Mối quan hệ với hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE).

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 124 - 134)

Fisher quốc tế (IFE).

Khi IRP tồn tại, các MNC khi dùng tỷ giá kỳ hạn như là một dự báo cho tỷ giá giao ngay tương lai sẽ dự kiến tỷ suất sinh lợi trên ký thác ngoại tệ bằng với ký thác tại Mỹ.

Trong khi tỷ giá kỳ hạn không nhất thiết là một dự đóan chính xác, thì nó lại có thể là công cụ dự báo hợp lý nếu nó đưa ra một dự báo không thiên lệch về tỷ giá giao ngay trong tương lai.

Lý thuyết này cho rằng tỷ giá kỳ hạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá giao ngay tương lai nhưng với tầng số bằng nhau.

Do đó, tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài trung bình sẽ bằng với lãi suất trong nước.

MNC đầu tư ngắn hạn liên tục ra nước ngoài bình quân sẽ có được tỷ suất sinh lợi có hiệu lực bằng với lãi suất có hiệu lực trong nước.

Thảo luận này của chúng ta có liên quan mật thiết với lý thuyết IFE.

Nhớ lại rằng hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) cho rằng tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ được dự kiến sẽ thay đổi gần bằng chênh lệch giữa lãi suất của nước ngoài với lãi suất trong nước.

Nếu IRP tồn tại, phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn phản ánh mức chênh lệch lãi suất và biểu thị cho phần trăm thay đổi kỳ vọng của giá trị đồng ngoại tệ khi tỷ giá kỳ hạn được sử dụng như là một dự đoán của tỷ giá giao ngay tương lai.

Lý thuyết IFE cho rằng các công ty không thể liên tục kiếm được tỷ suất sinh lợi ngắn hạn cao hơn dựa trên những chứng khoán nước ngoài so với các chứng khoán trong nước.

Bởi vì tỷ giá hối đoái dự kiến trung bình sẽ điều chỉnh theo chênh lệch lãi suất.

Nếu IRP tồn tại và tỷ giá kỳ hạn là một dự báo không thiên lệch cho tỷ giá giao ngay trong tương lai, chúng ta có thể kỳ vọng về sự tồn tại của IFE.

Lý thuyết IFE có thể tồn tại với một số loại tiền và có thể không đối với một số loại tiền khác.

Để xác định IFE có tồn tại hay không, hãy so sánh tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ việc đầu tư bằng ngoại tệ với lãi suất đầu tư trong nước.

Nếu tỷ suất sinh lợi của chúng bình quân giống nhau theo thời gian có nghĩa là IFE tồn tại.

Cho dù việc phân tích có ủng hộ hoặc từ chối IFE đi nữa thì lý thuyết này không những phụ thuộc vào việc đánh giá đồng ngoại tệ mà còn phụ thuộc vào thời kỳ phân tích.

Hình 4.3 so sánh chênh lệch lãi suất với sự biến động của các ngoại tệ khác nhau. Nếu sự biến động của tỷ giá bù đắp một cách chính xác chênh lệch lãi suất thì tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài sẽ bằng với lãi suất tại Mỹ.

Trong trường hợp này những điểm sẽ nằm trên đường chéo 450 ngang qua trục tọa độ.

Hình 4.3 cho thấy rằng những điểm thường lệch khỏi đường biểu diễn này.

Trong nhiều thời kỳ những điểm không ở cùng một góc mong đợi.

Điều này có nghĩa là hoặc (1) ngoại tệ có lãi suất cao hơn lãi suất Mỹ và tăng giá trong thời kỳ đó. (2) ngoại tệ có lãi suất thấp hơn lãi suất Mỹ và giảm giá.

Trong khi hình 4.3 xác nhận rằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực trên đầu tư nước ngoài không luôn luôn bằng với lãi suất ở Mỹ thì điều này không có nghĩa rằng các công ty Mỹ sẽ tự động có lợi từ việc đầu tư vào các công cụ trên thị trường tiền tệ nước ngoài.

Những điểm nằm dưới đường chéo 450 cho thấy đầu tư nước ngoài có lợi hơn trong khi những điểm nằm trên đường chéo đại diện cho tỷ suất sinh lợi trong nước cao hơn.

Những điểm này có lúc chạy tán loạn ở hai bên đường biểu diễn.

Nếu công ty Mỹ có khả năng dự báo chính xác tỷ giá tương lai, họ có thể thu lợi từ đầu tư ngắn hạn trong những thời kỳ đồng ngoại tệ mạnh lên và né tránh thị trường này khi đồng ngoại tệ trở nên yếu đi.

Nếu như các công ty Mỹ có khả năng dự báo bị hạn chế, họ có thể xem xét chu kỳ thay đổi tỷ giá khi ra quyết định.

Giá trị đồng ngoại tệ xét trong quá khứ dịch chuyển về một hướng nào đó ít nhất hai năm trước khi đổi hướng (thấy được từ những dữ kiện thu thập được trên hình 4.3).

Các công ty đầu tư kỳ hạn một tháng có thể sử dụng hướng dịch chuyển lịch sử để phát triển những kỳ vọng về tương lai.

Chiến lược này ắt hẳn đã từng thành công cho những công ty trong quá khứ, có lẻ nó cũng sẽ thành công trong tương lai nếu chu kỳ dao động về tỷ giá vẫn tiếp tục như thế trong một thời kỳ dài.

Bảng 4.4

Giả định Hàm ý trong đầu tư trên thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 124 - 134)