5.Sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con.

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 73 - 80)

kinh doanh của công ty con.

Nhiều kỹ thuật khác nhau được công ty đa quốc gia sử dụng nhằm tối ưu hoá dòng tiền thường gây ra sự sai lệch về lợi nhuận của từng công ty con, thí dụ như sự thay đổi về chính sách định giá chuyển giao hay chuyển giao tiền mặt giữa các công ty con có thể mang lại lợi ích trên giác độ toàn công ty.

Tuy nhiên, đứng trên giác độ của từng công ty con, thu nhập của một công ty con có thể tăng lên nhưng công ty con khác phải gánh chịu phần thiệt hại.

Trong khi ban điều hành của một công ty con có thể nhận thức được lợi ích của toàn công ty đa quốc gia, thì họ cũng lo lắng cho công việc kinh doanh của họ sẽ bị đe doạ vì những sai lệch trong báo cáo sản xuất kinh doanh.

Có nghĩa là lợi nhuận báo cáo của công ty con có thể thấp hơn so với thực tế.

Lợi nhuận thấp này có thể hoàn toàn là do chính sách định giá chuyển giao hoặc chiến lược trả chậm hay đối phó với chính sách thuế cao hay vấn đề phong toả vốn.

Công ty mẹ trong quá trình đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty con phải quan tâm hơn đến những chính sách đã được áp dụng.

Nếu không xem xét đến những chính sách như thế thì ban điều hành của các công ty con sẽ quan tâm đến việc tối đa hoá lợi nhuận công ty con của họ chứ không quan tâm đến lợi nhuận của toàn bộ công ty đa quốc gia.

Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn mục tiêu giữa ban điều hành của các công ty con với cổ đông của công ty đa quốc gia.

Nếu mục tiêu của ban điều hành là tối đa hoá thu nhập của công ty con hơn là làm tăng giá trị của công ty mẹ, khi có sự thông thái quá đáng của ban điều hành công ty con sẽ cản trở công ty đa quốc gia đáp ứng đầy đủ quyền lợi của các cổ đông.

Để đảm bảo không có mâu thuẫn mục tiêu, mỗi thành quả của công ty con không nên dựa vào thu nhập của từng thành viên mà thay vào đó là sự đóng góp của các thành viên vào giá trị tổng thể của các công ty đa quốc gia. Bằng cách đó, ban điều hành sẽ nhận được phần thưởng thích đáng dựa trên những quyết định của họ tác động như thế nào đến giá trị tổng thể của MNC.

Nếu một công ty con tồn tại như một bộ phận của MNC nhưng lại không được sở hữu hoàn toàn bởi công ty mẹ, mâu thuẫn về mục tiêu sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Các cổ đông thiểu số của công ty con thích công ty con làm những gì tốt nhất có lợi cho chính họ hơn so với tổng thể công ty đa quốc gia.

Một mâu thuẫn như thế thường làm cho nhà quản lý dòng tiền của các công ty đa quốc gia trở nên rất phức tạp.

Bộ phận quản lý tiền mặt tập trung của công ty đa quốc gia không thể luôn luôn dự đoán chính xác những sự cố có thể ảnh hưởng đến quan hệ dòng tiền giữa công ty mẹ và công ty con và giữa các công ty con với nhau.

Tuy nhiên, bộ phận này sẽ sẵn sàng ứng phó với bất cứ sự cố nào bằng việc:

(1) Xem xét những tác động bất lợi đến dòng tiền.

(2) xem xét làm thế nào để tránh được những bất lợi như thế.

Nếu trạng thái dòng tiền giữa công ty mẹ và công ty con dẫn đến thiếu hụt tiền mặt thì công ty mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng những hạn mức tín dụng để đáp ứng.

Ngược lại, nếu thặng dư tiền mặt sau khi xét đến tất cả các khoản chi trả, cần phải xem xét đến quyết định đầu tư. Quyết định này sẽ được đề cập ở dưới đây.

Một phần của tài liệu Quản trị tiền mặt quốc tế (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(153 trang)