1 2: con lăn ghép mí lần 2

3: đĩa ép trên 4: nắp hộp 5: thân hộp

Đầu máy ghép mí gồm một trục rỗng cố định với khung máỵ Phía trong của trục rỗng là một cái ty, phía trên ty có một lò xo để tạo lực giữ nắp hộp trong quá trình ghép mà không làm méo hộp. Phía bên ngoài trục rỗng cố định là trục rỗng số 3 quay tròn trên một ổ bị Đầu dưới của trục rỗng 3 gắn chặt với một rôto quaỵ Trục rỗng số 3 được truyền động nhờ bánh răng với tốc độ 345 rpm. Trên rôto mang các hệ thống cánh tay đòn và hệ thống này điều khiển con lăn ghép mí đi vào ra tự động qua cơ cấu cam. Quay bên ngoài trục rỗng số 3 là bánh răng số 2 mang nửa trên của ly hợp và quay với vận tốc 324 rpm. Nửa dưới của ly hợp có một chốt xuyên qua 2 cam và khớp với một lỗ trên rôtọ Hai cam này quay được xung quanh trục rỗng số 3. Khi chưa ghép mí cả cam, rôto, nửa dưới ly hợp quay cùng tốc độ. Khi đó chưa phát sinh chuyển động tương đối giữa cam và con lăn cam. Con lăn ghép mí không chuyển động tịnh tiến hướng tâm mà chỉ chuyển động quay xung quanh hộp.

1. Mô tơ điện

2. Bánh răng

3. Ly hợp

4. Cam

5. Con lăn cam

6. Rô to

7. Con lăn ghép mí

8. Hộp

9. Cơ cấu nâng hộp

10.Bàn đạp 1 2 3 4 5 6 7 10 8 9

Khi ta đạp bàn đạp thì hệ thống đòn bẩy mang đĩa ép dưới ép hộp vào đĩa ép trên, đồng thời nửa dưới của ly hợp sẽ ăn khớp với nửa trên. Khi đó chốt sẽ rút ra khỏi rôto nhưng vẫn còn xuyên qua 2 cam. 2 cam sẽ quay cùng với tốc độ của ly hợp là 324 rpm, như vậy phát sinh chuyển động tương đối giữa cam và rôtọ Con lăn cam bắt đầu lăn trên cam và điều khiển con lăn ghép mí đi vào ghép mí. Các con lăn cam quay trên vành của cam có tác dụng tạo chuyển động hướng tâm của các con lăn ghép mí. Có 2 con lăn ghép mí đợt 1 và hai con lăn ghép mí đợt 2. Trên rôto có 2 chốt, để con lăn chuyển động tịnh tiến vào và ra thì con lăn chỉ cần chuyển động trên vàng cam nửa vòng. Người ta tính tính toán để cam chuyển động một nửa vòng/rôto thì chốt sẽ gặp lỗ thứ hai và chốt rơi xuống tách ly hợp ra chấm dứt quá trình ghép mí. Cam, rôto, nửa ly hợp dưới sẽ quay cùng với tốc độ, đĩa ép dưới hạ xuống và lấy hộp ra ngoàị Năng suất tối đa khoảng 20- 22 hộp/phút

9.3.3 Máy ghép mí tự động

Cấu tạo hệ thống truyền động máy

Máy dùng để ghép các hộp có hình dạng khác nhaụ Đầu máy ghép mí mang các con lăn ghép mí quay quanh hộp, còn hộp thì đứng yên trong quá trình ghép. Máy có cơ cấu tự động đưa hộp vào và lấy hộp đã ghép ra ngoàị Để thực hiện được điều này thì dùng một bánh sao truyền động qua cơ cấu Maltesẹ Trên bánh sao đưa hộp có khoét cách rãnh theo đúng hình dạng của hộp.

Nguyên lý làm việc của hệ thống truyền động như saụ Mô tơ điện số 1 truyền chuyển động cho trục số 4 trên đó có lắp 3 bánh răng côn số 5, 6, 7. Bánh răng côn số 5 truyền chuyển động cho trục thẳng đứng số 22 thông qua bánh răng côn số 8. Trục 11 thông qua cơ cấu giảm tốc bánh vít trục vít số 12 để làm quay trục số 13 trên đó có mang hai cam 14, 15. Một cam dùng để nâng hạ đĩa ép dưới số 17 thông qua cánh tay đòn 16. Còn một cam dùng để truyền chuyển động cho thanh 18 để đẩy hộp ra ngoàị Trục 13 còn mang bánh răng côn 19 làm qauy bánh răng côn 20. Bánh răng này được lắp đồng trục với bánh răng thẳng số 21, làm quay bánh răng thẳng 22. Bánh răng thẳng 22 làm chuyển động cơ cấu Maltesẹ Cơ cấu này làm quay gián đoạn trục 24 trên đó có gắn bánh sao đưa hộp số 25. Bánh sao 25 để đưa hộp vào và lấy hộp đã ghép ra khỏi đĩa nâng hộp 17. Đầu máy ghép mí chuyển động nhờ hai bánh răng côn 6,7 truyền động đến hai bánh răng 9, 10. Bánh răng 10 làm quay cam số 26, còn bánh răng 9 làm quay rô to (mâm quay) 27. Trên rô to có mang các cánh tay đòn và con lăn ghép mí. Ro to và các con lăn ghép mí quay quanh đĩa ép trên 28, phía trên đó là tấm dưỡng 31 để điều khiển các con lăn ghép

mí chuyển động theo biên dạng của hộp. Cam quay với tốc độ 240 vòng/phút trong khi rô to quay với tố độ 251 vòng/phút. Đầu máy có hai con lăn ghép mí đợt I vầ hai con lăn ghép mí đợt IỊ

Quá trình làm việc của máy như saụ Hộp và nắp được đưa vào các cánh của bánh sao 25. Bánh sao này sẽ đưa hộp vào đĩa ép dưới 17, thanh đẩy hộp 18 hạ xuống ép phần nắp vào thân hộp. Sau khi hộp đã được giữ chặt giữa đĩa ép dưới và trên, các con lăn ghép mí liền tiến vào ghép mí. Khi con lăn đợt 2 rời khỏi mí hộp là lúc hộp đã ghép xong, đĩa ép dưới được hạ xuống và bộ phận đẩy hộp liền đẩy hộp ra khỏi đĩa ép trên. Hộp được hạ xuống trên mặt phẳng bàn, bánh sao 25 liền quay một góc 600 đưa hộp ra khỏi đĩa ép dướị Năng suất của máy là 21 hộp/phút.

9.3.4 Máy ghép mí chân không

Quá trình ghép mí thực hiện trong môi trường chân không, thường sử dụng cho loại hộp tròn. Máy gồm có một buồng chân không. Hộp được đậy nắp và đưa vào buồng chân không bằng một van quay có đệm kín. Quá trình ghép mí đợt 1 và đợt 2 được tiến hành nhờ hai đầu máy ghép mí riêng biệt.

Máy dùng để ghép mí hộp sắt hình trụ dưới áp suất chân không. Máy gồm có : chân bằng gang đúc (1) trên đó là thân máy (2) gồm có ba phần: phần dưới, phần giữa và nắp máỵ ở phía hông máy có cửa quan sát và cửa để đưa hộp vàọ Trên cửa đưa hộp có lắp một van quaỵ Máy được lắp hai băng tải (6) dùng để đưa hộp vào máy và đưa hộp ra (8). Từ phía phải của băng tải (6) là bánh dẫn động (9) và vít đẩy hộp (10). Nhờ vào cánh gạt mà hộp được đưa vào van quay chân không lần lượt từng hộp một thông qua quá trình điều chỉnh của cánh gạt (11).

Cả hai đầu máy ghép mí được làm việc một cách đồng bộ theo chuyển động tịnh tiến. Khi hộp được nâng lên, các con lăn ghép mí sẽ tiếp cận. Trong thời gian đó bánh sao sẽ không quay cho đến khi cả hai con lăn ghép mí lần một tiến vào và đến khi các con lăn ghép mí hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bánh sao lại hoạt động đẩy hộp đI sang đầu

ghép mí lần hai và thực hiện quá trình ghép mí lần haị Sau khi ghép xong hộp được van quay đưa ra ngoàị Tất cả các thao tác đều thực hiện trong môi trường chân không.

CHƯƠNG 10 : CáC MáY xử lý cơ học nguyên liệu THủY SảN

11.1. Máy đánh vảy cá (scaling machines)

-Máy đánh vẩy từng con : sạch vẩy, năng suất thấp

-Máy đánh vẩy hàng loạt : Không sạch hết vẩy, năng suất caọ

o Yêu cầu của việc đánh vẩy cá : -Không làm cho cá dập nát

-Không làm rách phần da của cá -Sạch hết vẩy

11.1.1. Dao điện đánh vẩy

Là công cụ đánh vẩy bằng tay, đánh vẩy từng con.

Cấu tạo : Gồm một môtơ điện, một dao đánh vẩy, môtơ được nối với dao bằng một trục mềm.Cấu tạo của dao : Bề mặt của dao có đục rãnh có tác dụng là các lưỡi dao để đánh vẩỵ Thao tác: Người công nhân cầm vào cán dao, đưa dao sát vào cá, đưa từ đuôi lên đầu cho đến khi sạch hết vẩy cá.

11.1.2. Máy đánh vẩy 2 tang quay :

-Công dụng : Đánh vẩy những loại cá có vẩy bám không chắc vào thân lắm.

Gồm một bàn được hàn từ những thanh thép góc, trên đó lắp hai tang quay (2) động cơ điện (4). Tang quay (2) là khối tròn xoay và đường sinh ra nó là các đường hyperbol, bề mặt tang có chứa các rãnh sâu 3 – 4 (mm) tạo nên những đường vân nổi khoảng 6 (mm), tang quay được lắp nhô lên mặt bàn 3-4 (mm) và nó chính là công cụ để đánh vẩy của

máỵ Động cơ điện đặt ở giữa, lắp cùng trục với 2 tang quay và động cơ truyền chuyển động trực tiếp cho tang.

Trục của tang đặt trên gối đỡ ( 5 ) cố định trên bàn.

Thao tác: Cá được công nhân dùng tay đặt lên bàn, đuôi đi trước, dùng tay ấn xuống và đẩy cá lên phía trước, ngang qua bề mặt của tang, ngược chiều quay của tang.

Sau khi đánh vẩy xong mặt đó thì lật lại tiếp mặt còn lạị - Năng suất tối đa : Q = 25 con/ phút

- Tốc độ của động cơ : 1.450 v/ phút

Một phần của tài liệu may va thiet bi tp_khongtrungthang (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)