Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Điện toán và truyền số liệu trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 76 - 81)

- Truy nhập băng rộng (broadband)

3.1.1.Môi trường kinh doanh

● Phát triển kinh tế vĩ mô:

- Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: Căn cứ vào phân tích các chỉ số có liên quan trong 6 tháng đầu năm 2004, có thể thấy phát triển kinh tế của Việt Nam là khá vững chắc và triển vọng tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2006 và trong trung hạn rất khả quan.

- Việt Nam sẽ thu hút được nhiều vốn vay và đầu tư trực tiếp nếu tập trung cao hơn nữa vào việc cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính.

- Các điều kiện kinh tế xã hội khác không biến động nhiều, mức tăng trưởng GDP bình quân năm khoảng 7.14%/năm đến 2015.

- Quyết tâm của Chính phủ cổ phần hóa các TCty, các DNNN để tạo động lực và hiệu quả hoạt động.

● Môi trường phát triển của ngành BCVT Việt Nam:

- Tháng 12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam đến năm 2010. Đây là cơ sở, nền tảng định hướng cho sự phát triển KH&CN của các ngành, các lĩnh vực trong thời gian tới. Một định hướng như thế đã được ngành Bưu chính - Viễn thông (BC-VT) - một ngành có tốc độ phát triển nhanh nhờ KH&CN - xây dựng.

- Đến nay, nước ta đã có một cơ sở hạ tầng viễn thông tương đối hiện đại, độ bao phủ rộng, công nghệ ngang tầm các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng về BC-VT nhanh, vững chắc và chúng ta luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng đứng đầu.

- Hệ thống chuyển mạch quốc gia đã được số hoá 100%. Hệ thống truyền dẫn phần lớn đã được cáp quang hoá, trong đó mạng truyền dẫn đường trục đã sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (WDM - Wavelength Division Multiplexing) với dung lượng 10 Gbps. Tính đến tháng 12/2003, số máy điện thoại đã là 7,33 triệu (đạt mật độ hơn 9 máy/100 dân), trong đó, số máy cố định là 4,6 triệu, số máy di động là 2,7 triệu. Số thuê bao Internet quy đổi đạt trên 700.000, tương đương gần 3 triệu người sử dụng (chiếm 3,7% dân số), dung lượng kết nối Internet Việt Nam với Internet quốc tế đã vượt 1 Gbps.

khai mạnh mẽ. Các hệ thống mạng di động GSM (Global System for Mobile Communications) đã được nâng cấp lên mạng GPRS (Global Packet Radio Service) và đang trên lộ trình tiến lên mạng 3G (Third Generation Mobile Telephony). Các mạng di động dựa trên công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) cũng đã được xây dựng. Bên cạnh đó, các mạng di động nội thị giá rẻ sử dụng công nghệ PHS (Personal Handyphone System) trên nền IP (Internet Protocol) cũng đã được triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Công nghệ truyền dẫn với các hệ thống dựa trên công nghệ SDH (Synchronous Digital Hierarchy) đã được triển khai rộng rãi. Hệ thống cáp quang biển nội địa đang trong quá trình triển khai xây dựng. Các công nghệ truy nhập băng rộng cũng đang được phát triển mạnh và phát huy hiệu quả khá tốt, như công nghệ ADSL (Asynchronous Digital Subscriber Line), công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng. Mạng chuyển mạch cũng đang trong xu hướng chuyển dần sang chuyển mạch gói dựa trên nền IP. Các hệ thống thoại trên nền IP như VoIP (Voice over IP), Internet Telephony đã được triển khai rất hiệu quả. Ngoài ra, một loạt ứng dụng khác cũng đã được triển khai và phát huy hiệu quả tốt.

- Lĩnh vực bưu chính đã từng bước được hiện đại hoá. Các thành tựu điện tử - tin học, tự động hoá, cơ giới hoá đang được đưa vào ứng dụng. Hiện nay, các trung tâm bưu chính lớn đã sử dụng các hệ thống chia chọn tự động, cơ giới hoá khâu vận chuyển, bốc dỡ nội bộ. Các ứng dụng tin học đã được triển khai trong các dịch vụ bưu chính, như dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy tìm và định vị bưu gửi EMS (Express Mail Service), quản lý dịch vụ phát hành báo chí, thư điện chuyển tiền, quản lý dịch vụ tiết kiệm bưu điện, tính cước cho ghi-sê. Dịch vụ bưu chính tiên tiến như dịch vụ Datapost cũng đã bước đầu được đưa vào khai thác. Dự án mạng tin học bưu chính POSTNET đã bắt đầu được triển khai nhằm đẩy mạnh và ứng dụng hiệu quả hơn tin học trong lĩnh vực bưu chính.

hạ tầng viễn thông tăng trưởng nhanh nhất cũng như có thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm về viễn thông và Internet của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2002 là 32,5%. Tổng số thuê bao điện thoại cố định tính đến tháng 8 năm 2003 đạt gần 6,4 triệu, với mức tăng hàng năm từ 20% đến 40%. Mật độ sử dụng điện thoại hiện nay là 8 máy/100 người dân. Các dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng trên toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trong năm 2002. Tổng số thuê bao điện thoại di động vào khoảng 1,9 triệu với mật độ là 2,47 máy/100 người dân. Các dịch vụ mới và các dịch vụ giá trị gia tăng về điện thoại cố định và điện thoại di động đều tăng.

- Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép ngành CNTT&TT của Việt Nam tranh thủ tốt hơn các cơ hội tiếp cận với thị trường toàn cầu ở các nước có trình độ phát triển cao hơn.

- Mặc dù đầu tư cho lĩnh vực viễn thông cũng như mức tăng trưởng về các công nghệ thông tin di động và vô tuyến ở Việt Nam đã tăng lên, song tiềm năng CNTT&TT chưa được khai thác một cách toàn diện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục chính sách mở cửa thị trường viễn thông, hiện nay chính phủ đã cấp phép cho 7 nhà CCDV viễn thông, 13 nhà CCDV Internet

- Một định hướng quan trọng của Chính phủ để tạo sự phát triển mạnh mẽ thị trường ICT Việt Nam đến năm 2010 là: Tạo mọi điều kiện ưu tiên, hình thành môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn ICT lớn. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp ICT.

- Với môi trường ngành như vậy cộng với chính sách quản lý theo hướng mở của Chính phủ, dự kiến trong thời gian tới mức độ cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh với sự tham gia của các công ty nước ngoài. Số lượng các nhà CCDV, đặc biệt là Internet và các dịch vụ trên nền IP sẽ tăng mạnh.

- Đặc trưng nổi bật cho xu hướng phát triển trong lĩnh vực BC-VT và CNTT là tốc độ phát triển ngày càng nhanh, sự hội tụ giữa CNTT và truyền thông, sự ra đời của các công nghệ, dịch vụ mới cùng sự rút ngắn thời gian áp dụng các kết quả nghiên cứu và vòng đời công nghệ.

- Xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT và Viễn thông chuyển từ công nghệ-giá cả  cạnh tranh xoay quanh mối quan hệ khách hàng và phương thức duy trì mối quan hệ đó.

- Trong thời gian tới, các xu hướng phát triển công nghệ chính trong lĩnh vực BC-VT và CNTT có thể được khái quát như sau:

* Công nghệ chuyển mạch: Các hệ thống chuyển mạch gói tốc độ lớn sẽ dần thay thế chuyển mạch kênh. Các công nghệ chuyển mạch mới như chuyển mạch mềm (Soft Switch) với giao thức MPLS (Multi Protocol Label Switching), chuyển mạch quang sẽ được áp dụng.

* Công nghệ truyền dẫn và mạng truy nhập: Công nghệ truyền dẫn sẽ tiếp tục phát triển trên nền SDH, IP với các hệ thống có dung lượng ngày càng lớn và chủ yếu dựa trên công nghệ truyền dẫn quang. Công nghệ truy nhập băng rộng trên cáp đồng xDSL vẫn tiếp tục được phát triển. Bên cạnh đó, các công nghệ truy nhập trên cáp quang và công nghệ truy nhập băng rộng vô tuyến sẽ được phát triển mạnh.

* Công nghệ thông tin di động: Các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) sẽ được triển khai rộng rãi trên cơ sở phát triển các hệ thống di động GSM và hệ thống di động sử dụng công nghệ CDMA. Công nghệ hệ thống mạng di động thế hệ kế tiếp (thế hệ thứ 4) sẽ được nghiên cứu, phát triển.

* Công nghệ thông tin vệ tinh: Bên cạnh việc sử dụng các hệ thống vệ tinh địa tĩnh phục vụ các dịch vụ thoại, truyền số liệu và truyền hình, các hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp và trung bình sẽ được triển khai ứng dụng. Các hệ thống vệ tinh sẽ cung cấp các dịch vụ từ băng hẹp đến băng rộng và các dịch vụ đa phương tiện.

tục được triển khai mạnh cùng việc ứng dụng rộng rãi CNTT. Các dịch vụ bưu chính lai ghép sẽ phát triển mạnh.

* CNTT: Mạng Internet thế hệ kế tiếp sẽ ra đời trên cơ sở sử dụng giao thức IPv6 và nhiều giao thức mới. Các dịch vụ trên mạng Internet sẽ rất đa dạng và từng bước có thể thay thế một số dịch vụ của mạng viễn thông truyền thống. Các ứng dụng CNTT sẽ thâm nhập một cách sâu rộng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội; chính phủ điện tử, thương mại điện tử, y tế điện tử, giáo dục điện tử, thông tin điện tử... sẽ phát triển rất mạnh. Công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm cũng sẽ có những đột phá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty Điện toán và truyền số liệu trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 76 - 81)