PHẦN B CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHƯƠNG B.I – Hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 26 - 52)

1 Tại hội nghị về các vấn đề pháp lý của ngành viễn thông tháng năm 997 tại Hà Nộ

PHẦN B CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHƯƠNG B.I – Hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử

CHƯƠNG B.I. – Hạ tầng kỹ thuật của thương mại điện tử

Các cuộc nghiên cứu về Internet được khởi đầu vào thời điểm chiến tranh lạnh, khi bộ quốc phòng Mỹ thiết lập nên cơ quan ARPA (Defense Advance Research Projects Agency). Cơ quan này có nhiệm vụ theo kịp Liên Xô trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật hiện đại. Khới điểm của đề tài này là những cuộc nghiên cứu về chuyển hướng truyền các pakét dữ liệu của Massachusetts Institute of Technology vào những năm 1961-1962. Khi đó đã xuất hiện khái niệm về mạng máy tính toàn cầu. Công trình đầu tiên về chuyển hướng truyền các pakét dữ liệu được Leonard Kleinrock (MIT) công bố vào năm 1964. Chính Kleinrock đã thuyết phục Lawrenc G. Roberts (một trong những nhà thiết kế làm việc cho ARPA sau này) rằng việc sử dụng các pakét là tương lai trong kết nối các máy tính với nhau thành mạng. Mùa thu năm 1966 Roberts L.G. tham gia nhóm thiết lập mạng máy tính trong ARPA; ông ta đưa các ý tưởng của mình vào kế hoạch tạo nên ARPANET vào năm 1967. Song song với nhóm ARPA, Donald Davis cũng nghiên cứu thiết lập mạng máy tính dựa trên nguyên lý tương tự ở Anh. ARPANET là một mạng máy tính dựa trên công nghệ chuyển hướng truyền các pakét dữ liệu nhằm đảm bảo chuyển tải dữ liệu tới người nhận trong trường hơp một phần của mạng bị phá hủy (chẳng hạn do tấn công bom nguyên tử). Ngày nay đây là nguyên tắc căn bản về tính toàn vẹn của mạng Internet.

Các giao thức truyền thông được sử dụng cho mạng Internet được biên soạn và miêu tả lần đầu tiên trong công trình của Kahn và Cerf vào năm 1974. Công trình này

trình bày giao thức TCP (Transmission Control Protocol) cho mạng Internet. Tuy nhiên giao thức TCP được triển khai lần đầu tiên trong hệ Berkeley UNIX4.2 BSD vào cuối những năm 70 và được dùng làm giao thức chuẩn của mạng ARPANET vào năm 1982. Hiện nay TCP cùng với giao thức IP (Internet Protocol) tạo nên chuẩn mực bắt buộc của giao thức truyền thông trong mạng Internet và được gọi là TCP/IP. Chính nhờ vào IP mỗi máy tính trong mạng được gắn với một mã số nhận diện (identification number) gồm bốn phần (ví dụ: 12.209.132.5) nhằm định vị máy đó trong mạng.

Năm 1967, lần đầu tiên người ta công bố những tiền đề cơ bản của ARPANET tại hội thảo ACM (Association for Computer Machinery). Năm 1968 là năm thực hiện các công trình về thế hệ mạng đầu tiên cả phần cứng lẫn phần mềm cho ARPANET. Một năm sau ARPANET đã kết nối 4 trường đại học của Mỹ: Stanford Research Institute, UCLA, UC Santa Barbara, Utah University. Tháng 10 năm 1972 tại hội nghị ICCC (International Computer Comunication Conference) ARPANET lần đâu tiên đã được phô diễn trước công chúng. Cuối năm 1971 mạng ARPANET đã kết nối 23 máy tính trên toàn nước Mỹ. Một năm sau đã có 40 máy được kết nối với nó. Năm 1973 mạng ARPANET đã vượt gianh giới nước Mỹ và trở thành mạng máy tính quốc tế kết nối với University Collage tại Luân Đôn và Royal Radar Establishment tại Na Uy. Năm sau Balt Beranek và Newman thiết lập ra mạng TELENET, phiên bản thị trường đầu tiên của mạng ARPANET (mạng ARPANET thôi không được sử dụng nữa vào năm 1990). Khi đó mới xuất hiện mạng Internet và vào năm 1995 Federal Networking Council mới chính thức định nghĩa và gọi tên mạng Internet. Năm 1996 đã có trên 10 triệu máy tính kết nối với mạng Internet và mạng Internet đã trở thành hiện tượng toàn cầu.

Năm 1994 Mark Andreessen và Jim Clark đã thành lập công ty Netscape Communication Corporation. Công ty này đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển thương mại hóa mạng Internet. Hòm thư điện tử đầu tiên xuất hiện vào năm 1972, khi đó bức thư điện tử đầu tiên được gửi. Phần mềm để gửi và nhận thư điện tử trong mạng máy tính do Ray Tamilson tạo ra đã bắt đầu thời kỳ các chương trình ứng dụng mạng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tháng 6 năm 1972 Roberts đã mở rộng thêm các chức năng khác của thư điện tử như chức năng tự động lưu (autosave), chức năng chuyển tiếp (forward) hay chức năng trả lời (reply).

Tên miền Internet đầu tiên được đăng ký vào năm 1985 và hệ thống DNS (Domain Name System) được triển khai một năm trước đó. Chính DNS là bộ phận chịu trách nhiệm dịch tên miền của các máy chủ sang số địa chỉ IP phù hợp với nó, nhờ đó chúng ta có thể thay vì số địa chỉ IP (chẳng hạn 192.102.198.160) sử dụng và nhớ địa chỉ hiển thị bằng ngôn ngữ tự nhiên (như www.intel.pl). Tên miền thương mại (kết thúc bằng .com) đầu tiên được công ty Symbolics, nhà sản xuất phàn cứng và phần mềm, đăng ký cho website của mình.

Cũng năm 1985 công ty American Online (AOL), nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất lúc đó, đã chính thức hoạt động. Phần mềm IRC (Internet Relay Chat), với tác giả là người Phần Lan Jarkko Oikarinen, đã xuất hiện vào năm 1988. Phần mềm này cho phép nói chuyện trực tiếp qua mạng qua các kênh. Các quốc gia, thành phố và các cá nhân đều có kênh của mình trong IRC.

Năm 1991 Tim Berners – Lee đã khởi động trang mạng WWW dựa trên giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol), nhưng ngôn ngữ HTML (HyperText

Markup Language) là công cụ sử dụng để xây dựng trang Web được hình thức hóa lần

đầu tiên vào những năm 1995-1997.

Bộ trình duyệt Internet đầu tiên là Mosaic do Mark Anderssen sáng chế. Chính tác giả này hai năm sau đã sáng chế ra trình duyệt Netscape Navigator.

Gian hàng Internet đầu tiên đã được khai trương vào năm 1994. Chỉ một năm sau công ty Internet đầu tiên đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ lúc này trở đi là giai đoạn trưởng thành của mạng Internet. Mức vốn hóa và ý nghĩa của các công ty Internet lớn lên nhanh chóng. Đứng đầu các công ty dưới góc độ vốn hóa là các công ty Internet hoặc có liên quan tới nó. Năm 1999 Andy Grove đã tuyên bố rằng từ nay trở đi các doanh nghiệp hoặc trở thành các công ty Internet hoặc sẽ phải từ bỏ thị trường.

Xét về lịch sử thì Internet xuất xứ từ Mỹ, nhưng với tư cách là giải pháp toàn cầu đã chiếm lĩnh toàn bộ thế giới. Vì lý do hạ tầng tin học viễn thông và nền kinh tế phát triển Mỹ chiếm quá nửa hoạt động kinh doanh trên mạng Internet và thông tin lưu truyền trên Internet đều chạy qua, bắt đầu hoặc kết thúc tại Mỹ. Còn các nước châu Âu và Nhật Bản cũng đang cố gắng rút ngắn khoảng cách với Mỹ. Theo Strategies Group (tháng hai năm 2000) thì năm 1999 đã có tới 46,5 triệu hộ gia đình Mỹ (tức khoảng 60

triệu người sử dụng) đã kết nối với mạng Internet. Theo ActivMedia Inc thì năm 2003 65% dân số đang độ tuổi lao động tại Mỹ có kết nối với mạng Internet.

Tên miền và số lượng tên miền đăng ký trên mạng Internet gắn với địa chỉ IP cố định nói lên thể loại của các hoạt động của các công ty trên mạng và vị trí địa lý của chúng. Bảng sau sẽ trình bày số lượng và thể loại tên miền của các địa chỉ IP cố định (tháng 6 năm 2000)

Miền Số lượng nối mạng Internet với địa chỉ IP cố định

Com 32.696.253 Us 2.251.445 Edu 6.678.055 Mil 1.916.026 Org 1.087.665 jp (Nhật) 3.413.281 uk (Anh) 2.080.906 de (Đức) 1.916.512 cz (Séc) 138.060 hu (Hungari) 129.587

Internet Software Consortium http://www.isc.org/ds/WWW-200007/dist-byname.html

Mạng Internet vẫn đang phát triển và luôn diễn ra những thách thức và vấn đề mới cần phải được giải quyết. Các thách thức chính đối với mạng Internet là thiếu sự quản lý tập trung gây nên hỗn loạn trong mạng. Mạng Internet với tư cách là một hệ thống mở đã làm cho công tác tìm kiếm và truy bắt tội phạm máy tính trở nên khó khăn.

Sự bùng nổ và tăng trưởng mạnh số lượng máy tính nối mạng và điện thoại di động có kết nối đã chuyển chuẩn mực cấu trúc địa chỉ mạng từ Ipv4 (32 bit) thành Ipv6 (128 bit). Từ năm 2005 chỉ có địa chỉ mạng kiểu Ipv6 mới được áp dụng. Thương mại điện tử thúc đẩy quá trình thay đổi luật pháp và hợp tác pháp lý ở tầm cỡ quốc tế. Sự quá tải của mạng đã trở thành vấn nạn quan trọng và do đó mạng Internet thế hệ thứ 2 đã ra đời. Dự án mạng Internet thế hệ 2 được 150 trung tâm khoa học, các cơ quan chính phủ và các tập đoàn khu vực công nghệ cao quan tâm đến. Ứng dụng rộng rãi nhất của mạng Internet thế hệ 2 nhằm vào các lĩnh vực như: viễn y (telemedicine), xây dựng các phòng thí nghiệm ảo và các cơ sở dữ liệu đa phương tiện khổng lồ. Thành công của dự án này sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện hoạt động của mạng Internet.

Cấu trúc mạng Internet

Cấu trúc mạng Internet được Russ Haynal miêu tả trong tài liệu soạn thảo của mình: „Internet – hình ảnh lớn” (http://navigatore.cominternet_architecture/). Sơ đồ dưới đây phản ánh kiến trúc của các cấu phần của mạng Internet. Mạng Internet kết nối hàng triệu máy tính, máy chủ hợp lại thành hàng trăm nghìn mạng máy tính và các đơn vị độc lập. Các mạng và các máy tính riêng lẽ được kết bện với nhau do hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ Internet cục bộ (Internet Service Provider - ISP). Các ISP này lại được kết nối với mạng Backbone, với các NAP (Network Access Point) là các nút chính giữa các phân đoạn mạng. Mạng Backbone với độ lưu thông cao cho phép trao đổi và truyền thông tin không chỉ trong phạm vi của từng ISP, mà cả giữa các mạng con của các ISP cục bộ. Backbone là mạng quan trọng nhất của Internet theo tiêu chí phân cấp, bảo đảm độ lưu thông cao nhất. Mạng Backbone ở châu Âu được tạo nên bởi các nhà cung cấp dịch vụ như: BT, Ebone, TEW 155, EUnet, Viatel, Workflow. Tại châu Âu các nút Backbone NAP chính được đặt tại: Luân đôn, Amsterdam, Geneva, Monachium, Helsinki, Madrid, Manchester, Viên, Paris, Frankfurt, Stokholm. Nhằm đảm bảo độ lưu thông ở mức 2Gbps, các máy theo chuẩn mực ATM được sử dụng để xây dựng mạng Backbone. Vấn đề nan giải của những người điều hành mạng là thiếu sự tương thích giữa từng sản phẩm của các công ty sản xuất ra các máy trạm ATM, vì ATM được tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu của mạng lưới viễn thông và không hoàn toàn tương thích với IP.

farma serw erów Serw er Serw er komputer komputer komputer komputer Serw er Serw er Serw er Serw er Serw er komputer komputer komputer Serw er NAP Backbone ISP Lokalni ISP SET OF SERVERS Local ISP

Các ISP cục bộ bảo đảm sự tiếp cận với mạng Internet cho các người sử dụng đầu cuối là các công ty vừa và nhỏ, cũng như các tập đoàn lớn. Các mạng công ty (corporate network) tuy nhiên cũng có thể kết nối trực tiếp với mạng Internet bỏ qua các ISP cục bộ và khi đó kết nối mạng LAN/WAN của mình trực tiếp với mạng Backbone. ISP đảm bảo kết nối với mạng Internet cho máy tính, mạng cục bộ hay cả mạng công ty. ISP ngoài việc đảm bảo kết nối với mạng Internet và cung cấp các dịch vụ kết nối khác còn cung cấp các dịch vụ hosting. ISP duy trì và thực hiện các dịch vụ WWW của khách hàng trên máy của mình, cho thuê phần cứng và phần mềm. ISP cũng thường cung cấp miễn phí các hòm thư điện tử. Các ISP cục bộ kết nối chúng ta với mạng Internet. Hiện nay Mỹ chiếm hơn một nửa số lượng ISP của toàn thế giới và 10 ISP lớn nhất của nước này phục vụ khoảng 50% lưu lượng thông tin trên mạng. Các ISP lớn nhất nước Mỹ là: Vario, PSInet, Mind Spring and Sage; lớn nhất nước Anh là – Uunet, Pipex. Các ISP cục bộ liên kết các mạng của mình thành NAP và NAP sẽ kết nối từng ISP với mạng Backbone.

Trong trường hợp các công ty và các tập đoàn lớn, sự tiếp cận với mạng Internet có thể được thực hiện bằng nhiều cách – các trạm máy tính cá nhân có thể kết nối với nhau qua modem, nhưng giải pháp này đòi hỏi nhiều modem và các đường dẫn, mức độ an toàn cũng là một trong những rào cản nghiêm trọng. Phần lớn các tập đoàn lớn bảo đảm sự tiếp cận chia sẻ (shared access) với mạng Internet, kiểm soát chúng bằng chính những phương tiện của mình bằng các router và các bức tường lửa (firewall). Router gắn kết từng mạng con LAN (Local Area Network) tạo nên mạng diện rộng của mình (WAN – Wide Area Network) và kết nối nó với mạng Internet. Router i firewall là các bộ phận dùng để bảo đảm độ an toàn trong toàn bộ hệ thống mạng của công ty. Người sử dụng đầu cuối cũng như các doanh nghiệp nhỏ kết nối với Internetu qua modemów hoặc qua đường dẫn ISDN. Đa số các chiến lược kết nối với mạng Internet đều dựa trên các dịch vụ truyền thông phi tương xứng (asymmetric) dựa trên giả định rằng việc kéo

thông tin từ trên mạng xuống đòi hỏi nhiều công sức hơn là gửi đi. Các modem ngày nay không có khó khăn với việc duy trì tốc độ 56 Kbps trong khi kéo thông tin xuống. Điều này có ý nghĩa đối với người sử dụng đầu cuối, vì họ sử dụng chủ yếu các trang WWW, mà từ đó các dữ liệu thường được kéo xuống. Giải pháp này tất nhiên không có ý nghĩa cho các công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vì tình huống diễn biến hoàn toàn ngược lại – đa số thông tin được gửi đi hơn là được kéo xuống. Ngoài các cách kết nối với mạng Internet nêu trên còn có nhiều công nghệ có khả năng trở thành công nghệ truyền thông dẫn đầu trong tương lai, nhưng thiếu điều chỉnh pháp lý trên thị trường viễn thông-tin học về vấn đề này khiến cho cuộc chạy đua càng trở nên thú vị. Các công nghệ mới này bao gồm: xDSL, kabel TV, G3. Hoặc một trong chúng sẽ trở thành công nghệ dẫn đầu hoặc chúng sẽ phải cùng tồn tại và chia sẻ thị trường lẫn nhau.

Câu hỏi ôn tập:

 Lịch sử phát triển của Internet?

CHƯƠNG B.II. – Thanh toán và vấn đề an ninh của thương mại điện tử Các dịch vụ Internet

Ngoài các dịch vụ truy cập mạng Internet mà các ISP cung cấp, cũng có nhiều các dịch vụ khác phục vụ mục đích tìm kiếm lợi nhuận trên mạng Internet nhưng nằm ngoài định nghĩa thương mại điện tử. Các hoạt động này liên quan tới hạ tầng, chức năng và vai trò toàn cầu của mạng Internet. Một trong những thể loại hoạt động này là các dịch vụ tiếp cận Virtual Private Network, các cổng điện tử hay các duyệt trình tìm kiếm. Mặc dù chúng không trực tiếp liên quan tới việc tiến hành kinh doanh qua mạng, nhưng chúng là những đối tượng khá quan trọng trong khung cảnh mạng Internet.

a) Virtual Private Network (VPN)

VPNcàng ngày càng trở thành thành phần chủ chốt của dịch vụ kinh doanh ISP. Nhiều công ty thay vì xây dựng các mạng công ty (corporate network) đắt tiền họ có thể tiết kiệm do IP đã trở thành giao thức mạng phổ biến và được dùng rộng rãi trong mạng Internet. Vì mục đích này công nghệ đường hầm (tunnel technology) đã được đưa vào sử dụng – các công ty sử dụng cơ sở hạ tầng Internet hiện hữu và trong phạm vi của nó có thể tạo nên „đường hầm” của chính mình, kênh truyền thông với các đơn vị hay các nhân viên trong một mạng được phân riêng nhưng sử dụng chung hạ tầng Internet. Các đường hầm do ISP cung cấp cho phép cắt giảm chi phí đáng kể cũng như đảm bảo cho các công ty mức độ linh hoạt tối đa. Sử dung „đường hầm” có thể tiếp cận với mạng Internet gần như khắp nơi và đây là giải pháp tốn kém ít hơn là xây dựng riêng cho mình một đường dẫn truyền thông. Bởi vì một trong những vẫn đề là an toàn dữ liệu. Đường hầm gần như không thể nhìn thấy đối với những người sử dụng mạng khác và được bảo vệ một cách tinh vi bằng các thiết bị và các phần mềm tiếp cận mạng.

b) Dịch vụ các cổng thông tin

Portal điện tử là kiểu hoạt động phổ biến khác trên mạng Internet. Portal là cổng dẫn tới mạng Internet và vai trò của nó trong thế giới ngày nay cũng giống như TV, đài phát thanh hay báo chí. Cũng giống như các phương tiện truyền thông khác, portal cung

cấp thông tin và đồng thời cũng là chỗ để đăng tải quảng cáo và các thông báo. Doanh

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 26 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w