Định hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2010

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 51 - 53)

Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp: Tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp và cây ăn quả. Phát triển nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa, phục vụ du lịch, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất. Phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, … bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch. Giữ gìn diện tích rừng hiện có và phát triển công tác trồng rừng.

Mục tiêu đặt ra cho ngành là: 1) Về mặt xã hội, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn vùng núi xuống còn 10-15%, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. 2) Về mặt môi trường, hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý, các loại thuốc hóa học trong phòng trừ dịch bệnh. Khuyến khích sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân chuồng, áp dụng rộng rãi các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.

Riêng đối với ngành thủy sản, để thực hiện quan điểm phát triển của ngành đó là kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái trong toàn bộ và trong từng công việc, bảo đảm sự phát triển bền vững của biển, ven biển và các đảo, một số nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới là: có những biện pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở mặt nước lớn; phát triển đối tượng nuôi đặc biệt các hải đặc sản và những đối tượng giúp ngư dân xóa nghèo và bảo vệ môi trường; tiếp tục triển khai các dự án trong lĩnh vực hợp tác quốc tế như khu bảo tồn biển Hòn Mun, khu bảo tồn biển Rạn Trào, triển khai các dự án liên kết về nuôi trồng thủy sản với các tổ chức quốc tế; tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học như rừng ngập mặn, rạn san hô, các vùng bãi đẻ, bãi giống của cá, tôm hùm, nghêu, sò …; nghiên cứu các giải pháp để bảo vệ các nguồn lợi vùng ven biển, tổ chức du lịch sinh thái, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.

Đối với ngành lâm nghiệp, để bảo vệ và phát triển vốn rừng, hướng sản xuất nông – lâm kết hợp phù hợp với từng vùng là sự lựa chọn được đánh giá cao. Ngoài diện tích rừng phòng hộ có tính ổn định cao, cần phát triển diện tích rừng sản xuất trong các loại cây lâm nghiệp, các loại cây ăn quả, cây đặc sản,… Thực hiện sản xuất kinh doanh lâu dài, bền vững theo cơ chế thị trường bằng các giải pháp giao đất, giao rừng cho nông dân quản lý sử dụng, thực hiện xã hội hóa ngành lâm nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời

sống. Phát triển sản xuất lâm nghiệp phải gắn với phát triển các ngành khác nhằm nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho người dân, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo không còn tình trạng du canh, du cư.

Đối với việc phát triển ngành nghề nông thôn, phải xác định ngành nghề nông thôn là động lực xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng sức mua của người dân nông thôn, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn. Mục tiêu cần làm là phải đảm bảo phát triển ngành nghề nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch; tăng sản phẩm hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu, phục vụ ngành du lịch phát triển; đẩy nhanh sự phát triển của ngành nghề nông thôn để tạo sự thu hút lao động ở khu vực nông thôn; tập trung phát triển các làng nghề, các nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, giải quyết nhiều lao động, không gây ô nhiễm môi trường và đồng thời duy trì các ngành nghề phục vụ nhu cầu tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương và sản xuất nguyên liệu cho các ngành khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 51 - 53)