(Nguồn:Phòng giao dich 3/2 chi nhánh Hưng Đạo

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 31 - 35)

Qua bảng số liệu 3.2 ta thấy : • Về doanh số cho vay (DSCV) :

DSCV của chi nhánh ổn định và tăng qua các năm. Năm 2009 là 1.095 tỷ đồng, năm 2010 là 1.339 tỷ đồng tăng lên 244 tỷ đồng tương ứng tăng 22,28%, năm 2011 là 2.076 tỷ đồng tăng 737 tỷ đồng tương ứng tăng 50,04% so với năm 2010. Trong tổng DSCV, DSCV của các tổ chức kinh tế (TCKT) luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.Cụ thể : năm 2009 chiếm tỷ trọng 62,55% năm 2010 chiếm 62,05% và cho đến năm 2011 thì chiếm 64,18% so với tổng DSCV. Trong tổng DSCV của các tổ chức kinh tế thì tỷ lệ của các công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn, nhất là công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn chiếm đến 75,05% trong tổng DSCV của loại hình công ty. Đối với các doanh ngiệp bao gồm doanh nghiệp tư nhân chiếm 73,66% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 26,34% ở năm 2011, tổng DSCV của các doanh nghiệp ổn định qua các năm, năm 2009 - 2010 tăng 39,93%, năm 2010 - 2011 tăng 67,33% . DSCV của các doanh nghiệp tăng nhanh vào năm 2010 sở dĩ là do vào năm 2010 kinh tế ở nước ta dần ổn định sau cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sôi động trở lại nhu cầu vốn cũng dần tăng cao. Chứng tỏ rằng trong những năm qua quá trình hoạt động kinh doanh của các TCKT đặc biệt là các công ty và doanh ngiệp ngày càng phát triển và triển vọng ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới.

Đối với cá nhân và các thành phần kinh tế khác : DSCV cũng chiếm tỷ trọng lớn và liên tục tăng lên qua các năm, năm 2008 đạt 410 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,45% và đạt 744 tỷ đồng năm 2011 chiếm tỷ trọng 35,82%, đóng góp một phần không nhỏ vào việc tăng tổng DSCV của chi nhánh.

Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ thành phần công ty năm 2011

Về doanh số thu nợ (DSTN) :

Tổng DSTN luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao. Cụ thể năm 2009 là 972 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 1.198 tỷ đồng tăng 48 tỷ đồng, tương ứng tăng 23,25%. Đến năm 2011 thì tăng lên 1.866 tỷ đồng tăng 668 tỷ đồng tương ứng tăng 55,76% so với năm 2010. Trong tổng DSTN thì TCKT luôn chiếm tỷ trọng cao, và tốc độ tăng giảm qua các năm không đều nhau, năm 2009 là 599 tỷ đồng chiếm 61,62%, đến năm 2010 là 725 tỷ đồng giảm xuồng chỉ còn chiếm 60,51%, bước

sang năm 2011 đạt 1.188 tỷ đồng chiếm 66,67%. DSTN của cá nhân và các thành phần khác tăng cao qua các năm đặt biệt năm 2011 tốc độ tăng là 43,34%. Năm 2009-2010 vì khủng hoảng kinh tế nên các TCKT, cá nhân và các thành phần kinh tế khác làm ăn khó khăn nhất là vào năm 2009, sang năm 2010 kinh tế khá ổn định cộng với sự hỗ trợ của nhà nước nên hoạt động kinh doanh có lãi hơn nên việc trả nợ cho NH được tiến hành nhanh chóng, mặc khác trong thời gian qua chi nhánh cũng đã có các chính sách thu hồi nợ hợp lý đã làm cho DSTN tăng cao. Như vậy qua 3 năm thì NH đã thực hiện khá tốt công tác thu nợ và đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Về dư nợ :

DSCV cùng với DSTN tăng giảm không đồng đều qua các năm dẫn tới dư nợ của các thành phần kinh tế cũng không đồng đều qua 3 năm 2008-2010 cụ thể : Đối với các TCKT năm 2009-2008 dư nợ tăng 106 tỷ tương ứng tăng 20,87%, năm 2010-2009 thì dư nợ tăng 144 tỷ đồng tương ứng tăng 23,45%. Năm 2008 vì kinh doanh không có hiệu quả nên dư nợ của các TCKT tăng nhưng với tốc độ hơi chậm tới năm 2010 nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước nên các doanh nghiêp mạnh dạn đầu tư nên dư nợ đã tăng lên. Đối với dư nợ của cá nhân và các thành phần khác cũng diễn ra tương tự. Qua đó ta thấy mối quan hệ của chi nhánh với các thành phần kinh tế ngày càng được mở rộng.

Qua phân tích trên ta thấy NH có sự chú trọng đến tất cả các thành phần kinh tế nhưng đặt biệt chú trọng đến cho vay ngắn hạn đối với các TCKT hơn cho vay đối với các nhân và các thành phần kinh tế khác, vì chi nhánh nằm trong khu vực đông dân cư, nơi tập trung rất đông doanh nghiệp, công ty sản xuất thương mai đặc biệt là các doanh ngiệp và công ty có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ vì vậy hoạt động cho vay ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho NH mà còn đảm bảo an toàn, khả năng cạnh tranh cho NH. Trong những năm gần đây NH đang trên đà phát triển nên tỷ lệ cho vay ngắn hạn ngày càng được tăng cao, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, công ty ở thành phố.Hồ Chí Minh.

1.2.Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế

xuất ưu đãi đã làm cho tỷ lệ cho vay ngắn hạn qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu Đề tài “Rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo- Thực trạng và giải pháp”. potx (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w