Các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank CN Hưng Đạo

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 43 - 47)

Sacombank - CN Hưng Đạo

1. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù, trong những năm gần đây trung tâm CIC của NHNN và trung tâm thông tin tín dụng Sacombank đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn hạn chế.

2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro

2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện :

• Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

• Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch

• Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản đảm bảo, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản.

• Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/ dự án, các tài sản bảo đảm ...để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

2.2. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay khi cho vay

• Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

• Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản đảm bảo của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

• Theo dõi chặt chẽ nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay.

2.3. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra2.3.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề 2.3.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn tồn tại ở bất kỳ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

2.3.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa... Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

2.4. Các giải pháp về nhân sự

• Lựa chọn cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro.

• Bố trí và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

• Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

• Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Mặc dù gặp phải những khó khăn của nền kinh tế trước, trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng Sacombank - CN Hưng Đạo vẫn đứng vững trong bối cảnh này, chất lượng tín dụng trong những năm khủng hoảng có giảm sút so với những năm trước đó nhưng đến cuối năm 2010 chất lượng tín dụng đã được củng cố và tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2011. Tuy nhiên, việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào, do đó NH TMCP NT- CN Vĩnh Lộc cần có thêm những giải pháp mới mẻ hơn để quản lý tín dụng tốt hơn nữa.

Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn có được trong thời gian thực tập. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng Ngoại thương- chi nhánh Vĩnh Lộc. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đang làm việc tại Ngân hàng Ngoại Thương- Chi nhánh Vĩnh Lộc đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w