Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 34)

2.2.1.1.Cơ cấu cây trồng

Với địa hình khá đa dạng do bị chia cắt bởi nhiều đồi núi nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Khánh Hòa cũng rất đa dạng (có 8 nhóm đất). Tổng diện tích có khả năng dùng cho nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 31% diện tích tự nhiên (519,7 nghìn ha). Hiện tại, diện tích trồng cây hàng năm trên địa bàn tỉnh chiếm trên 70% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, hai loại cây trồng chiếm diện tích lớn là lúa hai vụ (chiếm diện tích hơn 21%), kế đến là mía (hơn 20%). Còn lại là diện tích trồng các loại cây trồng hàng năm khác như rau, đậu, ngô, sắn. Diện tích trồng cây lâu năm chiếm trên 20% quỹ đất nông nghiệp, chủ yếu là xoài (5.800 ha), điều (5.000 ha) và dừa (2.450 ha). Nhìn chung, trong những năm gần đây có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng sang những loại cây công nghiệp và cây có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa như xoài, điều, mía. “Có sự chuyển dịch mạnh đất trồng mầu và lúa một vụ sang trồng mía, chuyển dịch từ đất trồng mì, bắp sang trồng

cây ăn quả, có sự mở rộng diện tích trồng điều trên đất mới khai hoang, đất

trồng mầu kém hiệu quả. Diện tích trồng cà phê và diện tích trồng dừa giảm”1.

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2004 ở Khánh Hòa

Năm 2000 Năm 2004

Chỉ tiêu

Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) Số lượng (ha) Tỷ lệ (%) So sánh 2004/2000 Tổng diện tích đất nông nghiệp 78.540 100 81.822 100 104,18 I. Đất trồng cây hàng năm 58.333 74 58.500 71 100,29

1. Đất ruộng lúa, mầu 26.140 33 25.300 31 86,79

Trong đó: Đất 2-3 vụ Đất 1 vụ 16.490 9.650 12,3 17.300 8.000 9,8 82,90 2. Đất nương rẫy 1.873 2,0 1.600 2,0 3. Đất cây hàng năm khác Trong đó: Mía 33.320 14.850 42,0 18,9 31.600 16.500 39,0 20,2 94,84 111,1 II. Đất vườn nhà 4.107 5,0 3.400 4,0 82,79

III. Cây lâu năm

1. Cây công nghiêp 2. Cây ăn quả

15.800 6.150 9.650 20,1 8,0 12,1 19.592 7.692 11.900 24,0 124,0 125,1 123,32 IV. Đất đồng cỏ Cỏ trồng: 300 35 0,38 330 80 0,4 228,57

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa (12/2004)

2.2.1.2.Về hoạt động chăn nuôi

Tổng giá trị của ngành chăn nuôi chiếm gần 21% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm (gồm trồng trọt và chăn nuôi, không tính đến nuôi thủy

sản)( )2. Tổng đàn bò dự kiến đến cuối năm 2005 đạt xấp xỉ 60.000 con. So với

năm 2004 thì đàn bò giảm về số lượng (năm 2004 là 63.200 con), nguyên nhân là do đồng cỏ bị thu hẹp. Tuy vậy, thể trạng của bò ngày một được nâng cao và chất lượng của đàn bò tốt hơn, tỷ lệ bò lai sind đạt trên 50%. Đây là kết quả của việc thực hiện chương trình cải tạo và vỗ béo đàn bò, hoạt động trồng cỏ được phát triển. Tổng đàn heo đạt trên 140.000 con. Heo vẫn là gia súc chính

1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa (12/2004), Báo cáo những định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tỉnh Khánh Hòa, trang 3.

2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa (5/2005), Báo cáo phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2001-2005), trang 4.

được chọn nuôi và tập trung chủ yếu ở Cam Ranh. Hiện nay, xuất hiện một số vật nuôi mới có giá trị kinh tế khá cao như dê, đà điểu, chim và cá cảnh.

2.2.1.3.Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

Giá trị của ngành thủy sản chiếm trên 50% giá trị tổng sản lượng toàn ngành gồm nông, lâm và thủy sản. Thủy sản là ngành có thế mạnh của Khánh Hòa và đóng góp lớn cho hoạt động xuất khẩu của địa phương. Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản vẫn là những sản phẩm chính cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu vì số lượng ổn định. Đối tượng nuôi trồng chính là tôm sú. Tôm hùm cũng là đối tượng nuôi đem lại nguồn lợi lớn cho Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa rất phát triển và là một trung tâm nuôi tôm hùm lớn của khu vực miền trung. Bên cạnh đó hàng loạt các đối tượng nuôi khác đã được nghiên cứu và phát triển thành công, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho nuôi trồng và lợi ích kinh tế cao như ốc hương, vẹm xanh, sò huyết, hải sâm, chình… Thủy sản khai thác từ biển vẫn là nguồn sống chính của hầu hết bà con sống gắn với biển và là nguồn rất lớn cho chế biến xuất khẩu. Năm 2004, sản lượng khai thác thủy sản là 59.700 tấn và sản lượng nuôi trồng là 12.440 tấn. Gần đây, hoạt động đánh bắt xa bờ được phát triển, tạo được một số nghề mới hấp dẫn bà con ngư dân như đánh bắt cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng, là hai loại có giá trị xuất khẩu cao.

2.2.2.Công tác đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn

Về phát triển thủy lợi: Cho đến cuối năm 2004, trên toàn tỉnh đã có hơn 130 công trình thủy lợi có năng lực thiết kế trên 30.000 ha, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, nhất là tưới cho 40.000 ha lúa nước hàng năm và trên 1.500 ha rau màu các loại. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, Sở NN và PTNN Khánh Hòa đã phối hợp cùng Bộ NN và PTNT thi công và hoàn thành các công trình hồ chứa nước Cam Ranh và hồ chứa nước Suối Dầu. Hiện tại, đã chuẩn bị xong điều kiện để khởi công nâng cấp hồ chứa nước Đá Bàn (ở Ninh Hòa) và hồ chứa nước Hoa Sơn (ở Vạn Ninh). Nói chung, công tác thủy lợi phục vụ sản xuất ở Khánh Hòa được thực hiện khá tốt, nên trong những năm qua, mặc dù thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài nhưng các công trình thủy lợi vẫn đảm bảo tốt việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường sống ở nông thôn: Chương trình nước sạch nông thôn do trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Khánh Hòa chủ trì thực hiện từ năm 1999 đến nay đã đem lại những thành tích lớn. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch tăng từ 37,1% năm 1999 lên 52,6% vào năm 2003. Dự đoán đến cuối năm 2005, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 75%. Tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn Khánh Hòa tuy có tăng trong mấy năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ khoảng 40% và 20% hộ có hố xí nhưng chưa hợp vệ sinh. Đã có sự tiến bộ trong việc thu gom rác thải ở nông thôn (trên 60% rác được thu gom). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trong vấn đề này, chưa có bãi rác hoàn chỉnh và năng lực thu gom rác còn nhiều hạn chế và có tình trạng suy giảm trong tỷ lệ rác thải được thu gom. Các xã ven biển, các làng ở đảo khó khăn trong việc tìm nơi đổ rác.

Về cơ sở hạ tầng đường xá, điện và mạng thông tin: Đến nay, 44/45 xã phường đã có đường đến trung tâm xã nhưng đường chất lượng tốt chỉ chiếm 12% (đã được nhựa hóa), phần còn lại chủ yếu là đường cụt, ngắn với chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Mặc dù vậy, sự đi lại của người dân nông thôn cũng khá dễ dàng. Cho đến nay, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia. Một vài thôn xóm hẻo lánh tiếp tục được kéo điện và sẽ sớm hoàn thành. Về mạng thông tin liên lạc, 100% số xã trong tỉnh đã có điện thoại cố định

2.2.3.Tình hình đời sống của người dân nông thôn miền núi

Nhìn chung, đời sống của người dân nông thôn miền núi còn rất nhiều khó khăn, thu nhập bình quân lương thực vào khoảng 134 kg – 412 kg/người/năm (tùy theo xã), trong đó thóc, gạo, ngô chỉ được khoảng trên 60%, còn lại là khoai, sắn … Trình độ dân trí ở những khu vực này thấp, một mặt là do đường xá đi lại khó khăn (mùa mưa giao thông có thể bị đình trệ vài ba tuần), một mặt là do không có nhiều cơ sở giáo dục tại các địa phương này, nhưng trở ngại lớn nhất vẫn là do đời sống của họ còn quá khó khăn. Người dân nông thôn miền núi, xa đường giao thông chính vẫn còn mang đậm tính tự cấp tự túc. Nhiều vùng còn tập quán quảng canh, nhất là nơi có cộng đồng người Rắc Lây sinh

sống. Nói chung, Khánh Hòa cần nhiều nỗ lực để giúp đời sống của người dân nông thôn các vùng này được phát triển.

2.3.Tình hình phát triển du lịch ở Khánh Hòa

Khánh Hòa từ lâu đã là một trung tâm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo thống kê, vào năm 2000 doanh thu du lịch của tỉnh đứng hạng thứ 6 trong cả nước và đến nay, với những cố gắng thực hiện chương trình Phát triển Du lịch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 và đến năm 2010, Khánh Hòa đã trở thành một trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả nước. Khánh Hòa cũng rất được du khách nước ngoài chú ý. Từ năm 2000 đến nay, lượt khách quốc tế đến với Khánh Hòa tăng bình quân nhanh hơn tốc độ tăng bình quân của khách quốc tế đến với Việt Nam. Theo dự án VIE89/003 do Hiệp hội Du lịch Thế giới, Chương trình phát triển du lịch của Liên hiệp quốc và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam phối hợp soạn thảo thì khu vực Nha Trang – Đà Lạt là vùng du lịch số 3 trong 4 vùng của cả nước có tốc độ phát triển cao hơn hẳn các vùng du lịch khác trong cả nước.

2.3.1.Hoạt động kinh doanh du lịch tại Khánh Hòa 2.3.1.1. Lượt khách lưu trú trên địa bàn 2.3.1.1. Lượt khách lưu trú trên địa bàn

Số lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh liên tục tăng nhất là vào một hai năm gần đây do đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch và tận dụng cơ hội từ việc Nha Trang được công nhận vào câu lạc bộ 29 vịnh đẹp nhất thế giới (vào năm 2003). Bình quân giai đoạn 2001 – 2004 số lượt khách lưu trú tăng 12,6%, riêng đối với khách quốc tế tăng bình quân 14,17% năm. Cùng với sự tăng lên của số lượng lượt khách lưu trú, năng lực tiếp nhận khách du lịch trong toàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 157 khách sạn với 7.692 giường. Hiện nay, con số này đã là 273 khách sạn với 6.030 phòng và 15.758 giường. Loại hình khách sạn cũng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách, từ loại đặc biệt cao cấp đến bình dân.

Bảng 3: Kết quả kinh doanh du lịch 4 năm (2001-2004) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 Tăng trưởng bình quân (%)

Doanh thu Triêu

đồng 244.587 308.792 584.217 456.500 23,21 Tỷ trọng trong GDP của dịch vụ + du lịch % 38,89 39,40 39,4 39,6 0,6 Lượt khách lưu trú người 495.000 562.000 584.127 702.700 12,06 Trong đó: khách quốc tế “ 142.000 155.000 183.471 211.000 14,17 Ngày khách lưu trú Trong đó: khách quốc tế Ngày 962.797 329.807 1.100.825 1.035.594 1.300.000 400.888 1.357.000 473.100 12,26 12,86 Tổng số lao động Người 2.850 3.800 4.354 4.660 18,31

Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa (4/2005)

2.3.1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động lữ hành khá sôi động, có khoảng 160 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó gồm 24 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tuy số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế rất ít nhưng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa cũng tham gia vào kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây chính là vấn đề làm ảnh hưởng chất lượng hoạt động kinh doanh lữ hành vì hướng dẫn viên của các doanh nghiệp này chưa đạt tiêu chuẩn mà cụ thể là chưa có thẻ hướng dẫn viên theo quy định. Mặc dù hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhưng hầu hết các tour du lịch mới

(thường là du lịch sinh thái như: tour sông Cái, tour du lịch vịnh Vân Phong… ) có điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển chưa đảm bảo. Trình độ phục vụ của các cơ sở kinh doanh lữ hành nhìn chung là còn yếu.

2.3.2. Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch

Với sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với giai đoạn trước năm 2001. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh du lịch nhờ vậy cũng phát triển rất mạnh. Các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiêu biểu đã và đang thực hiện trong thời gian qua là:

Thực hiện dự án đường du lịch Đầm Môn phục vụ cho phát triển du lịch tại vịnh Vân Phong, một trong bốn địa điểm du lịch biển lý tưởng nhất hiện nay theo Hiệp hội Biển thế giới.

Hoàn thành dự án đầu tư đường vào khu du lịch Dốc Lết nhằm phục vụ phát triển du lịch sinh thái tổng hợp rừng-biển. Dự án này được thực hiện bằng vốn của Chương trình Quốc gia về du lịch.

Hoàn thành xây dựng công viên bờ biển Nha Trang 1 và đang triển khai xây dựng công viên bờ biển 2.

Hoàn thành xây dựng hệ thống điện trung hạ áp khu du lịch Hòn Bà bằng vốn của Chương trình Quốc gia về du lịch. Đồng thời hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình đường lên khu du lịch Hòn Bà …

2.3.3. Phát triển du lịch văn hóa

Khánh hòa là một địa phương có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và không thiếu các lễ hội truyền thống mang đậm nét địa phương và có giá trị bảo tồn cao. Ngoài ra, trên mảnh đất Khánh Hòa còn có nhiều dân tộc sinh sống. Những yếu tố này góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hành động thiết thực để bảo tồn và triển khai việc sử dụng các giá trị văn hóa này vào việc thu hút khách du lịch. Hàng năm, các lễ hội truyền thống được chính quyền địa phương giúp đỡ tổ chức thực hiện một cách quy mô, tiêu biểu như: lễ hội Am Chúa (lễ hội tưởng nhớ nữ

thần Bà Mẹ xứ sở, người được cho là có công duy trì nòi giống và dạy dân trồng trọt); lễ hội Ponagar, một lễ hội thu hút rất nhiều người chăm hàng năm về Khánh Hòa để hành lễ; lễ hội Cầu Ngư …. Tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ khách tham quan như Tháp Bà Ponagar, Thành cổ Diên Khánh, khu mộ của nhà bác học người Pháp, bác sĩ Alexandre Yersin, và nhiều đình, miếu. Bên cạnh các lễ hội truyền thống, gần đây, Khánh Hòa cũng đã tổ chức nhiều chương trình lễ hội văn hóa – du lịch, chương trình nghệ thuật, và chương trình Festival Biển trở thành chương trình được tổ chức hàng năm. Tuy đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình văn hóa cụ thể để thu hút khách du lịch nhưng các hoạt động này vẫn còn đơn giản và chưa thật sự thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo du khách, vẫn còn mang nặng tính nghi thức.

2.3.4.Hiện trạng môi trường tại các khu du lịch

Mặc dù công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch được chính quyền địa phương rất quan tâm nhưng hiện chỉ có 15/22 khu di tích lịch sử, khu du lịch được trang bị cơ sở vật chất dành cho vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh công cộng, hệ thống thu gom nước thải, thùng rác). Tại nhiều khu du lịch sinh thái rừng, suối, hồ (Thác Yang Bay, Suối Đá Giăng, Suối Tiên, Ba Hồ, bãi tắm Dốc Lết và gần đây là khu du lịch Hòn Bà), các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường còn rất hạn chế, nhà vệ sinh công cộng, thùng rác còn rất thiếu và được bố trí không phù hợp. Vào các dịp lễ hội, lượng rác thải tại các khu du lịch rất nhiều và không được thu gom triệt để, tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với du lịch (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)