Thực hiện việc lựa chọn tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 48 - 53)

Việc lựa chọn tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của nó lên hoạt động của nền kinh tế chắc chắn là một trong những đề tài gây nhiều tranh cãi trong chính sách kinh tế vĩ mô. Có hai quan điểm đối nghịch nhau như sau:

Một số nhà nghiên cứu cho rằng không có sự liên hệ giữa việc chọn lựa tỷ giá hối đoái và hoạt động của nền kinh tế. Chẳng hạn công trình nghiên cứu của Baxter và Stockman(1989), Flood và Rose (1995) và Gosh et al (1997), kết luận của họ cho thấy việc lựa chọn tỷ giá ảnh hưởng tương đối nhỏ đến hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu này dựa trên phân loại chính thức tỷ giá hối đoái của IMF (de jure classification), nên được đánh giá là chưa chuẩn xác bởi vì sự khác nhau giữa lời nói và hành vi. Do đó, kết quả có thể thay đổi nếu sử dụng cách phân loại khác.

Một số nhà nghiên cứu khác có quan điểm ngược lại. Họ cho rằng có các chứng cứ thực nghiệm mạnh mẽ rằng tỷ giá hối đoái thực sự là vấn đề đối với hoạt động kinh tế. Thí dụ, Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (1999): “Chúng ta nghiên cứu

mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế qua thí dụ của 183 nước giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng cách phân loại tỷ giá hối đoái mới - phân loại theo thực tế (de facto) dựa trên các hành vi thực tế của các biến số kinh tế vĩ mô có liên quan. Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, chúng ta phát hiện ra rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, tỷ giá hối đoái kém linh hoạt hơn đi đôi với phát triển thấp hơn, với sản lượng đầu ra biến động lớn hơn. Đối với các quốc gia công nghiệp hóa, tỷ giá không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển”.

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế khác lại phát hiện ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và tỷ giá hối đoái. Ví dụ Ilker và Maria (2000) của Ngân hàng Thế giới, dựa trên thực nghiệm cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và tỷ giá hối đoái, họ đã sử dụng dữ liệu toàn diện gồm cả các nước đã và đang phát triển trong 2 thập kỷ gần đây. Họ cho rằng áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm giảm nguy cơ khủng hoảng ngân hàng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một khi khủng hoảng xảy ra các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định chịu tổn thất lớn hơn các quốc gia có tỷ giá hối đoái linh hoạt.

Những phát hiện gần đây cho thấy một quốc gia càng trưởng thành theo nghĩa hội nhập vào thị trường vốn quốc tế và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh, càng nên lựa chọn tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Ở các nước đang phát triển, tiếp cận thấp với thị trường vốn quốc tế nên áp dụng tỷ giá cố định tương đối như neo tỷ giá. Vì nó giúp đạt được lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn và khả năng xảy ra khủng hoảng thấp hơn. Ở các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, tiếp cận cao hơn với dòng vốn quốc tế, thì nên áp dụng tỷ giá trung gian. Bởi vì, tỷ giá cố định nếu áp dụng ở các nước này sẽ là mầm mống gây ra khủng hoảng, mặt khác nó không giúp đạt được mức lạm phát thấp hoặc tăng trưởng cao một cách rõ ràng. Trong khi đó, tỷ giá linh hoạt hoàn toàn cũng không thể áp dụng ở các nước này, do lo ngại rằng dao động lớn trong tỷ giá hối đoái có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh tế. Ở các nước phát triển, thả nổi hoàn toàn sẽ cho mức phát triển nhanh hơn các loại tỷ giá khác mà không phải chịu lạm phát cao. Mặc dù, giá trị của tỷ giá hối đoái linh

hoạt gia tăng với sự trưởng thành về tài chính, thì ưu thế của bất kỳ loại tỷ giá nào cũng sẽ được tăng cường bởi quản lý kinh tế vĩ mô nhất quán của các quốc gia.

Bảng 1.1: Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động của nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái Lạm phát Phát triển Tính không ổn định Khủng hoảng Cố định Làm tăng niềm tin vào chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Làm giảm nhập khẩu ở các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi .Lạm phát có thể được kiềm chế trong điều kiện quản lý kinh tế yếu kém.

Làm giảm các chi phí giao dịch, tăng mậu dịch, làm giảm lãi suất và rủi ro về lãi suất, đồng thời tăng đầu tư và phát triển. Làm tăng tính bất ổn của các cú sốc và tỷ giá cố định danh nghĩa. Làm tăng rủi ro về các cuộc đầu cơ tấn công vào tiền tệ, đặc biệt khi có biểu hiện các dòng vốn không ổn định. Làm tăng nguy cơ khủng hoảng trong bộ phận ngân hàng. Thả nổi Làm giảm nhập khẩu, làm tăng sự trưởng thành của bộ phận tài chính và thể chế Làm tăng tốc độ phát triển do hấp thụ được các cú sốc và ít bị chệch hướng bởi các cú sốc. Làm tăng tính bất ổn của tỷ giá hối đoái thực.

Làm giảm rủi ro về tiền tệ và ngân hàng.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong thực tế, mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng và các nhà khoa học cũng đã đồng ý rằng: Không thể có bất kỳ một tiêu thức chung về tỷ giá cho bất

kỳ một nền kinh tế nào; và thực tế có thể được minh chứng thông qua việc phân loại tỷ giá của World bank (WB). Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu cân bằng nội, thì việc lựa chọn chế độ tỷ giá tối ưu được xác định chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau:

1.3.2.1. Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc:

Các cơn sốc xảy đến cho một nền kinh tế thường có nguồn gốc từ: thị trường hàng hóa hay từ thị trường tiền tệ.

Nếu cơn sốc xuất phát từ thị trường thế giới bên ngoài hay cơn sốc xuất phát từ thị trƣờng hàng hóa trong nước thì tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ che chắn cho nền

kinh tế bằng cách thay đổi tăng giảm cầu hàng hóa bên ngoài, từ đó hạn chế được tác động của nó nhằm đạt mục tiêu ổn định tổng sản phẩm và mặt bằng giá cả. Ngân hàng trung ương chỉ cần điều chỉnh cung tiền cho phù hợp.

Nếu cơn sốc xuất phát từ thị trƣờng tiền tệ thì tỷ giá hối đoái cố định sẽ có ích trong việc ổn định tổng sản phẩm vì cung tiền tệ là một biến nội sinh của tỷ giá, các biến động trong thị trường tiền tệ sẽ được nhà nước điều chỉnh bằng sự thay đổi dự trữ ngoại tệ mà không làm ảnh hưởng đến cung, cầu trên thị trường hàng hóa. Phần lớn các cơn sốc thường rất khó nhận biết là ở thị trường hàng hóa hay ở thị trường tiền tệ để có thể lựa chọn một chế độ tỷ giá tối ưu. Một vị trí nằm giữa hai thái cực cố định cực đoan và thả nổi thuần túy là bán thả nổi hay cố định bò trƣờn theo chế độ Crawling Peg thường được các nước hiện nay áp dụng. Vấn đề là thả nổi hay bò trườn ở mức độ như thế nào? Biên độ thả nổi là bao nhiêu? Việc lựa chọn tỷ giá không có một tiêu thức chung, mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và dựa trên những tiêu thức sau:

- Mức độ các giao dịch ngoại thương: quy mô của các giao dịch thương mại là một yếu tố cần chú ý trong việc lựa chọn tỷ giá. Mặc dù trên thị trường luôn sẵn có các nghiệp vụ phái sinh giúp loại trừ rủi ro hối đoái nhưng chi phí để thực hiện các kỷ thuật hạn chế rủi ro hối đoái trên thị trường chỉ được xem như có hiệu quả đối với các giao dịch có giá trị lớn. Nền kinh tế nhỏ, với giá trị các giao dịch là không lớn,

Nhưng nếu tỷ trọng tổng giao dịch ngoại thương đối với nền kinh tế là đáng kể thì

nên có một chế độ tỷ giá linh hoạt để hạn chế ảnh hưởng từ các cơn sốc bên ngoài. - Mức độ giao lưu vốn và liên kết giữa lãi suất trong nước với lãi suất quốc tế: Nếu mức độ giao lưu vốn và liên kết lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế là càng lớn thì tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm cho lãi suất trong nước sẽ phụ thuộc bởi sự biến động của lãi suất trên thị trường thế giới và ngược lại.

1.3.2.2. Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ:

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết lượng tiền cung ứng còn chính sách tài chính thì tập trung vào cơ cấu thu chi ngân sách.

Tỷ giá hối đoái cố định sẽ tạo nên một sự ràng buộc chặt chẽ đối với chính sách tiền tệ và làm mất tính chủ động cao của chính sách tiền tệ, từ đó tạo nên một kỷ luật tài chính tốt hơn. Trong tỷ giá thả nổi, ngân hàng trung ương không có trách nhiệm duy trì tỷ giá hối đoái nên tính tự chủ trong chính sách tiền tệ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, chính sách tài chính, tiền tệ có thể vận động ngược chiều nhau. Ví dụ, một chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát có thể bị vô hiệu hóa nếu bộ tài chính lại mở rộng đầu tư công.

Như vậy đối với các nước đang phát triển khi mà hệ thống các công cụ tài chính, chính sách còn yếu kém và sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn khó khăn thì nên có một chế độ tỷ giá tương đối cố định nhằm tạo một mốc neo danh nghĩa cho việc phối hợp các chính sách.

Chính sách tiền tệ là một chính sách lớn, cần phải đi trước, cũng như tính kỷ luật tài chính là yêu cầu phải có trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

1.3.2.3. Tỷ giá hối đoái với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu:

Ở các nước tư bản phát triển, thì đồng tiền của hầu hết các nước này trước đây luôn dựa trên bản vị vàng hay ít nhất là có sự đảm bảo theo một loại hàng hóa quan trọng nhất là vàng. Dần dần, khi vai trò của vàng trong nền kinh tế bị suy giảm, thì đồng tiền lại đươc đảm bảo theo một giỏ hàng hóa. Chính từ xuất xứ của các đồng tiền này có cơ sở là vàng và được đảm bảo một cách chắc chắn về khả năng dùng thanh toán đã làm cho các đồng tiền này tự bản thân nó đã có uy tín trên thị trường

hay ta còn gọi là “tín tệ”. Tâm lý về những đồng tiền này luôn có sự ổn định và tỷ giá thường ít có biến động lệch quá nhiều so với ngang giá sức mua. Như vậy, tự bản thân tỷ giá hối đoái đã có một mốc neo vô hình ràng buộc làm cho tỷ giá ít có sự biến động.

Riêng các nước đang phát triển đồng tiền không có xuất xứ từ vàng, khả năng

cung cấp các sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế còn yếu và không ổn định, đồng tiền chỉ là “pháp tệ” làm cho tâm lý về những đồng tiền này thường không ổn định gây nên hiện tượng đôla hóa và tỷ giá hối đoái luôn có sự chênh lệch rất lớn so với ngang giá sức mua.

Ngoài ra việc lựa chọn chế độ tỷ giá còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như: tình hình dự trữ ngoại tệ; hệ thống cung cấp thông tin; tình hình kinh tế vĩ mô; phối hợp các chính sách trên phạm vi quốc tế; Uy tín của ngân hàng trung ương: Yếu tố then chốt quyết định giá trị và sự ổn định của tỷ giá hối đoái là thái độ, uy tín và sức mạnh của ngân hàng trung ương, nơi phát hành ra đồng tiền. Các đồng tiền có chất lượng cao và ổn định là các đồng tiền được dự kiến là duy trì được sức mua của nó bởi vì nó được phát hành bởi các ngân hàng trung ương có uy tín.

Các nền kinh tế đang phát triển với những đặc thù như: nền kinh tế nhỏ, giá trị các giao dịch ngoại thương không lớn cần thiết phải lựa chọn một tỷ giá linh hoạt có quản lý. Do đó, để duy trì sự tương đối ổn định của tỷ giá cần phải sử dụng thêm những biện pháp quản lý hành chính trong việc can thiệp.

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)