Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 2010:

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam (Trang 31)

4. Việt Nam

4.2.1.Tình hình phát triển thẻ thanh toán từ năm 2004 2010:

4.2.1.1. Năm 2004:

Thanh toán điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng. Dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán" khởi động năm 1994, thực hiện năm 1997 và hoàn thành giai đoạn I vào năm 2003. Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành các văn bản liên quan tới thanh toán điện tử như: Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng, Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành quy định về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Một số dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Dịch vụ HomeBanking của Ngân hàng Á Châu ACB cho phép kích hoạt chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, xem số dư tài khoản. Các ngân hàng khác cũng đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến như: Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng ANZ…

4.2.1.1.1. Tình hình website doanh nghiệp:

Hầu hết website chỉ mang tính giới thiệu công ty, sản phẩm dịch vụ (92,17%): hơn 40% website có cung cấp thông tin giá cả, và tính năng liên hệ đặt hàng; hơn 10% website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có nhận thức cao và ứng dụng TMĐT tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình (hàng không, ngân hàng, du lịch).

Năm 2004 cũng chứng kiến các mô hình kinh doanh siêu thị trực tuyến thành công như: www.megabuy.vn ; www.golmart.vn. Các mặt hàng sản phẩm chiến lược được các doanh nghiệp quan tâm khi cung cấp trên website như: sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông, mobile, số hóa, sản phẩm thông tin (sách, báo, tạp chí, đĩa phim,

nhạc). Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử khác bắt đầu phát triển như: sàn giao dịch, cổng thông tin điện tử, rao vặt, đấu giá.

4.2.1.2. Năm 2005:

Nét chú ý của thanh toán điện tử trong năm này thể hiện qua tình hình hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng khoảng 12.000 – 13.000 giao dịch/ ngày, tương đương với 8.000 tỷ đồng/ ngày.

Tuy nhiên, thanh toán điện tử vẫn được coi là yếu tố khó khăn và trở ngại cho các giao dịch thương mại điện tử. Tại thị trường TMĐT Việt Nam năm 2005 chưa xuất hiện một cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng và với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. www.chodientu.com đưa ra giải pháp phát hành thẻ mua hàng trả trước như một giải pháp thay thế. Các hình thức thanh toán khác như: Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua CheckOut, Thanh toán qua Western Union.

4.2.1.2.1. Tình hình phát hành thẻ:

Tính đến hết tháng 10/2005, cả nước có 1.864 máy ATM, phát hành hơn 2 triệu thẻ, trong đó có 1.6 triệu thẻ nội địa. Có 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế. Vấn đề khó khăn đặt ra cho các ngân hàng: hạn chế tính năng của thẻ khi các ngân hàng chưa liên kết với nhau trở thành một hệ thống chấp nhận thẻ đa dạng. Các liên minh thẻ bước đầu xuất hiện tại Việt Nam:

4.2.1.3. Năm 2006:

4.2.1.3.1. Tình hình phát hành thẻ:

4 triệu thẻ trong đó có 3.6 triệu thẻ nội địa, 0.4 triệu thẻ quốc tế, tăng 150% so với năm 2005.

Dịch vụ cung cấp trực tuyến: Các dịch vụ thanh toán điện nước, điện thoại bắt đầu được người tiêu dùng thanh toán qua các hệ thống ATM, thẻ ngân hàng (số lượng các giao dịch chưa nhiều).

4.2.1.3.2. Tình hình các ngân hàng điện tử:

Kích hoạt đăng ký sử dụng dịch vụ InternetBanking chỉ xem được số tiền hiện có, việc chuyển khoản, thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa thực hiện được. Hai ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử hiệu quả: DongABank (chuyển tiền qua SMS Banking), TechcomBank (thanh toán qua FastMobiPay

Mức độ kết nối cũng như phối hợp chia sẻ nguồn lực giữa các ngân hàng trong khi phát triển mạng lưới ATM còn rất thấp. An ninh, an toàn trong TMĐT: Nhiều vụ

thực sự nghiêm minh, các vụ tấn công điển hình như: www.vietco.com, www.chodientu.com

Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng hệ thống liên ngân hàng và cổng thanh toán trung gian.

4.2.1.3.3. Lượng tiền giao dịch:

Lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán có giảm tuy nhiên vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanh toán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Một số phương thức thanh toán mới như thanh toán qua điện thoại di động cũng bắt đầu xuất hiện trong năm 2006.

4.2.1.4. Năm 2007

Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010” và định hướng đến năm 2020.

4.2.1.4.1. Tình hình phát hành thẻ:

29 ngân hàng phát hành gần 8.4 triệu thẻ thanh toán, 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS.Số tài khoản cá nhân trong toàn

hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhảy vọt. Tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 150% đối với số tài khoản cá nhân và 120% đối với số dư tài khoản.

Biểu đồ số lượng tài khoản cá nhân giai đoạn 2000-2007

4.2.1.4.2. Tình hình liên minh hệ thống ngân hàng:

Hoạt động của các liên minh đạt hiệu quả cao. Hệ thống các ngân hàng của Smartlink (thành lập năm 2007 với 27 ngân hàng thành viên) và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước.

Hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam hiện đang tồn tại 4 liên minh thẻ. Đó là liên minh thẻ Ngân hàng VCB, liên minh thẻ Việt Nam Bankcard (VNBC) của Ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknetvn gồm 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ (Sacombank). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.4.3. Tình hình ngân hàng điện tử:

Các ngân hàng thương mại đã đầu tư thích đáng để phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến trong kỹ thuật, đa dạng hoá tiện ích nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, số lượng giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng ngày một cao, giúp giảm bớt chi phí và tiết kiệm thời gian, gia tăng số tài khoản cá nhân.

20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Hai ngân hàng TechcomBank và DongABank đi đầu trong việc ứng dụng và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử.

4.2.1.4.4. Tình hình doanh nghiệp ứng dụng thanh toán trực tuyến:

Năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung câp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airline, 123mua, Viettravel và chợ điện tử.

4.2.1.4.5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử:

Thị trường dịch vụ thanh toán đang trở nên cạnh tranh hơn khi đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ không chỉ giới hạn ở ngân hàng mà được mở rộng sang các tổ chức khác như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các công ty cung cấp giải pháp thanh toán, v.v... khiến các đơn vị phải nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giới thiệu thêm nhiều dịch vụ mới, nhờ đó nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ ngày càng được đáp ứng tốt hơn.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử ra đời trong năm 2007: PayNet, VNPAY, Mobivi, Payoo. Các kênh thanh toán trực tuyến đa dạng: ATM/POS, Internet, Tin nhắn SMS…

4.2.1.4.6. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:

Đề án được phê duyệt hướng tới mục tiêu tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán có thể giảm xuống không quá 18% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020. Đồng thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán cũng tăng lên 20 triệu vào năm 2010 và 45 triệu vào năm 2020, số thẻ phát hành đạt mức 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30 triệu cho tới năm 2020.

4.2.1.5. Năm 2008

Thanh toán điện tử phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi. Ngày 8 tháng 11 năm 2008, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II.

4.2.1.5.1. Tình hình phát hành thẻ:

Đến hết năm 2008, các tổ chức ngân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn hệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc.

4.2.1.5.2. Lượng tiền giao dịch trên thị trường:

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.

4.2.1.6. Năm 2009

4.2.1.6.1. Tình hình phát hành thẻ:

45 ngân hàng phát hành trên 21 triệu thẻ thanh toán với doanh số 25.000 tỷ đồng. Toàn hệ thống ngân hàng lắp đặt 9.500 máy ATM, 33.000 máy POS với năm ngân hàng đứng đầu thị phần thẻ nội địa là Vietcombank, Agribank, Đông Á Bank, Vietinbank và BIDV với tổng thị phần chiếm hơn 90% và 15 ngân hàng đang phát hành các loại thẻ mang thương hiệu quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank… Đặc biệt trong thời gian này, các ngân hàng đã lần lượt cho ra đời các loại thẻ ATM mang tính đột phá (có gắn thêm chip điện tử) như Sacombank lần đầu tiên phát hành thẻ quà tặng Lucky Gift, thẻ ghi nợ Sacombank PassporPlus phát hành chỉ trong 5 phút, PGBank có thẻ Flexicard, E-Partner của Vietinbank,...

4.2.1.6.2. Tình hình phát triển hệ thống liên ngân hàng:

Trên thị trường có 4 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC và ANZ. Sắp tới hệ thống thanh toán thẻ VNBC (DongA) và ANZ sẽ được kết nối vào hệ thống Banknet – Smartlink tạo thành một hệ thống thanh toán thẻ thống nhất.

4.2.1.6.3. Cổng thanh toán điện tử:

Tháng 4/2009, Cổng thanh toán điện tử Ngân lượng được PeaceSoft đưa vào hoạt động. Nganluong.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư tài chính và công nghệ hàng đầu thế giới bao gồm tập đoàn IDG (Mỹ) và tập đoàn SoftBank (Nhật) cùng liên doanh chiến lược với tập đoàn eBay (Mỹ).

4.2.1.7. Năm 2010

4.2.1.7.1. Tình hình phát hành thẻ:

Số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ, hơn 12.000 ATM và khoảng 52.000 máy POS, doanh số sử dụng thẻ trên 600.000 tỷ VND. Theo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, sau 15 năm đi vào hoạt động đến nay đã có 36 ngân hàng thành viên, là hầu hết các ngân hàng kinh doanh thẻ ở Việt Nam, chiếm 95% thị phần thẻ. Đến cuối năm 2010 có tới 49 tổ chức phát hành thẻ với tổng cộng gần 32 triệu thẻ với hơn 200 thương hiệu thẻ khác nhau và khoảng 40% dân số Việt Nam ở độ tuổi lao động đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam sẽ tăng khoảng 18,5% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 (Research & Markets)

4.2.1.7.2. Cổng thanh toán điện tử:

Ngày 1/7/2010, Cổng thanh toán điện tử Bảo Kim được chính thức đưa vào hoạt động. Về cơ bản, mô hình hoạt động của Bảo Kim giống mô hình thanh toán của Ngân lượng. Năm 2010, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tăng nhanh, ước tính trên thị trường có khoảng 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.

4.2.2. Tình hình phát triển thanh toán thông qua check:

Séc là phương tiện thanh toán có lịch sử lâu đời, phổ dụng nhất trong TTKDTM. Ở nước ta, quy chế về thanh toán và sử dụng séc được cải tiến dần dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 22/QĐ- NH1 cho phép các chủ tài khoản cá nhân được sử dụng séc để chi trả tiền hàng hóa dịch vụ. Quyết định này đã mở rộng đối tượng sử dụng séc trong thanh toán, trước đó thành phần kinh tế tư nhân và cá nhân không được sử dụng phương tiện thanh toán này.

Đến năm 1996, Nghị quyết 30/CP của chính phủ ra đời, quy chế thanh toán bằng séc có sự thay đổi nhiều, không chỉ về hình thức mà cả nội dung thanh toán. Séc được phép chuyển nhượng. Từ một mẫu, séc có thể sử dụng thanh toán theo nhiều cách: lãnh tiền mặt, chi trả bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp và cá nhân dùng chung một mẫu séc thống nhất không phân biệt như quyết định 22.

Tuy nhiên, theo tình hình thực tế về việc sử dụng Séc ở Việt Nam cho thấy, Séc chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong TTKDTM ở nước ta và ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người bán chỉ cần cầm Séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận được tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt, trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch với ngân hàng đều đăng kí sử

dụng séc nhưng để rút tiền mặt chứ không dùng séc thanh toán bằng chuyển khoản: sau khi tiền về đến tài khoản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lập tức kí phát séc cho thủ quỹ đến ngân hàng rút tiền. Như vậy, trong giao dịch này séc không đóng vai trò một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chỉ là công cụ phục vụ cho giao dịch như giấy rút tiền mặt từ tại khoản.

Séc chuyển khoản được rất ít doanh nghiệp chấp nhận sử dụng vì người hưởng thụ không chấp nhận sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì đổi lại bằng một tờ giấy

từ tờ giấy họ nhận được. Để đảm bào quyền lợi thì người thụ hưởng chỉ chấp nhận séc được bảo chi hoặc chứng thư bảo lãnh thanh toán séc dẫn tới những phiền hà, rắc rối trong thanh toán séc.

Về phía ngân hàng khi không có khách hàng chấp nhận sử dụng nên ngân hàng hầu như không phát triển sản phẩm này. Vì đối với ngân hàng, không dùng séc chuyển khoản thì khách hàng vẫn có thể sử dụng UNC để chuyển khoản nên không nhất thiết phải mời chào khách hàng sử dụng séc.

Mặc khác, việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức. Hiện nay khách mua và khách bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì khi khách bán đến ngân hàng để nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có trên tài khoản khách bán và ghi nợ trên tài khoản khách mua. Nhưng khi khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi ngày ở đây chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10h sáng và 15h) và việc kiểm tra séc ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát hành mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thanh toán bù trừ trong ngày gặp rất nhiều khó khăn.

Tình hình tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh chỉ rõ nhận định trên: Doanh số thanh toán séc tại HCM từ năm 2000 – 05/2003

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2000 2001 2002 5/200

3

Doanh số thanh toán séc 2.507 2.94 8 4.48 0 2.755

4.2.2.1. Nguyên nhân việc thanh toán bằng séc không phổ biến tại Việt Nam: Việt Nam:

Nguyên nhân quan trọng nhất là người thụ hưởng không tin tưởng vào tờ séc và khả năng chi trả của người k í phát sécbởi không ai có thể kiểm tra được tại thời điểm kí phát séc chủ tài khoản có tiền trong tài khoản không? Nếu có thì đến lúc séc được gửi đến để thanh toán có chắc rằng trong tài khoản còn tiền.

Thứ hai, séc đang được các ngân hàng Việt Nam lưu hành rất dễ bị giả mạo dẫn đến rủi ro lớn không biết truy đòi đâu số tiền đáng lí được thụ hưởng. Còn nếu dùng séc có bảo chi, bảo lãnh, người kí phát phải thực hiện thêm nhiều thủ tục hơn thanh

Một phần của tài liệu Thực trạng hệ thống thanh toán điện tử Việt Nam (Trang 31)