4. Việt Nam
4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check:
Séc là phương tiện thanh toán có lịch sử lâu đời, phổ dụng nhất trong TTKDTM. Ở nước ta, quy chế về thanh toán và sử dụng séc được cải tiến dần dần.
Năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 22/QĐ- NH1 cho phép các chủ tài khoản cá nhân được sử dụng séc để chi trả tiền hàng hóa dịch vụ. Quyết định này đã mở rộng đối tượng sử dụng séc trong thanh toán, trước đó thành phần kinh tế tư nhân và cá nhân không được sử dụng phương tiện thanh toán này.
Đến năm 1996, Nghị quyết 30/CP của chính phủ ra đời, quy chế thanh toán bằng séc có sự thay đổi nhiều, không chỉ về hình thức mà cả nội dung thanh toán. Séc được phép chuyển nhượng. Từ một mẫu, séc có thể sử dụng thanh toán theo nhiều cách: lãnh tiền mặt, chi trả bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp và cá nhân dùng chung một mẫu séc thống nhất không phân biệt như quyết định 22.
Tuy nhiên, theo tình hình thực tế về việc sử dụng Séc ở Việt Nam cho thấy, Séc chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong TTKDTM ở nước ta và ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm Séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt, trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với ngân hàng đều đăng kí sử
dụng séc nhưng để rút tiền mặt chứ không dùng séc thanh toán bằng chuyển khoản: sau khi tiền về đến tài khoản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lập tức kí phát séc cho thủ quỹ đến ngân hàng rút tiền. Như vậy, trong giao dịch này séc không đóng vai trò một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ là công cụ phục vụ cho giao dịch như giấy rút tiền mặt từ tại khoản.
Séc chuyển khoản được rất ít doanh nghiệp chấp nhận sử dụng vì người hưởng thụ không chấp nhận sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì đổi lại bằng một tờ giấy
từ tờ giấy họ nhận được. Để đảm bào quyền lợi thì người thụ hưởng chỉ chấp nhận séc được bảo chi hoặc chứng thư bảo lãnh thanh toán séc dẫn tới những phiền hà, rắc rối trong thanh toán séc.
Về phía ngân hàng khi không có khách hàng chấp nhận sử dụng nên ngân hàng hầu như không phát triển sản phẩm này. Vì đối với ngân hàng, không dùng séc chuyển khoản thì khách hàng vẫn có thể sử dụng UNC để chuyển khoản nên không nhất thiết phải mời chào khách hàng sử dụng séc.
Mặc khác, việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10h sáng và 15h) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh chỉ rõ nhận định trên: Doanh số thanh toán séc tại HCM từ năm 2000 – 05/2003
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 5/200
3
Doanh số thanh toán séc 2.507 2.94 8 4.48 0 2.755