GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBAN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 42 - 43)

I. Quan điểm chỉ đạo của Sacombank về chính sách tín dụng & quản trị rủi ro

tín dụng đến năm 2015 1. Quan điểm

• Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng : chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ các nguyên tắc :

- Tuân thủ pháp luật : tất cả các cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Sacombank trong từng thời kỳ. - Vừa tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín

dụng.

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng. - Đề cao trách nhiệm cá nhân.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng :

- Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. - Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.

- Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng

- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.

• Quan điểm tổng quát của Sacombank về rủi ro tín dụng :

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/ lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/ lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ tại 1 Ngân hàng.

- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể, bảo đảm tính khách quan.

- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/ hoặc thời hạn cấp tín dụng phụ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

• Hình thức quản trị rủi ro tín dụng :

- Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận được và phê duyệt chiến lược rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy chế/ quy định cho vay, bảo đảm tiền vay,..

- Tổng giám đốc ban hành các văn bản có tính chất hướng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng như quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ...

2. Mục tiêu

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhưng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là không cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an toàn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng cần phải đáp ứng các mục tiêu :

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 25-30%/năm.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành/ khách hàng cho dù ngành nghề/ khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế

trong quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w