Thứ ba, quá trình thanh toán netting sẽ bắt buộc kiểm soát chặt chẽ

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 34 - 43)

netting sẽ bắt buộc kiểm soát chặt chẽ những thông tin về giao dịch giữa các công ty con.

Do đó, các công ty con sẽ cố gắng báo cáo chính xác và kịp thời các khoản thanh toán với nhau.

Cuối cùng, việc dự báo dòng tiền sẽ trở nên dễ dàng hơn vì chỉ có chuyển giao tiền mặt ròng được thực hiện vào cuối từng thời điểm thay vì thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao tiền mặt trong suốt thời kỳ.

Việc dự báo dòng tiền theo cách trên có thể làm cho các quyết định đầu tư và tài trợ trở nên hiệu quả hơn.

Hệ thống netting song phương bao gồm các giao dịch giữa hai đơn vị, thí dụ như giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa hai công ty con. Một hệ thống netting đa phương thường bao gồm một sự trao đổi phức hợp giữa công ty mẹ và nhiều công ty con.

Đối với các công ty đa quốc gia lớn, một hệ thống thanh toán netting đa phương rất cần thiết để giảm bớt một cách có hiệu quả các chi phí hành chính và chi phí chuyển đổi ngoại tệ.

Một hệ thống netting đa phương như thế thông thường sẽ được tập trung hóa để hợp nhất thông tin cần thiết.

Từ thông tin dòng tiền hợp nhất, vị thế dòng tiền mặt ròng cho từng cặp công ty (các công ty con hoặc bất kỳ) được xác định, và các giải pháp tối ưu vào cuối mỗi thời kỳ sẽ được thiết lập.

Nhóm quản lý tập trung có thể duy trì mức tồn quỹ bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, do đó việc chuyển đổi tiền tệ cho việc chi trả ròng vào cuối mỗi thời kỳ có thể được hoàn tất mà không cần phải tốn nhiều chi phí giao dịch.

Chúng ta có thể xem xét một thí dụ về thanh toán netting trong bảng đối chiếu thanh toán liên công ty.

Bảng 4.1 là một ví dụ của ma trận các khoản chi trả trong nội bộ các công ty con.

Ma trận này là tổng cộng chi trả của từng công ty con so với mỗi công ty con khác.

Tại hàng thứ nhất, công ty con Canada thiếu công ty Pháp số tiền tương đương 40.000 đô la Mỹ, thiếu công ty Anh tương đương 80.000 đô la Mỹ…trong cùng một thời gian, những công ty này cũng nhận hàng từ công ty con Canada và chi trả thanh toán đến hạn.

Tại cột thứ hai (dưới Canada), công ty con Pháp thiếu công ty con Canada tương đương 60.000 đô la Mỹ và thiếu công ty Anh 40.000 đô la Mỹ, công ty Anh lại nợ công ty Canada 90.000 đô la Mỹ…

Do các công ty con thiếu nợ lẫn nhau, nếu thanh toán netting được sử dụng, có thể giảm được chi phí chuyển đổi tiền.

Từ bảng 4.1 chúng ta có thể thiết lập các dòng

• Tiền thanh toán ròng giữa các công ty được thể hiện trong bảng 4.2

Bảng 4.1

Các khoản thiếu nợ của

các công ty con đóng tại

Số tiền phải thanh toán tính bằng đôla Mỹ (đv:1.000 đô la) cho các công ty con đóng tại

Canada Pháp Anh Nhật Thụy Sỹ Mỹ Đức

Canada - 40 80 90 20 40 60 Pháp 60 - 40 30 60 50 30 Anh 90 20 - 20 10 - 40 Nhật 100 30 50 - 20 30 10 Thụy Sỹ 10 50 30 10 - 50 70 Mỹ 10 60 20 20 20 - 40 Đức 40 30 - 60 40 70 -

Có một vài hạn chế khi sử dụng netting đa phương do có những biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái. Mặc dù phần lớn các nước phát triển thường không áp đặt các biện pháp kiểm soát lên netting nhưng ở một số nước đang phát triển khác việc thanh toán netting lại bị cấm.

Do đó, một công ty đa quốc gia có nhiều công ty con trên khắp thế giới có thể thực hiện thanh toán netting đa phương đối với chỉ với một số công ty con của mình, điều này sẽ hạn chế tác dụng của hệ thống thanh toán netting.

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 34 - 43)