PHẦN C CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 52 - 62)

1 Tại hội nghị về các vấn đề pháp lý của ngành viễn thông tháng năm 997 tại Hà Nộ

PHẦN C CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Từ đầu những năm 60 các công ty lớn trong giao dịch điện tử liên quan tới hoạt động kinh doanh thường dùng EDI (Electronic Data Interchange). Các ngân hàng cũng đã bắt đầu dùng EFT (Electronic Funds Transfer) cùng thời điểm đó. Hiện nay, cùng với sự thịnh hành của mạng Internet, các giao dịch điện tử trở thành các hoạt động thường ngày đối với khách hàng đầu cuối và các doanh nghiệp mọi quy mô. Mạng Internet đã thay đổi thể loại và cách thức vận hành doanh nghiệp và trở thành công cụ phổ biến nhất tạo khả năng hợp tác đối với các công ty và người sử dụng cá nhân. Hiện nay tất cả các công ty đều ít nhiều đã là công ty mạng. Nhiều công trình công bố định nghĩa thương mại điện tử như là mua và bán sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet, nhưng hiện tượng này có nhiều khía cạnh hơn. Ngay từ đầu thương mại điện tử đã tập trung vào xử lý giao dịch và chuyển tiền qua mạng máy tính. Ngày nay người ta mở rộng hoạt động này thêm mua và bán các giá trị mới như thông tin điện tử. Phạm vi của hiện tượng này cũng hoàn toàn thay đổi. Mới đầu các giao dịch kiểu này được tiến hành giữa các tập đoàn lớn và các ngân hàng. Hiện tại mạng Internet đã cho phép người sử dụng đầu cuối kết nối với chuỗi giao dịch này. Người ta càng ngày càng quan tâm tới khách hàng đầu cuối và chính họ càng được coi là thành phần quan trọng. Các công ty vừa và nhỏ cũng thấy rằng họ cũng có thể vận hành doanh nghiệp mạng cũng như các tập đoàn lớn. Đối với tổ chức mọi quy mô thì điều hiển nhiên là việc sử dụng mạng Internet hạ thấp các chi phí điều hành doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng mạng Internet như là một phương tiện truyền thông mới đã biến các dữ liệu của mình thành dạng số hóa và đưa vào hệ thống lưu hành thông tin của các đối tác, khách hàng.

Theo quan niệm của các dạng bán hàng truyền thống thì khách hàng thoạt đầu nhận diện ra nhu cầu của mình mà không phụ thuộc rằng đây là sản phẩm vật lý, dịch vụ hay thông tin. Sau đó khách hàng tìm kiếm và so sánh các thông tin về sản phẩm và dịch vụ, rồi phân tích các điều kiện về giá cả, phục vụ và danh tiếng. Quá trình này cũng có thể chứa các khía cạnh phụ thêm như thương lượng về giá cả (như trong các cuộc đầu giá trên mạng), số lượng (khuyến mãi như mua một tặng một), điều kiện cung ứng hay một số khía cạnh pháp lý nào đó (công nhận quyền tác giả). Tuy nhiên, quá trình này không kết thúc ở giai đoạn cung ứng sản phẩm. Dịch vụ sau bán hàng cũng đảm bảo lợi ích cho cả hai phía. Nó cho phép khách hàng liên tục kiểm soát chất lượng và được quyền bảo trì sản phẩm mà mình đã mua. Nhà cung ứng trái lại có điều kiện tập hợp

kiến thức về hành vi, xu hướng và sự mong đợi của thị trường. Trong khi đó, ngân hàng và các cơ quan tài chính khác thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền giữa người mua và người bán mà không để ý tới việc người nhận là khách hàng cá nhân hay các tập đoàn lớn.

Khi chúng ta nhận thức được bao nhiều quá trình tham gia vào mô hình bán hàng truyền thống thì dĩ nhiên rằng định nghĩa thương mại điện tử không chỉ giới hạn tới việc mua và bán sản phẩm trên mạng máy tính thay thế các hóa đơn kiểu truyền thống, điện thoại, chuyển phát nhanh... Nói về thương mại điện tử cần phải nhớ rằng ta không thể hạn chế phạm vi chức năng của nó tới những quá trình sản sinh lợi nhuận, cũng cần phải nhớ tới các quá trình đi kèm theo và hỗ trợ việc sản sinh lợi nhuận. Các quá trình này là: kích cầu, hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được xây dựng dựa trên cơ cấu kinh doanh truyền thống bổ sung thêm các ưu điểm do mạng máy tính mang lại tạo ra một chất lượng hoàn toàn mới. Thao tác trên các dữ liệu số tạo nên khả năng tương tác một cách đơn giản với các đối tác, loại bỏ các rào cản hạn chế đáng kể trong trường hợp các mô hình truyền thống – ví dụ khách hàng tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ, hỗ trợ hậu mãi 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần tại bất kỳ nơi nào.

Những kinh nghiệm ở Mỹ đã chứng tỏ rằng công nghệ tin học mới có thể hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo nên việc làm mới. Thương mại điện tử đã mở ra những khả năng mới, những dạng kinh doanh mới. Chúng ta hãy lấy ví dụ hiệu sách Internet lớn nhất thế giới – www.amazon.com. Trụ sở công ty này nằm ở Seattle của bang Washington. Công ty không có các cửa hiệu vật lý, còn sách, CD và băng video được bán qua mạng bằng cách điều phối việc gửi hàng trực tiếp tới khách hàng từ kho của nhà xuất bản.Văn hóa và giải trí cũng nhận thấy mạng Internet và thương mại điện tử như là những phương tiện truyền thông mới nhằm mở rộng phạm vi khách hàng. Nhà đạo diễn Mỹ – Steven Spielberg đã dựng nên bộ phim hoạt hình ngắn có thể xem được trên mạng Internet. Nhân vật chính của bộ phim này là hình ảnh ngộ nghĩnh của chính tác giả Spielberg, còn cốt chuyện thì được dựa trên giấc mơ của ông ta. Tác phẩm của nhà sáng tác „Miệng cá mập”, „Indian Jones” và „Danh sách Schindler” chỉ có thể xem trên mạng Internet như www.countdown.com. Các công ty như www.double-eye.com hay

www.heraut.comcòn đi tiếp bước nữa. Vì sản phẩm của họ chỉ có dưới dạng số như tệp mp3, phần mềm, e-book, nên các kho hàng của họ cũng chỉ là dạng số và nằm trên máy tính (máy chủ) có khả năng thực hiện các công việc trọng trách như phục vụ đặt hàng.

XÃ HỘI THÔNG TIN

Do đó, khó có thể định nghĩa thương mại điện tử một cách rõ ràng, vì một số khả năng nào đó của thương mại điện tử chưa được khai thác hết và không chỉ liên quan tới những công việc mà chúng ta biết tới ngày nay và thực hiện qua mạng máy tính, mà còn các hiện tượng mới hiện diện trên mạng Internet trong một tương lai không xa.

Thương mại điện tử thường được định nghĩa như là hỗ trợ quá trình bán hàng qua việc sử dụng mạng Internet. Nói cách khác, có thể coi thương mại điện tử như là khả năng sử dụng công nghệ tin học-viễn thông hiểu một cách rộng trong liên hệ và trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và môi trường. Tuy nhiên nếu xét vấn đề từ góc độ công nghệ và các hệ thống thông tin thì định nghĩa thương mại điện tử có thể có dạng như sau:

Thương mại điện tử là tổng các quá trình và dữ liệu được sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet.

Một số định nghĩa khác về thương mại điện tử được nêu ra ở dưới đây:

1) Khái niệm thực tiễn miêu tả quá trình mua, bán, cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thông tin của các đối tác thương mại (cá nhân, tập thể hay các doanh nghiệp điện tử) được bảo đảm bằng các phương tiện thanh toán (truyền thống hay điện tử), được thực hiện dựa trên hạ tầng kỹ thuật – tổ chức, chủ yếu là mạng máy tính cùng với Internet, với mục đích là lợi nhuận.

2) Hoạt động kinh doanh được tiến hành trên mạng máy tính như Internet hay các hạ tầng truyền thông tương tự.

3) Sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán hàng và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cùng với việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử.

Để hiểu được vai trò và vị trí của thương mại điện tử trong nền kinh tế và xã hội mới ngày nay (kinh tế trị thức và xã hội thông tin) hình minh họa và những định nghĩa sau sẽ cho phép ta định vị được từng thành phần cấu thành xã hội và nền kinh tế thời này.

Kinh tế ĐT

Kinh doanh ĐT

Doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) – công ty có khả năng trao đổi các giá trị như

phương tiện tài chính, hàng hóa, dịch vụ và thông tin bằng con đường điện tử. Từ giác độ thương mại điện tử thì doanh nghiệp điện tử là những nhà cung ứng hay các đối tác tiềm năng hoặc đóng cả hai vai trò này trên thị trường điện tử. Nói chung doanh nghiệp điện tử có thể là nhà sản xuất, đối tác trung gian cũng như nhà tổ chức các giao dịch trao đổi.

Thương mại điện tử (e-commerce) - định nghĩa đã được nêu trên, và về thương mại

điện tử ta sẽ nói tiếp ở những phần sau.

Kinh doanh điện tử (e-business) – Khái niệm rộng hơn thương mại điện tử, khác nó ở

chỗ các hoạt động sản xuất cũng diễn ra qua trung gian mạng. Các hoạt động này có thể quản trị được ở cấp mạng nhưng khó có thể thực hiện qua mạng.

Kinh tế điện tử (e-economy) – tổ chức xã hội kinh tế nhân tạo với kiến trúc do tính

phức tạp động và đặc thù của hạ tầng đang được sử dụng hiện diện trong một không gian mạng đa chiều, trong và ngoài khuôn khổ pháp lý (khi các văn bản qui pháp không theo kịp các quá trình diễn ra trong thực tế), không thể vận hành một cách tĩnh trong thế giới thực, mặc dù các hàng hóa và thanh toán của nó thuộc về thế giới này.

Xã hội thông tin (information society) – nhóm đồng nhất chung một quyền lợi, sở

thích, tín ngưỡng, nhu cầu, phong cách sống tập trung tại mạng không gian ảo không phụ thuộc địa điểm địa lý của từng cá nhân.

Theo cách vận hành, ta có thể phân loại thương mại điện tử thành: Thương mại ĐT

Doanh nghiêp ĐT

a) Thương mại điện tử trực tiếp – toàn bộ giao dịch thương mại từ lúc đặt hàng cho đến khi thanh toán và chuyển hàng được diễn ra trên mạng (chỉ liên quan tới các sản phẩm và dịch vụ có thể chuyển tải được qua mạng).

b) Thương mại điện tử gián tiếp – tìm kiếm những dịch vụ, hang hóa và các đối tác mới trên mạng, gửi công văn và thanh toán qua mạng, trái lại việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được diễn ra trực tiếp theo cách truyền thống (bưu điện, các công ty chuyển phát, gặp gỡ trực tiếp tại nhà kho, địa điểm giao dịch của công ty).

c) Thương mại điện tử hỗn hợp – trên thực tế, sự kém phát triển của mạng và các dịch vụ viễn thông làm cho ta phải sử dụng các dạng hỗn hợp như các hoạt động ngoài thanh toán có thể diễn ra thông qua mạng.

Xét tới góc độ liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, ta có thể phân biệt ra ba thể loại của giải pháp thương mại điện tử:

Business-to-Consumer, B2C – là giải pháp mà bên mua hàng (khách hàng) tự

động liên hệ với công ty qua duyệt trình mạng Internet, sử dụng các chức năng có trên các trang mạng Internet của công ty.

Business-to-Business, B2B – khác với B2C, sự tương tác trong trường hợp này

diễn ra tự động qua EDI giữa các hệ thống tin học có gắn kết với nhau của công ty.

Business-to-Employee, B2E – các chức năng liên quan tới phục vụ và truyền

thông giữa chủ lao động và nhân viên được thực hiện qua mạng với sự sử dụng các trang web nội bội (intranet) và các dịch vụ thông tin khác.

Ngoài thương mại điện tử ra trong xã hội thông tin ta còn có những giao dịch không mang tính chất thương mại như sau:

-B2G – những giao dịch điện tử diễn ra giữa các doanh nghiệp và các đơn vị

chức năng nhà nước như trao đổi thông tin cần thiết đối với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và khách hàng của chúng.

-C2G – các thao tác diễn ra giữa người tiêu dùng và phương tiện truyền thông

công chúng; chuyển dịch từ sự trao đổi thông tin từ khách hàng có tổ chức tới khách hàng sang khách hàng cá nhân và mở rộng phạm vi ứng dụng sang các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng khác.

-C2C – trao đổi thông tin, thậm chí cả dịch vụ giữa từng thành viên của xã hội

(chẳng hạn như qua e-mail).

-G2G – bảo đảm truyền thông và xử lý thông tin hiệu quả và nhanh chóng hơn

giữa các cơ quan chính phủ, tự trị và các cơ quan hành chính quốc gia khác.

Thương mại điện tử khác rất nhiều so với thương mại truyền thống. Bảng sau đây sẽ nêu ra một số sự khác biệt dựa trên những tiêu chí cụ thể.

Tiêu chí Thương mại truyền

thống

Thương mại điện tử

Phương tiện Truyền thông trực tiếp mặt đối mặt qua các nhà trung gian hay các công văn đương bưu điện, điện thoại để bàn, fax.

Liên hệ qua mạng Internet như email, Website, các công cụ truyền thông khác, có thể được hỗ trợ do các phương tiện truyền thống khác.

Tính linh hoạt trong hoạt động

Linh hoạt kém, khó có thể chuyển sang lĩnh vực kinh

Tính linh hoạt cao do vai trò trung gian trên thị

thay đổi và mở rộng phạm vi những mặt hàng hiện có do nhiều hạn chế về mặt hành chính.

biện pháp kỹ thuật tích cực trên thị trường như quảng bá sự thay đổi, kết nối với các Website khác, tạo dựng cổng riêng của mình.

Hậu cần hoạt động Hàng hóa được sản xuất tại chỗ hay lưu trong kho, phạm vi hoạt động hạn chế, cần phải duy trì nhiều điểm sản xuất và phân phối.

Được tách rời khỏi hoạt động sản xuất, khả năng gửi trực tiếp từ nơi đổ buôn tới khách hàng.

Hậu cần bán hàng Cấu trúc dọc, chuỗi các trung gian, cần thiết phải tiếp khách hàng tại các điểm bán với giờ giấc cụ thể

Dạng thanh toán Tiền mặt, séc, vấn đề công nhận ngoại tệ. Mức độ an toàn chấp nhận được

Thanh toán qua bưu điện, chuyển tiền, thẻ thông minh, vi-thanh toán, tiền điện tử, hạn chế do phải có hạ tầng phù hợp, mức độ an toàn thấp.

Tham số bán hàng Giá thành phụ thuộc vào địa điểm bán hàng và độ dày đặc của mạng lưới bán hàng, vị trí địa lý.

Do toàn càu hóa nên sự chênh lệch về giá không nhiều, nếu có thì do điều kiện cung ứng

Ngay cả trong thương mại điện tử, sự khác biệt giữa thương mại điện tử được tiến hành theo kiểu truyền thống và theo kiểu Internet được nêu ra chi tiết ở bảng sau đây:

Quan hệ giữa các đối tác được xác định trước khi thực hiện giao dịch cung với nhiều liên kết khác.

Quan hệ giữa các đối tác có thể được xác định trong lúc thực hiện giao dịch.

Chỉ các liên hệ giữa các công ty. Liên hệ giữa các thành phần của nền kinh tế điện tử.

Dựa trên mạng cá nhân, đóng, có bảo mật hoặc mạng công cộng mở.

Dựa trên mạng công cộng mở. Hiệp hội chuyên ngành, đóng Thị trường toàn cầu, mở. Thể loại giao dịch, dạng văn bản, thanh

toán là kết quả của các hợp đồng giữa các đối tác.

Người bán và nhà cung cấp dịch vụ Internet xác định thể loại giao dịch được tiến hành.

Số lượng đối tác hạn chế bằng hợp đồng và số lượng các công ty hoạt động trong ngành.

Số lượng đối tác không hạn chế.

Hợp đồng xác định trước thể loại mạng được dùng trong truyền thông.

Người mua và người bán xác định độc lập mạng truyền thông nào sẽ dùng trong giao dịch điện tử và có thể được thay đổi trong giao dịch kế tiếp.

Các đối tác biết nhau và tin cậy nhau. Các đối tác cả biết nhau cả chưa từng biệt nhau.

Thống nhất chung: mỗi bên biết cách sử dụng hệ thống và có thể mong đợi những điều gì.

Không một thỏa thuận nào được xác định từ trước.

Mạng có thể được bảo mật từng phần. Cần phải chứng thực và bảo mật đường truyền tải dữ liệu.

Thị trường với sự tiếp cận hạn chế. Mạng chỉ đơn thuần là phương tiện truyền thông.

Toàn bộ mạng là một thị trường

CHƯƠNG C.I. – Thương mại điện tử kiểu B2B

Đa số các công ty hiện nay đang thử xác định cách tiếp cận của mình đối với nghiệp vụ kinh doanh điện tử giữa các công ty kiểu B2B (business to business). Các

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w