- Thực hiện chiến lược Marketing hỗn hợp: Nếu như doanh nghiệp đã thành công trong việc thiết kế các yếu tố thương hiệu với những nét độc đáo,
1 chiến lược marketing tổng thể nhằm vào
2.1. Sự phát triển của thị trường Viễn thông và Internet ở Việt nam những năm qua
những năm qua
Tăng trưởng kinh tế và xu hướng toàn cầu chuyển sang nền kinh tế trí thức tạo ra sự tăng trưởng cho ngành viễn thông và Internet. Con số thống kê cho thấy rằng số lượng người sử dụng Internet sẽ tăng liên tục trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới. Trong năm 2005, trên thế giới có khoảng 800 triệu người sử dụng Internet, trong đó 24,8% thuộc về khu vực châu á - Thái Bình Dương. Internet được sử dụng ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1997 nhưng đã nhanh chóng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Số lượng thuê bao qui đổi Internet tính đến hết năm 2005 là 2.906.000 và số người sử dụng Internet là khoảng hơn 10 triệu người, tương đương với 12,9% dân số (Nguồn VNNIC – WWW.VNNIC.VN), tuy nhiên mật độ người sử dụng như vậy vẫn còn thấp so với thế giới cũng như khu vực châu á. Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người thấp nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ viễn thông, Internet khá cao, Việt Nam vẫn có mức độ phát triển kém hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực về mật độ điện thoại và tỷ lệ người sử dụng Internet, chỉ xếp thứ 10 trong số 13 nước ASEAN+3, chỉ hơn Campuchia, Lào và Myanmar. Điều đó cho thấy thị trường dịch vụ viễn thông và Internet Việt nam còn nhiều tiềm năng cần được khai thác.
Thị trường viễn thông Việt nam phát triển nhanh, có những bước phát triển đột biến trong những năm gần đây, đặc biệt là trong các dịch vụ điện thoại di động và Internet. Thị trường viễn thông và Internet đang chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông cơ bản đều là doanh nghiệp nhà nước hoặc là công ty cổ phần có vốn của nhà nước.
định thương mại Việt - Mỹ cũng như những cam kết khi gia nhập AFTA, do vậy, một số ưu thế của Công ty VDC sẽ bị mất đi và công ty sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh của những đối thủ mạnh.
Nền công nghiệp Internet Viêt nam có thể chia làm 3 phần Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP)
Cung cấp dịch vụ Internet bằng quay số (ISP) Cung cấp nội dung lên Internet (ICP)
Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng: XDSL
Hiện nay, có bốn nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet được cấp phép là VDC, FPT Viettel, EVN. Có khoảng 15 công ty được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet bằng quay số, thị trường hiện nay được phân chia bởi 6 nhà cung cấp là VDC (43,33%), FPT (25,24%), Netnam (3,6%), Viettel (18,09%), EVNTel (3,68%) và SPT (4,87%), còn các nhà cung cấp khác thị phần không đáng kể
Xem biểu đồ 2.1 dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Thị phần dịch vụ Internet Việt Nam tháng 12/2005
nối đến các địa điểm khác nhau tại Việt nam và ra nước ngoài. Có 20 nhà cung cấp nội dung lên Internet. Những công ty này được giao nhiệm vụ đưa những nội dung văn hoá và ngôn ngữ Việt nam lên mạng. ICP có thể lựa chọn việc đưa nội dung của mình lên Internet bằng cách thuê một đường kết nối tới IXP hoặc thuê dịch vụ đặt trang Web cung cấp bởi IXP.
Từ năm 2004 trở về trước, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường của VDC còn ít và chủ yếu là công ty FPT nên tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này rất mạnh mẽ, khoảng 150% năm. Từ năm 2005 trở lại đây, các đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với sự ra đời của các dịch vụ cùng loại như ADSL, truy nhập Internet qua cáp truyền hình, qua cáp điện lực, tăng trưởng dịch vụ và thị phần của VDC ngày càng giảm, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.