Kiến nghị về đánh giá tính trọng yếu

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 75 - 76)

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 320, Tính trọng yếu trong kiểm toán, khi tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán.

Quy mô trọng yếu phải được xác định. Tuỳ đối tượng cụ thể (các bảng báo cáo tài chính hay toàn bộ tài liệu kế toán hay thực trạng tài chính nói chung) và khách hàng (đơn vị kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, thương mại, sự nghiệp…) và cần có sự am hiểu về tài chính, kế toán của khách thể kiểm toán. Quy mô trọng yếu còn tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán có đối tượng và mục tiêu khác nhau, chẳng hạn, kiểm toán tài chính hay kiểm toán hiệu quả, với chức năng xác minh hay tư vấn.

3.3.2.2. Thực trạng

Hiện nay tại AASC việc đánh giá tính trọng yếu và mức trọng yếu cho mỗi cuộc kiểm toán được áp dụng theo khung chung của công ty.

3.3.2.3. Kiến nghị

Theo em, việc đánh giá trọng yếu và xác định mức trọng yếu cần được trưởng đoàn kiểm toán thực hiện dựa trên những đánh giá của mình về tình hình tài chính cũng như những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viên đã thu thập được. Việc thực hiện ước lượng mức trọng yếu cho mỗi cuộc kiểm toán sẽ làm căn cứ để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho từng khoản mục, đây cũng là cơ sở để KTV đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toán, giúp KTV đưa ra những kết luận chính xác đồng thời hạn chế được việc bỏ sót các sai phạm mang tính trọng yếu trong quá trình kiểm toán. Mức trọng yếu có thể thay đổi hoặc được đánh giá lại trong quá trình thực hiện kiểm toán cho phù hợp nếu kiểm toán viên thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 75 - 76)