Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 39 - 40)

(Nguồn: phòng giao dịch 3/2 Chi nhánh Trần Hưng Đạo)

1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.

Một là, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có đặc điểm như sau :

- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức không tương xứng với mức độ rủi ro và chất lượng khách hàng. Cho vay HMTD nhưng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng.

- Khách hàng có nhiều chi nhánh kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so với chi nhánh địa bàn cho vay.

- Cho vay đầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫn đến khách hàng bị buộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưu động để trả nợ trung dài hạn.

- Thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền.

- Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay. Rủi ro này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/ khoản vay có đặc điểm sau :

- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm soát được chất lượng và số lượng đại lý dẫn đến bị chiếm dụng, thất thoát.

- Khách hàng không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu.

- Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các khoản vay có đặc điểm :

- Đầu tư sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử với thời gian dài hơn vòng đời thực tế, có trường hợp thời gian cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòng đời thực tế là dưới 5 năm.

- Bốn là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra với các khoản vay :

- Khi cho vay đầu tư dự án nhưng không tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưu động.

- Khách hàng không có đủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực yếu kém.

- Năm là, khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, thường xảy ra đối với các khoản vay :

- Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động của các nhà đầu tư thứ phát.

- Không đủ khả năng về vốn tự có thường xảy ra ở các dự án bất động sản, mua máy móc thiết bị, các dự án mà chủ đầu tư kê vốn tự có tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai.

- Sáu là, không đánh giá đúng tình trạng tổng thể của khách hàng.

- Khách hàng có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn bị chậm trễ khi quyết toán.

- Thực tế bị lỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính vẫn có lãi. - Nhiều năm liên tục, giá bán không đủ bù đắp chi phí biến đổi. - Bảy là, do thay đổi chính sách thường xảy ra ở các khoản vay. - Kinh doanh thương mại nhập hàng về bán trong nước.

- Đầu tư kinh doanh bất động sản.

- Tám là, khách hàng đầu cơ theo giá trị tài sản.

- Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp cho vay với mục đích cho vay mà khách hàng không kiểm soát được.

- Cho vay với nguồn trả nợ dựa quá nhiều vào giá trị tài sản thế chấp.

Chín là, khách hàng chủ đích lừa đảo thường xảy ra đối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị...

Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng bao gồm các nhóm nguyên nhân từ môi trường kinh doanh; các nhóm nguyên nhân từ chính bản thân khách hàng; và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng, trong đó nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng là chủ yếu và đáng quan tâm nhất đó là tâm lý chủ quan, chậm luân chuyển cán bộ quản lý để tăng cường kiểm tra chéo, thẩm định, xem xét nhu cầu vay chưa kỹ càng, buông lõng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w