Các hạn chế trong việc liên kết phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 46)

Thực tế hiện nay cho thấy sự liên kết sản phẩm giữa hai ngành chỉ diễn ra ở một số ít nơi, chưa tương xứng với tiềm năng, và hoàn toàn do tự phát. Hầu hết lượng du khách hiện nay tập trung tại các bãi biển trung tâm và coi như 100% các khách sạn, nhà nghỉ nằm ở những nơi này. Vì vậy, sự tương tác giữa hoạt động phát triển du lịch với đời sống của người dân nông thôn nằm sâu trong đất liền, gần cạnh các khu vực du lịch sinh thái hấp dẫn vẫn còn rất yếu. Khách đến những vùng này chỉ là khách tham quan, với thời gian chỉ khoảng một buổi trong ngày. Không những thế, cơ hội để người dân ở những vùng như vậy tiếp xúc theo phương diện phục vụ với du khách thật sự hạn chế do hoàn toàn phụ thuộc vào tuyến của các tour và trong một tình trạng không có liên kết. Người dân tham gia phục vụ du lịch ở những vùng này hiện trông cậy phần lớn vào khách địa phương ở Nha Trang và khách du lịch tự túc.

Với những khu vực làm nông nghiệp nằm ven biển cạnh các địa danh du lịch có giá trị thì tình hình có vẻ khá hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho người nông dân, ngư dân tham gia vào phục vụ du lịch. Rà soát lại các dự án phát triển du lịch cho thấy chỉ có một dự án nằm tại vùng sản xuất nông nghiệp

(rừng dừa Sông Lô) ( )1, nhưng đây cũng chỉ là một dự án để tạo ra một khu du

lịch tổng hợp khép kín và vẫn còn đang thực hiện, chưa hoàn tất.

Đối với hoạt động phục vụ du khách thưởng thức đặc sản biển tại các lồng, bè tại vịnh Nha Trang, điều kiện vật chất còn hạn chế là một trở ngại lớn. Số tàu vận chuyển du khách tuy nhiều (150 chiếc) nhưng vào những mùa cao điểm du lịch lại trở nên thiếu, cần phải “chạy xô” để đón khách. Hầu hết các tàu vận chuyển khách chỉ là chuyển từ đánh bắt cá sang phục vụ du lịch nên điều kiện để phục vụ du khách thưởng thức ăn uống trên tàu hoàn toàn không

1Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa (4/2005), Báo cáo thực hiện chương trình phát triển du lịch Khánh Hòa 2001-2005.

đạt chuẩn và khó khăn, thậm chí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hiện trạng thiếu tour du lịch hay tour chỉ dừng ở một số điểm và tình trạng không thật sự liên kết giữa dịch vụ lữ hành và người nuôi dẫn tới thách giá khách du lịch là một khía cạnh gây ảnh hưởng không tốt cho việc liên kết hiện nay. Bên cạnh đó, ngư dân hiện đang chủ yếu nuôi hải sản bằng lồng cũng làm cho việc phục vụ du khách khó khăn. Trong vài tháng gần đây, tại ngư trường nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh đang có sự chuyển đổi của các hộ nuôi từ việc nuôi bằng lồng sang bằng bè nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho công việc nuôi vào những ngày mưa bão. Đây là việc làm cần được quan tâm, hỗ trợ của địa phương để không những bảo vệ người nuôi mà còn tham gia phục vụ tốt hơn cho khách tham quan.

2.5.Hiệu quả kinh tế giữa mô hình phát triển nông nghiệp và mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Để đánh giá tác động về mặt kinh tế của mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch, trong luận văn này, phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng. Số liệu dùng trong phân tích hồi qui được thu thập từ khảo sát trực tiếp tại ba xã: xã Suối Cát, xã Suối Tân (thuộc huyện Diên Khánh và có phần nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà) và xã Cam Hải Tây (thuộc thị xã Cam Ranh). Tổng số mẫu khảo sát được là 71 mẫu, với 30 mẫu thuộc Cam Hải Tây, 19 mẫu thuộc xã Suối Cát và 22 mẫu thuộc xã Suối Tân. Mô hình phân tích hồi qui được áp dụng là mô hình hồi qui lôgarít đa bậc kết hợp với biến giả, cụ thể là:

LnY = a + b1LnDT + b2LnM + b3LnB + b4LnL + b5T

Trong đó: Y là thu nhập lao động gia đình của hộ được khảo sát DT là diện tích vườn cây (bao nhiêu hécta)

M là yếu tố mang tính chất máy móc mà cụ thể là số lần dùng máy cày để làm cỏ trong năm

B là yếu tố mang tính sinh học mà cụ thể là số tiền chi phí cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong năm L là số lượng lao động phục vụ vườn cây

T là biến giả. T = 0 khi vườn cây của hộ được khảo sát không phục vụ cho bất kỳ hoạt động mang tính chất du lịch nào. T = 1 khi có phục vụ cho hoạt động du lịch.

Đối tượng của việc phân tích này là các vườn xoài chuyên. Và thu nhập gia đình ở trong phần phân tích không bao hàm tất cả các khoản thu nhập của hộ được khảo sát (như chăn nuôi gia súc, gia cầm …) mà chỉ bao gồm phần thu nhập từ đối tượng chính là cây xoài và sự tận dụng đối tượng này để phục vụ cho sự tham quan, nghỉ ngơi của du khách.

Sử dụng phần mềm Eviews để phân tích hồi qui ta thu được kết quả sau:

Bảng 4: Các tham số ước lượng của mô hình hồi qui

Dependent Variable: LNY Method: Least Squares Date: 09/27/05 Time: 23:46 Sample: 1 71

Included observations: 71

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.904628 0.159849 11.91517 0.0000 LNDT 0.922989 0.046824 19.71187 0.0000 LNB 0.872973 0.074098 11.78126 0.0000 LNM 0.152541 0.082396 1.851318 0.0687 LNL -0.162235 0.071798 -2.259602 0.0272 T 0.379217 0.039734 9.543974 0.0000

R-squared 0.963486 Mean dependent var 4.813675 Adjusted R-squared 0.960677 S.D. dependent var 0.705046

Chọn mức độ ý nghĩa là 5%

Phương trình ước lượng của mô hình hồi quy như sau:

LNY = 1.9046 + 0.9229LnDT + 0.8729LnB + 0.1525(*)LnM - 0.1622LnL + 0.3792T

(Lưu ý: (*) thể hiện hệ số hồi quy của biến có liên quan không có ý nghĩa

thống kê với mức ý nghĩa là 5%)

Từ bảng 4 ta thấy hệ số R2 điều chỉnh bằng 0,960. Điều này cho thấy gần

96% sự thay đổi trong thu nhập gia đình đã được giải thích bởi mô hình. Và điều quan trọng nhất mà mô hình này mong đợi đó là hệ số của biến giả hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa là 5%), có nghĩa là biến T thực sự có ảnh hưởng tới thu nhập lao động gia đình trên mảnh vườn trồng xoài, hay là

hoạt động sử dụng mảnh vườn trồng xoài vào mục đích phục vụ du lịch có ảnh hưởng ý nghĩa tới thu nhập lao động gia đình. Hệ số hồi qui của biến T bằng 0,379 là khá cao (xếp sau biến diện tích vườn và biến yếu tố sinh học) và có ý nghĩa là khi các biến khác được giả định là không biến đổi thì việc có tham gia phục vụ khách du lịch sẽ làm tăng thu nhập lao động gia đình của hộ trên mảnh vườn lên gần 37,9%. Đây là một con số khá lớn, cho thấy mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch là khá lớn đến thu nhập của các hộ làm vườn có điều kiện thực hiện. Điều kiện để thực hiện ở đây, theo khảo sát từ các hộ có tham gia phục vụ du lịch, là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên, của địa hình, địa thế của khu vườn của họ. Họ cho rằng họ có thể làm được như vậy là do vườn họ nằm gần suối (các hộ thuộc xã suối Tân và suối Cát), hoặc là môi trường đẹp phù hợp để khách từ Nha Trang tập trung ăn uống, thư giãn. Và đặc biệt là lý do khu vực của họ nằm gần các địa điểm nổi tiếng. Điều này cần được chú ý trong chiến lược phát triển nông nghiệp và du lịch.

Ngoài tác động về mặt kinh tế, khảo sát còn cho thấy các hộ có điều kiện tham gia hoạt động phục vụ du lịch cảm thấy hứng thú (“tăng giá trị”) với khu vườn của họ hơn. Họ cũng có điều kiện hơn cho chăm sóc vườn của mình (giải quyết khó khăn khi cần những khoản tiền nhỏ). Đây là một yếu tố hoàn toàn tích cực, có khả năng làm cho sản xuất nông nghiệp (cụ thể ở đây là trồng xoài) phát triển thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc họ thường xuyên dọn dẹp khu vườn của mình cũng là một nhân tố tích cực làm đẹp môi trường nông thôn. Nhưng vấn đề tồn tại là du khách xả rác nhiều.

Sự tác động của hoạt động du lịch về mặt kinh tế của mô hình nông nghiệp gắn với du lịch như vậy là đã rõ ràng, theo hướng có lợi cho đời sống kinh tế của người nông dân có tham gia, và với mức tác động cũng không phải là nhỏ. Vấn đề cần làm là phải tìm ra những sự cản trở của việc phát triển mô hình cũng như biện pháp và cơ cấu phát triển nhằm tận dụng ưu điểm của mô hình này và cũng là để hạn chế những tiêu cực có thể nảy sinh từ hoạt động nông nghiệp gắn với với du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH

3.1.Định hướng phát triển du lịch và nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa 3.1.1. Định hướng phát triển ngành du lịch đến năm 2010

Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hòa: 1) Phấn đấu xây dựng ngành du lịch bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Phát triển mạnh du lịch sẽ góp phần quan trọng vào cơ cấu thu nhập quốc dân của tỉnh. 2) Phát triển du lịch trên cơ sở tiềm năng, điều kiện tự nhiên và tài nguyên độc đáo của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là tiềm năng biển, đảo, cảnh quan, môi trường khí hậu gắn liền với giao lưu văn hóa, mở rộng và tăng cường hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong hội nhập và hợp tác quốc tế. Phát triển du lịch phải gắn liền với giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. 3) Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,

giải trí của nhân dân và khách du lịch quốc tế, nâng cao dân trí, tạo công ăn

việc làm, tăng nguồn thu, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mục tiêu chiến lược mà ngành du lịch phải đạt được: 1) Mục tiêu kinh tế:

phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch. Đặc biệt, xây dựng các khu sinh thái nghỉ dưỡng, các tuyến du lịch sinh thái sông, biển-đảo và bán đảo, các tuyến du lịch sinh thái trên đất liền. Tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên ưu đãi mà Khánh Hòa có được. 2) Mục tiêu xã hội: Đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành, nâng cao trình độ dân trí,

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường. Phát triển du

lịch phải gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

Các chương trình cụ thể cần làm: 1) Xây dựng dự án điều chỉnh bổ sung Quy hoạch du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. 2) Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu-tuyến-điểm du lịch, nâng cấp các cơ sở kinh doanh du lịch, ưu tiên phát triển các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, làng du lịch đặc sắc mang tính truyền thống dân tộc tại các vùng có nguồn tài nguyên sinh thái

độc đáo nhằm khai thác tốt các giá trị văn hóa, nhân văn, truyền thống địa phương. Kết hợp du lịch với các khu nông nghiệp kỹ thuật cao, các công trình thủy lợi như hồ Suối Dầu, Cam Ranh, Đá Bàn. Bảo vệ và sử dụng tốt các quỹ đất và các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 3) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững. Tiến hành sắp xếp, đổi mới hệ thống kinh doanh du lịch, cải tiến, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của địa phương. Thực hiện chương trình xanh-sạch-đẹp-văn minh, quyết tâm xây dựng Khánh Hòa thành một nơi du lịch “Xanh-sạch-đẹp-văn minh-an toàn và thân thiện”. Quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên du lịch: các bãi biển, đảo, vịnh, các khu du lịch ven biển-đảo, bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng. Lồng ghép các chương trình đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp, tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 4) Tích cực tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo, festival trong và ngoài nước. 5) Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 6) Hình thành các tour du lịch hấp dẫn, nâng cao chất lượng các tour du lịch truyền thống, tạo điều kiện cho nhân dân khôi phục và xây dựng các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất đồ lưu niệm tạo ra một số sản phẩm độc đáo của địa phương như mỹ nghệ hải sản, gốm mỹ nghệ, mây tre lá, chiếu, may mặc thời trang … vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của du khách vừa tạo việc làm ổn định cho các làng nghề truyền thống, tăng nguồn thu ngoại tệ trực tiếp. Xây dựng các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của Nha Trang- Khánh Hòa như thực phẩm biển tôm, cua, cá cao cấp qua chế biến, các vùng nguyên liệu phục vụ du khách: rau sạch, hoa quả sạch ..v.v.

3.1.2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2010

Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp: Tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng giảm cây lương thực, tăng cây công nghiệp và cây ăn quả. Phát triển nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa, phục vụ du lịch, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất. Phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, … bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch. Giữ gìn diện tích rừng hiện có và phát triển công tác trồng rừng.

Mục tiêu đặt ra cho ngành là: 1) Về mặt xã hội, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn vùng núi xuống còn 10-15%, có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. 2) Về mặt môi trường, hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng phân chuồng chưa qua xử lý, các loại thuốc hóa học trong phòng trừ dịch bệnh. Khuyến khích sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân chuồng, áp dụng rộng rãi các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.

Riêng đối với ngành thủy sản, để thực hiện quan điểm phát triển của ngành đó là kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái trong toàn bộ và trong từng công việc, bảo đảm sự phát triển bền vững của biển, ven biển và các đảo, một số nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới là: có những biện pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở mặt nước lớn; phát triển đối tượng nuôi đặc biệt các hải đặc sản và những đối tượng giúp ngư dân xóa nghèo và bảo vệ môi trường; tiếp tục triển khai các dự án trong lĩnh vực hợp tác quốc tế như khu bảo tồn biển Hòn Mun, khu bảo tồn biển Rạn Trào, triển khai các dự án liên kết về nuôi trồng thủy sản với các tổ chức quốc tế; tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học như rừng ngập mặn, rạn san hô, các vùng bãi đẻ, bãi giống của cá, tôm hùm, nghêu, sò …; nghiên cứu các giải pháp để bảo vệ các nguồn lợi vùng ven biển, tổ chức du lịch sinh thái, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.

Đối với ngành lâm nghiệp, để bảo vệ và phát triển vốn rừng, hướng sản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 46)