Lý thuyết mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 61)

Muốn điều chỉnh nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng phải kết hợp cả hai hướng chính sách: chính sách tỷ giá và nhóm chính sách tác động vào mức cầu nội địa (tài khoá, thu nhập, thuế…).

Nếu chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng làm tăng sản lượng

đầu ra để đạt cân bằng đối nội nhưng làm cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt (CA<0) tại điểm N. Nếu chính phủ thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt để đạt cân bằng đối ngoại (CA=0) với cái giá là tình trạng thất nghiệp ở điểm X.(Hình 1.4)

Hình 1.4: Chính sách tài khoá tác động cán cân vãng lai

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13, 105]

Nếu thực hiện mức tỷ giá hối đoái cao nghĩa là phá giá để đạt cân bằng đối

ngoại (CA=0) là tình trạng cầu dư thừa ở điểm B. Nếu lựa chọn mức tỷ giá hối đoái thấp nghĩa là nâng giá bản tệ để đạt cân bằng đối nội nhưng bị thâm hụt thương mại (CA<0) tại điểm N.

Hình 1.5: Chính sách tỷ giá hối đoái tác động cán cân vãng lai

Cả hai chính sách tài khoá và tỷ giá phải được sử dụng đồng thời để đạt được sự cân bằng. Đường cân bằng đối ngoại BB biểu diễn cách kết hợp giữa mức chi tiêu chính phủ và TGHĐ sao cho nền kinh tế đạt được cân bằng đối ngoại. Nền kinh tế đạt cân bằng đối nội và đối ngoại tại điểm A. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì cần phá giá tiền tệ để duy trì cân bằng đối ngoại ở điểm B.(Hình 1.6)

Hình 1.6: Kết hợp chính sách tạo ra trạng thái cân bằng đối ngoại

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13, 105]

Đường cân bằng đối nội YY biểu diễn cách kết hợp giữa mức chi tiêu chính phủ và TGHĐ sao cho nền kinh tế đạt được cân bằng đối nội. Nếu chính phủ gia tăng về chi tiêu thì phải nâng giá đồng tiền, chi tiêu và tỷ giá phải thay đổi tỷ lệ nghịch do đó đường YY là đường cong dốc xuống.(Hình 1.7)

Hình 1.7: Kết hợp chính sách tạo ra trạng thái cân bằng đối nội

Mô hình Swan kết hợp đường BB và YY thể hiện việc kết hợp chính sách tạo ra cân bằng đối nội và đối ngoại. Độ dốc của đường BB và đường YY trong đồ thị Swan thể hiện vai trò tác động của tỷ giá và mức cầu nội địa đến cán cân vãng lai và GDP. Đồ thị Swan gồm có 4 miền: miền E1 chỉ ra trạng thái thâm hụt cán cân vãng lai và thất nghiệp; miền E2 tình trạng thâm hụt và vượt cầu; miền E3 trạng thái thặng dư cán cân vãng lai và vượt cầu; miền E4 trạng thái thặng dư và thất nghiệp. Ta có điểm cân bằng đầy đủ là điểm A. Nếu đường BB và YY có dạng dốc đứng có nghĩa là tác động của mức cầu nội địa đến cán cân vãng lai hoặc GDP mạnh hơn tác động của tỷ giá. Ngược lại nếu BB và YY có dạng dốc thoải nghĩa là tác động của tỷ giá đến cán cân vãng lai và GDP mạnh hơn tác động của mức cầu nội địa.

Đồ thị Swan ở hình 1.8 dưới đây có giá trị trong việc phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để đạt cân bằng đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên đồ thị chưa tính đến ảnh hưởng của các luồng chu chuyển vốn quốc tế, tác động của chính sách đến tổng sản lượng nền kinh tế.

Hình 1.8: Mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp B E 1 E 2 E 4 E 3 Y Tỷ giá

Mức cầu nội địa B Y Vượt cầu Thặng dư Thất nghiệp Thiếu hụt A

1.4.3. Phƣơng pháp tiền tệ.

1.4.3.1. Mô hình Mundell-Fleming:

Mô hình Mundell-Fleming phát triển dựa trên mô hình IS-LM của Keynes nhưng có đề cập tới các luồng chu chuyển vốn quốc tế trong nền kinh tế mở, khắc phục hạn chế của mô hình Swan, phân tích hiệu quả của chính sách tiền tệ và tài khoá nhằm đạt cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại.

Mô hình xem xét tất cả ba thị trường: tiền tệ, tài sản tài chính và hàng hóa. Mô hình cho rằng tất cả các mức giá trong nền kinh tế như tiền lương, mức giá, hay tỷ giá hoàn toàn linh hoạt trong ngắn hạn và dài hạn có tính tới tác động lạm phát kỳ vọng.

Mô hình cho phép nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng bên ngoài nhu cầu nội tại về tài sản. Cân bằng thị trường hàng hoá được thực hiện thông qua việc tăng giá đồng tiền chứ không phải thông qua việc tăng sản xuất.

-Đường IS (Invest-Saving) là đường cân bằng của thị trường hàng hoá, cho biết lãi suất cần phải bằng bao nhiêu để đảm bảo nhu cầu chi tiêu đúng bằng một lượng cung ứng hàng hoá sản xuất trong nước cho trước. Đường IS có độ dốc âm thể hiện mối liên hệ trái chiều giữa thu nhập quốc nội Y và lãi suất i. Đường IS cho biết lãi suất cần phải bằng bao nhiêu để đảm bảo cân bằng nhu cầu cá nhân với cung hàng hoá sản xuất trong nước, dựa trên đẳng thức:

Y = C + I + G + X – M với: Y là tổng thu nhập quốc nội. C là tiêu dùng trong nước.

I là chi tiêu cho đầu tư trong nước có mối liên hệ nghịch biến với lãi suất danh nghĩa.

G là chi tiêu của chính phủ, phụ thuộc vào yếu tố chính trị.

X là giá trị xuất khẩu, có mối liên hệ đồng biến với thu nhập nước ngoài Y* và tỷ giá thực.

Tăng chi tiêu chính phủ, tăng thu nhập ở nước ngoài và nếu thoả điều kiện Marshall-Lerner thì sự mất giá thực tế của nội tệ sẽ kích thích cầu hàng hoá sản xuất trong nước và làm dịch chuyển đường IS lên trên.Việc thay đổi chi tiêu của chính phủ và phá giá tiền tệ là một trong các nhân tố quan trọng tác động đường IS.

Đường LM (Preferred Liquidity Money) là đường cân bằng của thị trường tiền tệ thể hiện mối liên hệ giữa lãi suất và thu nhập quốc nội mà tại đó thị trường tiền tệ được cân bằng. Thay đổi cung tiền danh nghĩa và phá giá tiền tệ là 2 nhân tố quan trọng làm dịch chuyển đường LM, vì đây là những công cụ chính phủ có sẵn trong tay để tác động vào nền kinh tế. Đường LM là đường dốc lên thể hiện mối liên hệ đồng biến giữa thu nhập quốc nội Y và lãi suất r, dựa trên đẳng thức Md/P = L (Y, r) với Md là cầu tiền, Ms là cung tiền, M là lượng tiền, P là mức giá trong nước.

Đường cán cân thanh toán BP (Balance of payment) là đường cân bằng đối ngoại của nền kinh tế, biểu diễn sự kết hợp giữa lãi suất và thu nhập quốc nội. Đường BP có độ dốc dương thể hiện mối liên hệ đồng biến giữa thu nhập quốc nội Y và lãi suất r, và độ nghiên phụ thuộc vào độ co giãn của chu chuyển vốn so với lãi suất danh nghĩa của nội tệ, độ co giãn càng cao thì đường BP càng nằm ngang và ngược lại.

Vốn được di chuyển tới nơi nào được kỳ vọng có mức lợi tức cao hơn, trái phiếu trong nước có lợi tức bằng lãi suất trong nước. Lợi tức kỳ vọng của trái phiếu nước ngoài bằng với lãi suất nước ngoài cộng với tỷ lệ mất giá kỳ vọng của nội tệ, tương đương sự tăng giá của ngoại tệ. Chênh lệch lạm phát không ảnh hưởng tới lợi tức tương đối. Thị trường ngoại hối chỉ duy trì ở trạng thái cân bằng nếu việc tăng tổng thu nhập được bù đắp bởi sự gia tăng lãi suất, làm cho trái phiếu trong nước hấp dẫn hơn và cải thiện tài khoản vốn.

Hình 1.9:Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,130]

Hình 1.10: Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức cao

Hình 1.11:Chính sách tài khoá mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn ở mức thấp

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,134]

Trong mô hình Mundell – Fleming, khi tăng cung tiền trong điều kiện tỷ giá thả nổi, làm dịch chuyễn đường LM sang phải tới LM’, làm lãi suất trong nước giảm, vốn chảy ra nước ngoài tăng, cầu trong nước tăng làm cán cân thương mại xấu đi ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Để ngăn lãi suất giảm, thị trường ngoại hối sẽ phản ứng lại bằng cách giảm giá nội tệ, tăng tỷ giá ngoại tệ. Khi giảm cung tiền thì ngược lại sẽ làm nội tệ tăng giá. (Hình 1.12; 1.13)

Hình 1.12:Chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn hoàn hảo

Hình 1.13:Chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá thả nổi và vận động vốn không hoàn hảo

Nguồn: Mô hình tài chính quốc tế [13,132]

Mô hình Mundell – Fleming là đóng góp to lớn trong kinh tế quốc tế, làm nổi bật vai trò quan trọng của các luồng vốn quốc tế trong việc xác định tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với tỷ giá. Tuy nhiên, mô hình này có rất nhiều hạn chế bởi những kỹ thuật và giả định của nó dựa trên các điều kiện mà trong thực tế khó có thể đạt được.

1.4.3.2. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt (The flexible-price monetary model):

Mô hình tiền tệ giá linh hoạt cho rằng các mức giá trong nền kinh tế như tiền lương, mức giá, hay tỷ giá hoàn toàn linh hoạt trong cả ngắn hạn và dài hạn, đồng thời tính tới vai trò của tác động kỳ vọng lạm phát; là mô hình xác định tỷ giá hối đoái do Frenkel (1976), Mussa (1976) và Bilson (1978) đề xướng. Giả thiết của mô hình là điều kiện ngang giá sức mua được thoả mãn, trái phiếu trong nước và trái phiếu nước ngoài có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, ngang giá lãi suất không bảo hiểm, đưa lượng cung tiền tương đối vào phân tích.

Ta có phương trình tỷ giá dạng rút gọn: tỷ giá giao ngay (biến phụ thuộc) phụ thuộc vào các biến cung tiền, thu nhập thực tế, lãi suất danh nghĩa.

-Ảnh hưởng của cung tiền tương đối tới tỷ giá: nếu cung tiền trong nước tăng một lượng nhất định sẽ dẫn tới việc mất giá của nội tệ một lượng tương ứng, còn tăng cung tiền nước ngoài một lượng nhất định sẽ dẫn tới việc tăng giá nội tệ một lượng tương ứng.

- Ảnh hưởng của mức thu nhập tương đối tới tỷ giá: nếu thu nhập trong nước tăng lên thì sẽ làm tăng cầu tiền giao dịch, nếu cung tiền và lãi suất giữ nguyên thì giảm giá trong nước sẽ tăng giá nội tệ để thoả điều kiện ngang giá sức mua. Ngược lại, tăng thu nhập nước ngoài làm giảm mức giá nước ngoài, làm mất giá nội tệ để duy trì PPP.

- Ảnh hưởng của lãi suất tương đối đến tỷ giá: nếu lãi suất danh nghĩa trong nước tăng do tăng kỳ vọng lạm phát giá trong nước sẽ làm giảm cầu tiền và tăng chi tiêu hàng hoá làm tăng mức giá trong nước dẫn tới mất giá nội tệ để duy trì PPP.

Mô hình tiền tệ giá linh hoạt dựa trên các mức giá hoàn toàn linh hoạt, trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau, yếu tố quyết định tới tỷ giá là quan hệ tương đối giữa cầu tiền và cung tiền. Mô hình chỉ rõ quốc gia có tốc độ tăng trưởng tiền tệ cao sẽ có mức kỳ vọng lạm phát cao, dẫn đến việc giảm cầu tiền thực tế, tăng chi tiêu hàng hoá, tăng mức giá trong nước và làm mất giá nội tệ để thoả điều kiện ngang giá sức mua PPP. Ta có phương trình tỷ giá sử dụng sai lệch lãi suất như sau:

e=(m-m*) - (y – y*) + (r-r*)

Ta có phương trình tỷ giá được viết lại và sử dụng sai lệch kỳ vọng lạm phát giá như sau:

e=(m-m*) - (y – y*) + (Pe-Pe*)

Hạn chế của mô hình tiền tệ giá linh hoạt là giả định điều kiện ngang giá sức mua liên tục được thoả mãn và mức giá hoàn toàn linh hoạt giống như tỷ giá. Mô hình giá cả linh hoạt đã có bổ sung quan trọng cho lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái

vì mô hình này đã chỉ ra được một cách rõ ràng hơn vai trò của cung tiền, kỳ vọng lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế trong việc xác định những thay đổi của tỷ giá.

1.4.3.3. Mô hình tiền tệ giá cứng của Dornbusch (The Dornbusch sticky- price monetary model):

Mô hình tiền tệ giá cứng là mô hình xác định tỷ giá hối đoái do Rudiger Dornbusch (1976) đề xướng giải thích sự khác biệt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá theo điều kiện ngang giá sức mua. Giả thiết của mô hình là giá cả trên thị trường hàng hoá và tiền lương trên thị trường lao động được xác định trên thị trường giá cả cứng nhắc thay đổi chậm chạp trước các cú sốc và tỷ giá tăng giảm không tương xứng với sự vận động của mức giá. Mô hình giả định nước chủ nhà là nhỏ trong thị trường vốn thế giới, tỷ lệ lãi suất nước ngoài là cho trước; vốn tự do luân chuyển đảm bảo trái phiếu trong nước và trái phiếu nước ngoài thay thế hoàn hảo cho nhau thoả điều kiện ngang bằng lãi suất, tỷ lệ mất giá kỳ vọng của nội tệ bằng chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài. Nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài thì xuất hiện kỳ vọng nội tệ tăng giá để đảm bảo điều kiện ngang bằng lãi suất. Tiền lương thay đổi định kỳ nên giá hàng hoá tăng chậm chạp, cứng nhắc.

-Thị trường tài sản quốc tế: Mô hình Dornbush giả định điều kiện ngang giá sức mua chỉ đúng trong dài hạn, nên tỷ lệ mất giá kỳ vọng của đồng tiền ∆e được quyết định bởi tốc độ của tham số điều chỉnh β>0 và khoảng chênh lệch giữa tỷ giá hiện tại e và tỷ giá cân bằng dài hạn ē.

-Thị trường hàng hóa: việc mất giá của đồng tiền sẽ làm tăng cầu xuất khẩu và sẽ được triệt tiêu bằng việc tăng mức giá trong nước làm mất lợi thế cạnh tranh. Tỷ lệ mất giá của tỷ giá phải lớn hơn tỷ lệ tăng giá của mức giá để giữ cân bằng cung cầu. Tổng cầu d là hàm số của mức chi tiêu c ngoại sinh phụ thuộc thuận chiều vào tỷ giá thực tế (e-p+pf) và thu nhập trong nước y, ngược chiều với lãi suất danh nghĩa trong nước r.

d = c + β1(e-p+pf)+ β2y- β3r ∆e = -β (e – ē)

-Thị trường tiền tệ: với mức cung tiền thực tế m tương đối cao trong điều kiện lãi suất trong nước r giảm xuống (kỳ vọng tăng giá của đồng tiền) thì người dân mới yên tâm nắm giữ tiền. Mô hình cân bằng xảy ra khi thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng. Đường cân bằng hàng hóa HH có độ dốc nhỏ hơn đường PPP vì tỷ lệ tăng mức giá p nhỏ hơn tỷ lệ mất giá của tỷ giá e.

e = ē -1/

de dp

(p-m+ηy-σrf)

Điểm cân bằng trong nền kinh tế là điểm A giao nhau của ba đường: đường cân bằng thị trường hàng hoá HH, đường cân bằng thị trường tiền tệ TT, đường ngang giá sức mua PPP. Đường PPP được vẽ xuất phát từ gốc nghĩa là mức giá trong nước tăng lên 1 lượng x thì tỷ giá tăng lên một lượng tương ứng để duy trì PPP. Nền kinh tế sẽ ở trạng thái cân bằng hoàn toàn khi tỷ giá tương ứng với tỷ giá theo PPP, tổng cung bằng với tổng cầu, thị trường tiền tệ cân bằng.(Hình 1.14; 1.15)

Mô hình Dornbusch đã xem thị trường vốn là nhân tố chính quyết định tỷ giá trong ngắn hạn, mô hình giải thích những biến động của tỷ giá có quan hệ với mức giá thế giới và thay đổi số lượng tiền thế giới, là kết quả của thị trường ngoại hối hợp lý dẫn tới một tỷ giá sai lệch so với tỷ giá theo lý thuyết PPP. Các chủ thể kinh tế trên thị trường hàng hoá và lao động cần có một khoảng thời gian để điều chỉnh hành vi trước một cơ chế chính sách tiền tệ mới. Trong dài hạn, NHTW cần hướng chính

Một phần của tài liệu luan_an_052012_TH_01 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)