Trong nền kinh tế thị trường tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá khác nhau, trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá, tùy theo mục đích, tiêu thức phân loại người ta đưa ra nhiều khái niệm về các loại tỷ giá hối đoái như sau:
1.1.3.1.Phân theo đối tƣợng xác định:
- Tỷ giá chính thức tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước quy định là tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Dựa vào tỷ giá chính thức cộng thêm biên độ giao dịch do Thống đốc NHNN quy định, các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước (Pháp, Bỉ), tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua phiên giao dịch vào thời điểm được quy định trong ngày.
- Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung - cầu trên thị trường hối đoái. Nếu tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường tự do không được nhà nước thừa nhận chính thức thì gọi là tỷ giá thị trường tự do.
1.1.3.2. Phân loại theo kỹ thuật giao dịch:
- Tỷ giá giao ngay (Spot rate) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch. Việc thanh toán giữa các bên mua bán phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forward rate) là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư & phát triển yết giá, là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa ngày ký hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm. Hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai.
Ngoài ra còn có tỷ giá mua vào (Bid rate); Tỷ giá bán (Ask rate); Tỷ giá tiền mặt (Bank note rate); Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate); Tỷ giá mở cửa (Opening rate); Tỷ giá đóng cửa ((Closing rate).
1.1.3.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực:
Để phân tích tỷ giá hối đoái, các chuyên gia kinh tế thường sữ dụng các khái niệm như TGHĐ danh nghĩa, TGHĐ thực tế.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGHĐDN) là tỷ giá được công bố, được giao dịch; trong thực tế TGHĐDN được biểu hiện thông qua giá trị thời điểm của đồng tiền, do đó trong điều kiện lạm phát, người ta không thể phân tích động thái của TGHĐ thông qua TGHĐDN được vì lạm phát đã che lấp vận động thực của TGHĐ. Để phân tích động thái của TGHĐ cần sử dụng tỷ giá hối đoái thực tế (TGHĐTT), tính được bằng cách loại trừ nhân tố lạm phát khỏi TGHĐDN. Nếu như TGHĐDN được thể hiện thông qua giá trị thời điểm của đồng tiền (đồng tiền biến thiên) thì TGHĐTT luôn được thể hiện bởi đồng tiền tại thời điểm gốc (đồng tiền cố định). TGHĐTT thể hiện vận động thực của TGHĐ.
Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng nhất là sự thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia tức tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa hai quốc gia .
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate – NER hay E) là tỷ giá song phương mà chưa tính đến những thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái thực (Real exchange rate – RER hay e) là tỷ giá song phương đã tính đến sự thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia. Như vậy RER là NER được điều chỉnh theo giá tương đối của hàng hóa trong nước và nước ngoài. RER biểu thị giá của hàng hoá trong nước tính theo đồng tiền nước ngoài so sánh với giá hàng hoá nước ngoài (P*). RER tăng biểu thị sự mất giá thực và RER giảm biểu thị sự lên giá thực.
E x P
Tỷ giá thực e =
P*
Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng (Nominal effective exchange rate – NEER) là tỷ giá phản ánh giá trị bình quân của một đồng tiền so với hai hay nhiều đồng tiền khác. Xác định NEER dựa trên tỷ trọng thương mại giữa một nước với nhóm các nước có đồng tiền tham gia trong rổ.
- Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng (Real effective exchange rate – REER) là tỷ giá phản ánh giá trị bình quân của một đồng tiền so với hai hay nhiều đồng tiền khác; đo lường sự biến đổi về khả năng cạnh tranh đối ngoại của một nước so với các đối tác thương mại chủ yếu. Chỉ số REER được tính toán trên cơ sở tương quan sức mua thực tế của các đồng tiền dưới tác động của việc thay đổi tỷ giá danh nghĩa và lạm phát. Chỉ số này thường dùng để dự báo tỷ giá hối đoái thực tế giữa đồng tiền một nước so với đồng tiền các đối tác thương mại chủ yếu.
REER = n i 0 E E i base i t x wit x cpi cpi h t i t
Eit: Tỷ giá giữa nội tệ và đồng tiền nước i ở năm t.
cpiht : Chỉ số giá cả CPI trong nước.
cpiit : Chỉ số giá cả CPI của đối tác thương mại i vào năm t so với năm cơ sở.
wit :Tỷ trọng thương mại của đối tác i ở năm t i, t, base : là các chỉ số đối tác, thời gian và năm cơ sở.
Nếu REER < 1: Giá trị thực của đồng bản tệ năm t tăng so với năm gốc có nghĩa là sức mua của đồng bản tệ tăng.
Nếu REER =1: Giá trị thực của đồng bản tệ năm t không thay đổi so với năm gốc, khả năng cạnh tranh ổn định.
Nếu REER > 1: Giá trị thực của đồng bản tệ năm t giảm so với năm gốc có nghĩa là sức mua của đồng bản tệ giảm, khả năng cạnh tranh xuất khẩu tăng.
Các nhà kinh tế thường dùng REER để đo lường sự biến đổi khả năng cạnh tranh đối ngoại của nền kinh tế và kết quả tính toán phụ thuộc vào việc lựa chọn năm gốc và cơ cấu tỷ trọng thương mại của các đối tác.
Phương pháp này giúp tìm kiếm tỷ giá mục tiêu nhằm đảm bảo ổn định sức mua, khả năng cạnh tranh, tuy nhiên chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu ngoại tệ, cân bằng ngân sách và các yếu tố khác.