Quy trình lựa chọn

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 47 - 49)

3. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU

3.6.1.Quy trình lựa chọn

Trong quá trình lựa chọn hệ thống báo hiệu, không chỉ cần xem xét các yêu cầu đối với hệ thống báo hiệu mà còn phải xem xét đến cấu trúc và quy mô của mạng viễn thông. Tốt nhất là tín hiệu nên được tiêu chuẩn hoá trên toàn bộ mạng lưới và phải phù hợp với hệ tiêu chuẩn trong khuyến nghị của ITU - T; Đó là hệ thống báo hiệu kênh chung số 7. Tuy nhiên, trong thực tế việc tồn tại những hệ thống như hệ thống báo hiệu MF có giao diện với những hệ thống báo hiệu hiện hành khác vẫn còn cần thiết.

Hệ thống báo hiệu có mối liên quan chặt chẽ với tổng đài, sự phát triển của hệ thống báo hiệu luôn theo sau sự phát triển của tổng đài. Đó là nguyên nhân vì sao lựa chọn hệt thống báo hiệu tác động đến việc lựa chọn tổng đài. Điều này đòi hỏi sự đánh giá phải được lựa chọn trên cơ sở lâu dài. Một ví dụ về quy trình lựa chọn hệ thống báo hiệu được đưa ra trong hình 2.11

Trạm truyền tín hiệu

Tổng đài Kênh báo hiệu: Kênh thông tin Kênh báo hiệu xen kẽ

giữa 2 mặt phẳng

Xem xét hệ thống báo hiệu kênh chung trong mối quan hệ với các dịch vụ được cung cấp

Sự cần thiết của hệ thống báo hiệu kênh chung trong việc đánh giá các dịch vụ cung cấp

So sánh tính kinh tế với kênh của hệ thống báo hiệu

Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp Hệ thống báo hiệu kênh chung Hình 2.11. Quá trình lựa chọn hệ thống báo hiệu

- Các yêu cầu về hệ thống báo hiệu bao gồm:

+ Lưu lượng thông tin. + Tốc độ đường truyền. + Hiệu quả kinh tế. + Tiêu chuẩn hoá. + Độ tin cậy.

- Một vấn đề cần thiết trong hệ thống báo hiệu kênh chung cần phải xem xét trong mối quan hệ với các dịch vụ cung cấp. Để thực hiện các dịch vụ điện thoại tế bào, thì việc áp dụng hệ thống này hoàn toàn đúng đắn.

- Không đòi hỏi cụ thể nào đối với hệ thống báo hiệu kênh chung cho các dịch vụ điện thoại đang cung cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự lựa chọn hệ thống báo hiệu nên dựa trên sự so sánh hiệu quả kinh tế có tính đến các xu hướng phát triển công nghệ trong tương lai.

3.6.2. Lựa chọn hệ thống báo hiệu.

Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp thông thường có thể truyền tải các yêu cấu cần báo hiệu cho các dịch vụ điện thoại thường. Nhưng khi xét đến khả năng ứng dụng các dịch vụ mới thì hệ thống báo hiệu kênh chung có thể coi là một giải pháp kinh tế hơn. Theo cách này thì dịch vụ điện thoại di động đã được cung cấp. Sau đó cần truyền các tín hiệu tới tổng đài trong khi đàm thoại để định vị được phương tiện thiết bị lắp đặt điện thoại di động. Việc chuyển tín hiệu báo hiệu trong khi đàm thoại là một trong những đặc điểm của hệ thống báo hiệu kênh chung.

(2) So sánh với hiệu quả kinh tế của hệ thống báo hiệu.

Việc so sánh về hiệu quả kinh tế của hệ thống báo hiệu nên xét đến các thiết bị và tiện ích sau:

(a) Hệ thống báo hiệu kênh chung: thiết bị báo hiệu, đường báo hiệu. (b) Hệ thống thông báo kênh kết hợp: trung kế, bộ ghi, bộ phát.

Hình 2.12 Cho thấy xu hướng về chi phí cho hệ thống kênh chung và kênh kết hợp, với số lượng các kênh liên đài là tham số. Theo xu hướng chung, đối với hệ thống báo hiệu kênh kết hợp, chi phí tăng hầu hết tỷ lệ với số lượng các kênh. Đối với hệ thống báo hiệu các kênh chung, chi phí không thay đổi trừ khi các đường báo hiệu được lắp đặt thêm.

Chi phí Kênh báo hiệu kết hợp

Báo hiệu kênh chung

Phần mở rộng các đường liên kết báo hiệu Số lượng kênh

Hình 2.12. Xu hướng chi phí của hệ thống báo hiệu.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 47 - 49)