Đánh giá hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Tổng công

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Trang 54 - 59)

1. Những u điểm của công ty trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn. lợn.

Tổng công ty đã đợc kiện toàn sắp xếp củng cố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, khắc phục từng bớc tình hình khó khăn ở một số đơn vị; có kinh nghiệm hơn trong công tác điều hành quản lý sản xuất kinh doanh ở từng cơ sở và Tổng công ty. Nắm bắt đợc cơ bản tình hình ở hầu hết các đơn vị, nhờ vậy việc chỉ đạo giải quyết xử lý các tình huống đợc sát thực và kịp thời có thể phối hợp khi cần thiết giữa các đơn vị với Tổng công ty.

Tỷ lệ 80% cán bộ quản lý của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có trình độ đại học và trên đại học, có tinh thần phấn đấu vơn lên hoàn thành nhiệm vụ, ý thức trách nhiệm trong công việc, lãnh đạo ở các đơn vị nhìn chung là đoàn kết nhất trí, năng nổ trong quản lý điều hành. Đó là những điều kiện thuận lợi cho công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trờng lựa chọn đối tác và tiến hành giao dịch, buôn bán với các đối tác nớc ngoài, giúp cho tổng công ty tìm kiếm đợc những bạn hàng tốt và hoạt động xuất khẩu thịt lợn nói riêng diễn ra thuận lợi và ngày càng phát triển.

Thời gian gần đây Tổng công ty đã nhận đợc nhiều sự khuyến khích, u đãi của nhà nớc trong hoạt động xuất khẩu thịt lợn nh cho phép công ty độc quyền xuất khẩu trả nợ sang Nga, hỗ trợ thêm cho vốn trong việc tổ chức vùng chăn nuôi, công tác giống…

Nhu cầu về thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là hai thị trờng chủ yếu của tổng công ty là Hồng Kông và Nga có nhu cầu tiêu thụ về thịt lợn ngày càng tăng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn sang hai thị trờng này.

Nền kinh tế nớc ta trong xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổng công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Ngày nay mặt hàng sản phẩm chăn nuôi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nớc ta điều đó đã khẳng định rằng ngành chăn nuôi luôn chiếm một vị trí quan trọng cả về giá trị tổng sản lợng nộp ngân sách và đặc biệt tham gia xuất khẩu là một ngành đợc cấp trên đầu t và quan tâm.

2. Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên Tổng công ty còn gặp rất nhiều những khó khăn thách thức không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Sản lợng thịt lợn xuất khẩu hàng năm của tổng công ty cha cao, biến động thất thờng qua các năm, chủng loại mặt hàng thịt lợn còn quá đơn điệu, mới chỉ sản xuất đợc thịt lợn mảng đông lạnh, lợn sữa là chủ yếu hơn nữa chất lợng thịt còn thấp, cha đảm bảo vệ sinh thú y nhng giá thành lại cao so với các nớc khác nh Mỹ, Trung Quốc.

Thị trờng xuất khẩu thịt lợn còn quá hạn hẹp, bấp bênh, mới chỉ xuất khẩu thịt lợn đợc sang thị trờng Hồng Kông và thị trờng Nga với sản lợng cha cao. Thị trờng xuất khẩu truyền thống sản phẩm chăn nuôi hiện nay của Tổng công ty là thị trờng Liên bang Nga gặp rất nhiều khó khăn do khả năng thanh toán rủi ro, cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các nớc xuất khẩu thịt lợn, giá thành luôn ở mức độ rất thấp. Đối với thị trờng Hồng Kông đây là thị trờng tiềm năng của Tổng công ty chăn nuôi ở Việt Nam, giá cả không ổn định, giá thay đổi thờng xuyên qua các năm. Mặt khác, thủ tục xuất khẩu vào Hồng Kông cha đợc giải quyết triệt để nên gây nhiều khó khăn.

Cạnh tranh trên thị trờng ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn trong khi sức cạnh tranh của mặt hàng thịt lợn do công ty sản xuất cung ứng cha tăng theo đòi hỏi của thị trờng. Nhịp điệu phát triển kinh tế suy giảm, thị trờng bị thu hẹp làm cho sản phẩm tiêu thụ khó khăn và bị ứ đọng. Giá cả thị trờng thất thờng và nhìn chung là thấp, có lúc thấp hơn giá thành dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả, không ít xí nghiệp bị thua lỗ, sản xuất phải thu hẹp.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trởng đàn lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có xu hớng giảm xuống do giá thức ăn chăn nuôi tăng bên trong khi giá xuất khẩu thịt lợn lại xuống thấp.

Đội ngũ lao động của công ty tuy có u điểm là giàu kinh nghiệm song vẫn cha hoàn toàn đáp ứng đợc yêu cầu của quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện nay của các doanh nghiệp. Đứng trớc xu thế phát triển của nền kinh tế đất nớc ta là thay đổi chiến lợc từ "đóng cửa" sang "mở cửa", thay thế nhập khẩu hớng vào xuất khẩu. Tổng công ty đòi hỏi không chỉ có đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề giàu kinh nghiệm mà phải năng động và nhạy bén.

Bên cạnh những khó khăn tồn tại, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cũng phải đơng đầu với những khó khăn, thách thức mới. Cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thực hiện việc cắt giảm thuế quan CEPT của khối mậu dịch ASEAN (FTA), đàm phán để gia nhập tổ chức thơng mại thế giới (WTO) đặt ra những thời cơ và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Do đó đòi hỏi phải có những cố gắng nỗ lực trong việc điều hành hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói riêng.

Nớc ta là thành viên đầy đủ của ASEAN và thực hiện các điều khoản hiệp định AFTA, tiến trình giảm thuế nhập khẩu là không thể đảo ngợc. Xu thế hội nhập thế giới ngày càng cao nên việc chọn lựa và định hớng đầu t đúng, có hiệu quả đang đặt ra rất bức thiết. Đón nhận thời cơ đồng thời dám chấp nhận thử thách, Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cần phải có những bớc đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Cần phải có những bớc đi và giải pháp phù hợp trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, cần phải cân nhắc và chuẩn bị thị trờng xuất khẩu chu đáo mới có thể có cơ may thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế.

3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Hoạt động chăn nuôi đàn lợn của công ty chiếm 90% vẫn là chăn nuôi truyền thống theo kỹ thuật thủ công, qui mô nhỏ do đó chất lợng thịt lợn thấp, ít nạc, nhiều mỡ, khó tránh khỏi đợc bệnh dịch. Chăn nuôi hàng hoá theo quy mô trang trại và công nghiệp mới bắt đầu khởi sắc nhng cha nhiều.

Công nghiệp giết mổ, chế biến lạc hậu, không đợc đầu t nâng cấp đạt trình độ quốc tế, mới chỉ có thể chế biến đợc thịt lợn đông lạnh để xuất khẩu cha có thiết bị chế biến phụ phẩm và sản phẩm cao cấp. Giá trị đợc gia tăng qua khâu chế biến còn thấp; hệ thống vệ sinh thú y của tổng công ty cha đảm bảo, cha đủ năng lực phòng chống dịch bệnh và đào tạo ra các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu và tạo uy tín với thị trờng nhập khẩu. Việt Nam cha có hoạt động về vệ sinh thú y chính thức với Hồng Kông nên lợng thịt lợn xuất khẩu sang Hồng Kông bị khống chế cho từng chuyến giao hàng đối với từng thơng nhân. Thủ tục xuất khẩu sang Hồng Kông ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Tổng công ty cha có chiến lợc tiếp thị, nghiên cứu thị trờng tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở trong và ngoài nớc. ở thị trờng nớc ngoài, sản phẩm thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam cha tiếp cận đợc thị trờng tiêu thụ lớn do giá thành cao và chất lợng thấp. Riêng thị trờng Nga, sản phẩm nớc ta có thể tiếp cận đợc, nhng lại vớng mắc về cơ chế thanh toán trả chậm 6 tháng và cha có ngân hàng nào có khả năng bảo lãnh, đang còn lúng túng nên cha thể xuất khẩu đợc khối lợng lớn.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nớc cho năng suất thấp nhng giá cả lại cao. Nguyên liệu nhập về thì phải chịu thuế cao và nhiều chi phí cho nên giá rất cao. Do vậy mà giá thức ăn chăn nuôi của công ty cao hơn 20 -25% so với khu vực. Điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm thịt lợn xuất khẩu đều cao hơn các nớc xuất khẩu khác từ 20-25%.

Tiềm năng các mặt của Tổng công ty trong đó có tài chính là không đủ mạnh để hỗ trợ can thiệp khi cần thiết giúp vợt qua tình huống khó khăn. Vốn liếng không nhiều nhng lại phân tán mạnh đang tồn tại do đó dẫn đến tình trạng nợ nần thua lỗ, nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối ở một số doanh nghiệp.

3.2. Nguyên nhân khách quan.

ở nớc ta diễn biến thời tiết xấu thất thờng, dịch bệnh phát sinh gây ảnh h-

sản xuất, giảm năng suất, kém hiệu quả, khó khăn trong tiêu thụ nội địa cũng nh xuất khẩu.

Do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á vào đầu những năm 1998 đã gây ảnh hởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Đối với tác động của cuộc khủng hoảng này, thị trờng truyền thống của Tổng công ty là thị trờng Nga không có khả năng thanh toán; giá thịt lợn nhập khẩu giảm tới mức quá thấp do có tự cấp về thịt lợn của Mỹ, EU, Trung Quốc đã khiến cho công ty không thể xuất khẩu đợc sang Nga. Còn đối với thị tr- ờng Hồng Kông dới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đồng Đôla Hồng Kông bị mất giá, điều đó dần dẫn đến giá nhập khẩu thịt lợn giảm xuống một cách thảm hại từ 3,3 USD/ kg giảm còn 1,1 USD/kg, Tổng công ty chỉ xuất khẩu một sản lợng thịt lợn rất nhỏ sang thị trờng này.

Sau khi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã ký kết hợp đồng trả nợ với tổ chức đợc uỷ quyền của Liên Bang Nga thì sẽ đến Bộ tài chính Việt Nam để ký kết hợp đồng thanh toán hàng hoá (thịt lợn) xuất khẩu trả nợ. Sau khi thực hiện xong hợp đồng và giao đầy đủ hàng hoá cho Nga, công ty sẽ xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu theo đúng quy định tại L/C cho ngân hàng ngoại thơng Việt Nam để gửi tới ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga làm thủ tục trừ nợ.

Ngay sau khi đợc ngân hàng Kinh tế Đối ngoại của Liên Bang Nga báo "có", Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam sẽ thông báo cho Bộ tài chính và Bộ tài chính sẽ thanh toán cho Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trị giá hàng hoá bằng đồng Việt Nam. Tỷ giá thanh toán là tỷ giá mua vào VNĐ/USD do Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam công bố vào ngày Ngân hàng kinh tế đối ngoại của Nga báo "có".

Chơng III

giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị danh mục sản phẩm của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Trang 54 - 59)