Những nhân tố chủ yếu tác động đến quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện KTHĐ đối với đơn vị SNCT

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của kiểm toán nhà nước (Trang 34 - 36)

Việc xác định một quy trình kiểm toán và các ph−ơng thức tổ chức thực hiện cuộc KTHĐ đối với đơn vị SNCT trong điều kiện hiện nay cần chú ý tới 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau:

1.3.3.1. Nhóm nhân tố về môi tr−ờng hoạt động của đơn vị SNCT

Nhóm nhân tố này bao gồm:

- Cơ chế quản lý của nhà n−ớc đối với đơn vị SNCT. Đặc điểm của cơ chế quản lý này là đang trong quá trình hình thành, nên một mặt ch−a thể phù hợp với nhiều loại hình đơn vị SNCT, mặt khác mới chỉ chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính do vậy ch−a đồng bộ. Việc xác định những tiêu chuẩn

chung( có tính nguyên tắc ) trong KTHĐ cho từng loại hình đơn vị rất khó khăn.

- Đặc điểm về tổ chức hệ thống đơn vị SNCT công lập hiện nay là gắn liền, phụ thuộc vào các cơ quan HCNN (ở cả TW và địa ph−ơng); do vậy tính chất hoạt động vừa chịu sự chi phối bởi các quyết định hành chính, vừa phải tổ chức hoạt động h−ớng ra xã hội. Đặc điểm đó một mặt đòi hỏi KTNN phải tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán các đơn vị SNCT trong tổng thể chung của một tổ chức HCSN; mặt khác, những th−ớc đo đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực chiịu sự chi phối của nhiều yếu tố mâu thuẫn với nhau.

- Hệ thống các tiêu chuẩn định mức của nhà n−ớc trong lĩnh vực sự nghiệp đã ra đời từ những năm 60 - 70 của thế kỷ 20, dựa trên cơ chế hành chính nên vừa lạc hậu, không phù hợp với trình độ quản lý trong thế kỷ 21; vừa thiếu tính năng động trong điều kiện nền kinh tế thị tr−ờng. Đây là một khó khăn trong việc hình thành cơ sở cho đánh giá đúng đắn hoạt động của đơn vị SNCT.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCT

Hoạt động của đơn vị SNCT là đối t−ợng trực tiếp của KTHĐ, do vậy là yếu tố chi phối trực tiếp quy trình và ph−ơng thức tổ chức thực hiện kiểm toán, cụ thể:

- Sự đa dạng lĩnh vực hoạt động và loại hình hàng hoá dịch vụ do đơn vị SNCT tạo nên. Sự đa dạng này không những thể hiện khi so sánh giữa các đơn vị với nhau mà ngay cả trong một đơn vị; nó thể hiện ở nhiều loại hàng hoá dịch vụ tạo ra trong một đơn vị và trong hầu hết các tr−ờng hợp rất khó đánh giá theo ph−ơng thức l−ợng hoá về chất l−ợng hàng hoá dịch vụ. Đây là một yếu tố tác động rất lớn việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, việc xác định các thủ tục phân tích, việc xác định nguồn thông tin... trong kiểm toán. Mặt khác chính nhân tố trên tác động đến việc xác định cơ cấu đoàn kiểm toán.

- Sự đa cấp độ về nguồn tài trợ từ NSNN ( có đơn vị tự trang trải khoảng 30% kinh phí; có đơn vị tự trang trải 100% kinh phí hoạt động th−ờng xuyên)

dẫn đến cơ cấu và năng lực của các đơn vị rất khác nhau, việc đánh giá hoạt động của đơn vị không thể có một th−ớc đo chung; mặt khác, mục tiêu hoạt động của mỗi loại đơn vị (dù trong cùng một lĩnh vực hoạt động) cũng không giống nhau.

- Hệ thống KSNB của các đơn vị SNCT do mới đ−ợc chuyển đổi từ cơ chế hành chính sang; mặt khác hoạt động mang tính chất phi lợi nhuận nên hệ thống KSNB ch−a đ−ợc tổ chức chặt chẽ, vừa mang yếu tố của cơ chế cũ, vừa có nh−ng yếu tố của cơ chế mới ch−a đồng bộ; do vậy việc đánh giá hệ thống KSNB khó có thể hoàn thành một quy trình chung cho mọi đơn vị

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của kiểm toán nhà nước (Trang 34 - 36)