Sự mất ổn định về tỷ giá hối đoái ở các nƣớc và một số bài học về tỷ giá hố

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 72)

BÀI HỌC VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:

Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), trong hầu hết các trường hợp ở các nước đang phát triển, sự mất cân bằng trong tỷ giá hối đoái xảy ra dưới dạng tăng giá thực của nội tệ làm mất khả năng cạnh tranh quốc tế thể hiện ở việc tăng giá

hàng xuất khẩu và giảm giá hàng nhập khẩu, dẫn đến một sự thâm hụt ngày càng lớn trong cán cân thanh toán vãng lai. Kết quả là một sự mất cân bằng ngoại đã xảy ra.

Mức giá Tỷ giá o p A ppp e H T T H

Hình 1.15: Cân bằng trong mô hình

Việc quay trở lại mục tiêu cân bằng ngoại được tiến hành bằng sự điều chỉnh tương quan giá cả giữa hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua biện pháp cơ bản là thực hiện phá giá. Sự gia tăng hội nhập quốc tế và việc quá trông cậy vào dòng vốn tư nhân, trong khi cơ cấu kinh tế chưa đạt mức cần thiết, các chính sách kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định làm cho thị trường mất ổn định dẫn đến đảo ngược lớn của dòng vốn. Sự rút vốn đột ngột làm chao đảo thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á năm 1997 đã cảnh báo cho các nước về tính bất ổn của quá trình tự do hoá tài chính – tiền tệ, đây là cuộc khủng hoảng có liên quan nhiều nhất đến vấn

đề tiền tệ. Hiện tượng đầu cơ, mua bán khống trên thị trường tài chính dẫn đến đỗ vỡ

hàng loạt các nhà đầu tư, hệ thống ngân hàng trong nước cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản hay bị thôn tính.

Sau khi xem xét những vấn đề cần quan tâm trong mục tiêu cân bằng vĩ mô của nền kinh tế ứng với một tỷ giá hối đoái nhất định, luận án nêu một số bài học kinh nghiệm của các nước.

1.5.1. Kinh nghiệm của các nƣớc khu vực Châu Á.

Các nước này không lấy chủ thuyết phá giá làm động lực đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu, vai trò của tỷ giá chỉ là hỗ trợ. Lúc đầu, các nước này áp dụng nhiều loại tỷ giá, nội tệ định giá cao trong cơ chế ổn định, khi chuyển sang cơ chế thả nổi (1971 - 1973) thực hiện phá giá sau đó thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường. Khi đạt được tỷ giá thị trường cân đối thì áp dụng cơ chế điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu là chính, để tránh sự lệ thuộc vào USD, chuyển sang gắn nội tệ vào

giỏ ngoại tệ mạnh, điều chỉnh kịp thời cơ cấu dự trữ ngoại hối để tránh rủi ro.

Ổn định hoá các quan hệ tỷ giá, tỷ giá hối đoái thực tế, có dự trữ ngoại tệ thích hợp để khống chế biên độ giao động của tỷ giá ở mức thấp.

Khi tỷ giá hối đoái tăng thì kịp thời điều chỉnh để tỷ giá không cản trở xuất khẩu và hầu hết các nước này luôn nhập siêu. Chính sách tiền tệ của các nước này được hướng mạnh vào duy trì sự ổn định và nâng cao uy tín của đồng tiền quốc gia.

1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Cải cách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc gắn với việc cải cách giá cả. Từ 1/1/94 Trung Quốc thực hiện 1 loại tỷ giá thống nhất của đồng CNY với các ngoại tệ nước ngoài, đồng CNY từ tỷ giá chính thức 5,86 CNY/1USD sang tỷ giá thị trường tự do là 7,6 CNY/1USD. Từ năm 1997 đến 21/7/2005, đồng nhân dân tệ neo cố định với đôla Mỹ 8,28 CNY/USD. Trung Quốc thực hiện giảm giá đồng tiền so với giá trị

thực của đồng bản tệ để thu hút ngoại tệ các nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Dưới sức ép của Mỹ và các đối tác thương mại lớn, từ tháng 7/2005 Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá. Đây là bước cải cách to lớn của Trung Quốc trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, chuyển sang chế độ thả nổi, neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ với biên độ dao động tỷ giá 2%/năm (Band) và biên độ dao động hàng ngày 0,06% (Crawl). Đây là dạng của chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động được điều chỉnh định kỳ BBC (Basket, Band and Crawl Regime). Chính sách kết hối kéo dài 13 năm (từ 1994 – 2007), tỷ giá danh nghĩa của đồng CNY tăng mạnh, chủ yếu phá giá theo giá trị đồng USD. Tháng 7/2005 nâng giá đồng CNY lên 2%, từ 8,28CNY/1USD lên 8,11CNY/1USD, gắn đồng CNY vào rổ bao gồm 10 đồng tiền của đối tác thương mại. Tháng 7/2008, đồng CNY tăng giá, duy trì tỷ giá cố định 6,83CNY/1USD và trở lại gắn đồng CNY vào USD. Đến 22/6/2010, tiếp tục nâng giá đồng CNY từ 6,83CNY/1USD lên 6,79CNY/1USD.

Hình 1.16. Diễn biến NEER và REER của đồng Nhân dân tệ

Trung Quốc đã thực hiện thành công việc cải cách tỷ giá với phí tổn thấp, ít có phản ứng phụ bất lợi cho nền kinh tế, duy trì đồng tiền yếu kết hợp kiểm soát lạm phát, nên tỷ giá thực CNY vẫn trên mức 100 tức định giá thực thấp nhằm hỗ trợ xuất khẩu, thặng dư cán cân thương mại bổ sung dự trữ ngoại hối đáng kể (Hình 1.16). Với chính sách tỷ giá nhạy bén, nhằm đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Trung Quốc là quốc gia có chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái khá nghiêm ngặt khi có những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trung Quốc đang phấn đấu để đồng CNY có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do, và kiên quyết không phá giá mạnh đồng tiền mà chỉ điều chỉnh dần theo lộ trình. Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá mềm dẻo kết hợp phá giá vào những thời điểm cần thiết, kết hợp cải cách chế độ quản lý ngoại hối đã làm mức dự trữ ngoại tệ tăng lên vào bậc nhất trên thế giới.

Việc tìm kiếm một cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp, cũng như việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá trước hết cần phải tính đến nhửng đặc điểm có tính quyết định của nền kinh tế như nhịp độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cán cân thương mại, cân bằng đối nội và đối ngoại.

- Trung Quốc đã phối hợp hiệu quả giữa cải cách tỷ giá hối đoái và cải cách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế.

- Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt cho phép mức tỷ giá danh nghĩa dao động trước các cú sốc lạm phát, đảm bảo lợi ích cho nhà xuất khẩu.

- Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ phải thực hiện từng bước và thận trọng. - Kiên quyết cải cách hệ thống tài chính-tiền tệ sao cho không gây xáo trộn kinh tế - xã hội.

1.5.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Chính phủ Hàn Quốc đặt trọng tâm của chính sách kinh tế là hướng về xuất khẩu thông qua điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu. Hàn Quốc mở rộng xuất khẩu phối hợp các chính sách giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ, khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua tăng lãi suất, phá giá nội tệ để giảm thâm hụt thương mại. Chuyển chế độ

tỷ giá từ cố định sang linh hoạt dựa vào yếu tố thị trường: khi USD lên giá thì để thị trường tự điều tiết, khi USD giảm giá thì tăng cung đồng KRW để đẩy mạnh xuất khẩu.

Duy trì biên độ dao động ổn định tỷ giá trong thời gian dài nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Khắc phục tình trạng đôla hóa thông qua việc gắn đồng bản tệ với một giỏ ngoại tệ.

1.5.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia:

Malaysia mạnh dạn nới lỏng chính sách tiền tệ, ban hành quy định mới kiểm soát ngoại hối sau khủng hoảng tiền tệ năm 1997, hạn chế tối đa lượng ngoại tệ mang ra nước ngoài, khôi phục tính độc lập của đồng Ringgit (MYR), thực hiện chế độ TGHĐ cố định, ấn định tỷ giá ở mức 3,8 MYR/USD, tránh việc gia tăng lãi suất nhằm giảm chi phí vay vốn, gia tăng mạnh xuất khẩu, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng khu vực.

Chế độ TGHĐ cố định và kiểm soát ngoại hối đã giúp Malaysia giảm lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5% hàng năm và dự trữ ngoại tệ, cán cân vãng lai luôn thặng dư, củng cố lòng tin vào sự phục hồi kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

1.5.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan:

Trước khủng hoảng tiền tệ 1997 – 1998, Thái Lan duy trì chế độ TGHĐ cố định, neo đồng Baht vào rổ đồng tiền của các đối tác thương mại nhưng chủ yếu là USD với 80% giá trị, tỷ giá thực xấp xỉ 100 nhưng cán cân thương mại vẫn thâm hụt do chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Nạn đầu cơ tiền tệ năm 1996 – 1997, buộc NHTW Thái Lan phải can thiệp gây cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Các tổ chức tài chính trong nước vay ngắn hạn nước ngoài để đầu tư bất động sản dài hạn, buộc chính phủ phải phá giá ngày 2/7/1997, tỷ giá USD/Baht từ 25,61 lên 47,25. Sau khủng hoảng chuyển sang chế độ TGHĐ thả nổi có điều tiết không được thông báo trước, chuyển hướng chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu từ năm 2000. Thái Lan thực hiện phá giá mạnh đồng Baht (40%) để hướng về xuất khẩu, hỗ trợ ngành công

nghiệp chế tạo. Năm 1996 giá các mặt hàng xuất khẩu bị suy giảm làm tài khoản vãng lai bị thâm hụt 7,9%GDP; cán cân thương mại từ thâm hụt -1,5 tỷ USD (đầu năm 1997) đã chuyển sang thặng dư hơn 1 tỷ USD (năm 1998). Sau phá giá chính phủ có biện pháp thích hợp để loại bỏ khả năng giảm giá kéo dài của nội tệ, củng cố các nhân tố thị trường giúp tỷ giá duy trì ở mức ổn định.

Từ năm 2001 – 2007 tỷ giá danh nghĩa của đồng Baht Thái so với USD giảm nhưng tỷ giá thực REER tăng nên đồng Baht lên giá thực (Hình 1.17), do USD liên tục giảm giá nên chính phủ thực hiện tăng giá nội tệ so với USD làm ảnh hưởng thặng dư thương mại giảm và thâm hụt vào năm 2005 -2006. NHTW Thái Lan phải thực hiện mua giao ngay đồng USD, mua lại trên thị trường thứ cấp, phát hành trái phiếu của NHTW, hoán đổi tiền tệ. Việc can thiệp linh hoạt đã ngăn đà tăng giá của đồng Baht và cải thiện được cán cân thương mại trở lại thặng dư 2.000 tỷ USD.

Hình 1.17. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của Thái Lan

Nguồn: Bank of Thailand.com[110]

Sang năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng Baht tăng giá nhẹ đến cuối năm 2009.

NHTW Thái Lan đã nhận thấy việc can thiệp vào tỷ giá chỉ có hiệu quả đối với biến động do cơn sốc ngắn hạn, nên việc điều chỉnh tỷ giá phụ thuộc vào tính chất của từng cú sốc kinh tế.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 – 1998 đã buộc các nước chịu ảnh hưởng ở Châu Á từ bỏ việc cố định TGHĐ một thời gian quá dài và phải phá giá nội tệ (ngoại trừ Malaysia). Việc lựa chọn chế độ TGHĐ phụ thuộc vào điều kiện và

trình độ phát triển, vào mội trường kinh tế chính trị xã hội của mỗi nước mà không có khuôn mẫu chung cho tất cả các nước.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại Mêhicô và Thái Lan. Thái Lan.

1.5.2.1. Nguyên nhân của 2 cuộc khủng hoảng:

Cả hai cuộc khủng hoảng đều mang đậm tính chất khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khởi đầu từ một cú sốc “tỷ giá” do những quyết định thả nổi – phá giá bản tệ mà Chính phủ mỗi nước đột ngột đưa ra, sau những cố gắng kiềm giữ bản tệ cố định cao giả tạo và quá sức chịu đựng của dự trữ quốc gia.

Hai cuộc khủng hoảng đều mang tính quốc tế sâu sắc cả về tác động lan truyền lẫn những nổ lực hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về mặt tài chính nhằm vượt qua khủng hoảng và cả những thông điệp cảnh báo chung về chính sách tăng trưởng kinh tế mà chúng đưa ra cho tất cả các nước, nhất là các nước thuộc các thị trường mới trổi dậy trong số các nước đang phát triển. Tỷ lệ vốn ngắn hạn lớn, không ổn định và mong manh là vấn đề có tác động rất nhạy cảm khi thị trường tiền tệ trong nước có đột biến. Sự rút vốn đồng loạt và ồ ạt xảy ra là yếu tố gây rối loạn vốn thị trường trong nước.

Cuộc khủng hoảng ở mỗi nước là hợp lực của một loạt nguyên nhân khác nhau, trong số đó có 3 nguyên nhân chính và đặc trưng là:

- Có sự sai lầm và chậm trể trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Ở cả hai nước, cuộc khủng hoảng đều là kết quả của sự “lệch pha”, thiếu đồng bộ trong phối hợp chính sách tỷ giá phục vụ cho chính sách phát triển hướng về xuất khẩu. Cụ thể là giá trị đồng bản tệ của cả hai nước đều bị gắn kết cứng nhắc vào đồng USD, được duy trì cao một cách giả tạo và kéo dài – sản phẩm của quan niệm coi đó như là biểu hiện và sự cần thiết để ổn định và phát triển kinh tế cũng như để khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho vốn nước ngoài đổ vào trong nước. Đồng pêsô Mêhico được Chính phủ thường xuyên can thiệp nâng giá suốt từ năm 1987, khiến tỷ giá danh nghĩa của nó chỉ trên 3 Pêso/USD thay vì thực chất phải là 9 pêsô/USD. Còn ở Thái Lan, tỷ giá thực xấp xỉ 30 baht/USD bị kìm giữ lâu dài ở mức 25 – 26 Baht/USD.

Với chính sách tỷ giá trên đã làm giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của mỗi nước, giảm nguồn thu ngoại tệ do xuất khẩu mang lại cũng như làm tiêu hao nhanh chóng nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, do những cố gắng bán USD ra để giữ giá đồng bản tệ, chính nó đã tạo điều kiện và làm tăng tác hại của hoạt động đầu cơ tài chính trong nước.

- Cơ cấu nền tài chính quốc gia không lành mạnh do thiếu sự định hướng, kiểm soát và điều chỉnh đúng đắn kịp thời, biểu hiện ở chỗ thâm hụt về tài khoản vãng lai cao, mất khả năng thanh toán các khoản nợ, đầu tư kém hiệu quả, tăng tiêu dùng xa xỉ…

Cuộc khủng hoảng xảy ra vào lúc cả hai nước đều có thâm hụt về tài khoản vãng lai lớn tới 8% GDP và chịu sức ép nặng nề của gánh nặng nợ nần, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Từ đầu năm 1991 đến tháng 12/1994 có đến 90 tỷ USD vốn ngắn hạn đổ vào Mêhicô, trong đó hơn 50% là bằng con đường phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ. Đến cuối năm 1993, nợ nước ngoài của Mêhicô là 140 tỷ USD bằng 39% GDP, tương đương 294% thu nhập xuất khẩu và gấp nhiều lần dự trữ ít ỏi của nước này. Còn Thái Lan, hầu như toàn bộ thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai là do vốn vay ngắn hạn. Tính đến cuối năm 1996, nợ nước ngoài của Thái Lan đã tăng vọt từ 28 tỷ USD năm 1990 lên 98 tỷ USD, chiếm 25% tổng sản lượng quốc gia và vượt 3 lần mức dự trữ quốc gia; hơn nữa, 65% các khoản vay phải thanh toán trong thời hạn 1 năm. Nếu thời hạn vay ngắn nhưng lại được đầu tư tập trung vào một lĩnh vực, thì một khi thị trường này bế tắc thì khả năng trả nợ sẽ khó và nợ quá hạn sẽ lớn, gây mất ổn định trong hệ thống tài chính (trường hợp đầu tư vào thị trường bất động sản)

Điều nguy hiểm nữa là cả hai nước đều bị sa lầy vào tình trạng đầu tư không hiệu quả như chi cho bảo vệ cá nhân và an ninh quốc gia, chi cho bất động sản, khu

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)