1.Tăng tốc dòng tiền thu vào

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 26 - 33)

Mục tiêu chính của việc quản trị tiền mặt là nhằm tăng tốc dòng tiền thu vào vì tiền thu vào càng nhanh thì quá trình đầu tư càng sớm được thực hiện hay được sử dụng vào những mục đích khác.

Có một số biện pháp nhằm tăng cường dòng tiền thu vào.

Trước hết, có thể thành lập những hộp khoá

trên khắp thế giới được đánh mã số theo hộp thư bưu cục cho những khách hàng được thông báo phải chi trả các khoản thanh toán. Khi được thành lập ở những địa điểm thích hợp (bưu cục gần ngân hàng), một hộp khoá có thể giảm bớt thời gian giao dịch.

Việc xử lý các ngân phiếu gởi đến hộp khoá thường được thực hiện hằng ngày bởi một ngân hàng.

Thứ hai là Thanh toán uỷ quyền trước: cho phép một công ty trả cho một tài khoản ngân hàng của khách hàng đến một giới hạn nào đó.

Cả hai cách trên đều có thể sử dụng cho các khoản thanh toán trong nước.

Vì những giao dịch quốc tế đòi hỏi một khoảng thời gian dài nên sử dụng các phương pháp này để tăng tốc dòng tiền thu vào có giá trị đáng kể cho một công ty đa quốc gia.

Sử dụng netting để giảm thiểu chi phí chuyển đổi tiền tệ.

Một kỹ thuật khác có thể tối ưu hoá dòng tiền là sử dụng thanh toán netting.

Hình thức thanh toán này có thể được thực hiện với những nỗ lực của các công ty con hay bởi nhóm quản lý tiền mặt tập trung.

Kỹ thuật này tối ưu hoá dòng tiền bằng cách giảm bớt các chi phí hành chính và chi phí giao dịch phát sinh từ việc chuyển đổi tiền tệ.

Hãy xem một công ty đa quốc gia có hai công ty con đóng tại các quốc gia khác nhau.

Khi hai công ty con này mua hàng của nhau, phải cần đến ngoại tệ để thanh toán.

Cả hai công ty đó có thể giảm bớt chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi tiền tệ nếu họ chọn lựa phương thức giao dịch tổng hợp, nghĩa là họ sẽ tính toán tất cả các giao dịch mua bán của họ trong một thời kỳ nhất định để từ đó xác định mức thanh toán ròng.

Bất kỳ công ty nào, dù là công ty nội địa hay công ty đa quốc gia cũng có thể giảm bớt các chi phí hành chính bằng cách thanh toán netting giữa các chi nhánh hay các công ty khác nhau. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia có thể có nhiều thuận lợi hơn các công ty trong nước. Để minh hoạ hãy xem xét công ty A với 20 nhà máy, tất cả đều tại Mỹ.

Mỗi nhà máy được chuyên môn hoá trong việc sản xuất những linh kiện khác nhau và giữa chúng có mua bán các linh kiện này với nhau.

Cũng vậy, xem xét công ty B cùng hoạt động kinh doanh và cùng quy mô với công ty A. Nhưng công ty B có 20 nhà máy nằm khắp nơi trên thế giới.

Cả hai công ty này đều có thể thu lợi từ hệ thống netting vì chi phí hành chính giảm xuống. Tuy nhiên công ty A không đòi hỏi việc chuyển đổi tiền tệ nên lợi ích từ netting hạn chế hơn lợi ích của công ty B, một công ty đa quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 26 - 33)