Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án TS Giáo dục học "Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GIÁO VIÊN Trung học cơ sở" (Trang 37 - 49)

7. Phương pháp nghiên cứ u

1.2.1.2.Kết quả khảo sát

Số phiếu điều tra đã phát ra 449. Tổng số phiếu thu lại trong đợt khảo sát là 397, trong đó Bình Phước 100 phiếu, Tây Ninh 177 phiếu, Bình Dương 120 phiếu. Có 52 người không trả lời chiếm 11,58%; 345 người được khảo sát có ý kiến trả lời câu hỏi chiếm tỷ lệ 88,42% (đối tượng cán bộ quản lý 63 người, tỷ lệ 14,04%; GV trực tiếp giảng dạy 282, tỷ lệ 74,38%).

Số người không trả lời chiếm tỷ lệ gần 12% điều này cũng có thể suy luận rằng có thể số người này không hiểu biết nhiều về DHHT nên họ ngại trả lời.

Về thâm niên: số GV và CBQL từ 15 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8% và từ 5 đến 10 năm là 30,3%, còn lại là số người có thâm niên từ 1-5 năm và từ 10-15 năm.

Điều này cho thấy số GV & CBQL lớn tuổi chiếm đa số do đó có ảnh hưởng nhất định

đến việc đổi mới PPDH. Lý do là ở lứa tuổi này GV có tâm lý ngại thay đổi, do đó sẽ

không hứng thú với việc áp dụng các PPDH mới.

Về chuyên môn nghiệp vụ: Trong số người trả lời có 58,8% có trình độ đại học và 41,2% có trình độ cao đẳng. Như vậy tất cả GV và CBQL có trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Biu đồ 1.1. Thâm niên của CBQL và GV tham gia khảo sát

Phân tích số liệu chung của cả GV và CBQL và kết quả thu được ở các nơi khảo sát cho thấy không có sự khác biệt lớn về kết quả trả lời các câu hỏi giữa 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Vì thế chúng tôi chỉ trình bày kết quả tổng hợp của cả 3 tỉnh như sau:

a. Kết qu kho sát thc trng s dng các PPDH ca GV THCS

* Mức độ sử dụng các PPDH

Kết quả khảo sát cho thấy các PPDH mà GV thường xuyên sử dụng là thuyết trình với 99,68% số GV thường xuyên sử dụng, trực quan là 76,14% và vấn đáp 71,56%. Các PPDH mà hầu như rất ít GV sử dụng là các PPDH: dạy học theo dự án (97,16% GV chưa từng thực hiện), sử dụng tình huống (96,37% GV chưa thực hiện), dạy học theo nhóm (87,36% GV chưa thực hiện), cùng tham gia (98,20% GV chưa thực hiện), trò chơi đóng vai (95,26% GV chưa thực hiện), thảo luận nhóm (74,88% GV chưa thực hiện). Phương pháp nêu vấn đề có 27,17% GV thường xuyên sử dụng nhưng có 43,76% GV chưa từng sử dụng, số còn lại sử dụng không thường xuyên.

* Về khả năng sử dụng các PPDH

Với các PPDH mà GV thường sử dụng thì phương pháp trực quan chỉ có 29,06% GV cho rằng sử dụng thành thạo, 59,72% GV cho rằng khả năng sử dụng còn hạn chế. Phương pháp vấn đáp chỉ có 15,64% sử dụng thành thạo, 69,04% sử dụng còn hạn chế

vẫn còn 15,32% GV cho rằng chưa có kỹ năng. Phương pháp thuyết trình thì GV có khả

năng sử dụng tốt hơn với 56,71% GV. Qua khảo sát còn cho thấy việc thực hiện các PPDH theo các mô hình dạy học tiên tiến thì hầu như GV tựđánh giá là không có kỹ

năng,cụ thể như: dạy học theo dự án (99,84% cho là không có kỹ năng), dạy học theo nhóm (96,37%), sử dụng theo tình huống (97,63%), cùng tham gia (97,63), thảo luận nhóm (92,42%), trò chơi đóng vai (93,84%).

* Đánh giá về thực trạng sử dụng PPDH

Các kết quả khảo sát cho thấy: GV THCS chủ yếu vẫn sử dụng các PPDH truyền thống như thuyết trình, trực quan, vấn đáp; các PPDH mới như dạy học theo phương pháp dự án, sử dụng tình huống, trò chơi đóng vai, thảo luận nhóm… thì ít được GV sử

dụng. Các PPDH mà GV cho rằng hay sử dụng thì số GV sử dụng thành thạo các phương pháp này vẫn còn ít, chỉ riêng phương pháp thuyết trình có trên 50% số GV cho rằng sử dụng thành thạo. Đặc biệt các PPDH mới qua khảo sát cho thấy hầu như GV chưa hề có kỹ năng. Thực tế này cho thấy việc đổi mới PPDH hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.

b. Kết qu kho thc trng vềđổi mi PPDH

* Nhận thức của GV & CBQL trường THCS về đổi mới PPDH

Trong phần này chúng tôi đưa ra 14 đặc điểm trong đó có 9 đặc điểm mà chúng tôi cho là phù hợp và 5 đặc điểm không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH để tìm hiểu nhận thức của GV và CBQL vềđổi mới PPDH (xem phụ lục số 2). Nhìn chung đa số người tham gia khảo sát hiểu đúng những đặc điểm phù hợp với định hướng đổi mới PPDH hiện nay. Trong đó số phiếu nhận được sự nhất trí cao lần lượt là “Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Thuyết trình, thảo luận nhóm nhỏ, sử dụng tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, thực hiện dự án, tham quan, thực tập, sử dụng phiếu học tập...” với 97,3% số người đồng ý; “GV tạo điều kiện và khuyến khích HS phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập” với 96,4% ý kiến đồng ý; “GV là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, HS là người hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức” với 95,1% ý kiến

đồng ý. Những đặc điểm nhận được sựđồng ý thấp nhất là “Tuyệt đối không sử dụng phương pháp thuyết trình”, “Luôn luôn phải thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử”, “Dạy học chỉ tuân theo nhu cầu cá biệt của từng HS”, với sốđồng ý lần lượt là 16,7%; 8,2% và

4,9%. Những đặc điểm này đúng là những đặc điểm không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH. Tuy nhiên có một đặc điểm cũng không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH nhưng lại có khá nhiều ý kiến đồng tình đó là “Bắt buộc phải có tài liệu trực quan trong giảng dạy” có 62,9% ý kiến đồng ý.

Với những số liệu thu được đã giúp chúng tôi đi tới kết luận: GV và CBQL đã hiểu tương đối đúng vềđổi mới PPDH nhưng sự hiểu biết này chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác.

* Kết quả khảo sát Thực trạng về thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS

Kết quả khảo sát cho thấy, GV bước đầu đã thực hiện một số công việc có liên quan tới vấn đềđổi mới PPDH. Những công việc mà nhiều GV đã thực hiện là “Dự giờ, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm dạy học nhiều hơn với đồng nghiệp”, “Thường xuyên tựđánh giá PPDH của mình để thay đổi”, “Tích cực tham khảo nhiều nguồn tài liệu khi soạn giảng” với tỷ lệ thực hiện tương ứng là 94,8%, 90,6% và 90,3% GV. Một số công việc như “Chuyển sang đánh giá HS hoàn toàn bằng trắc nghiệm”, “Học thuộc và luyện tập thành thạo các bài mẫu để áp dụng đúng bài bản” có số ít GV thực hiện với tỷ lệ tương ứng là 23,4%, 18,8% điều này cho thấy GV hiểu đúng đó không phải là đổi mới PPDH nên không thực hiện. Các công việc cần thiết khác đểđổi mới PPDH thì cũng có khá nhiều GV đã thực hiện, chiếm hơn một nửa số GV tham gia trả lời. Qua đó chứng tỏ rằng GV ở các trường được khảo sát đã quan tâm thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên với yêu cầu “Dựa vào những HS giỏi hay cốt cán để nâng cao hiệu quả dạy học” là một trong những công việc cần thiết phải thực hiện đểđổi mới PPDH thì chỉ có rất ít GV thực hiện (21,3%). Và với ý kiến “Còn hạn chế về kỹ năng thực hiện các PPDH” thì chỉ có 24,0% GV đồng ý, có nghĩa là GV và CBQL cho rằng họđã có kỹ năng đổi mới PPDH tuy nhiên qua việc trả lời các câu hỏi trên chúng tôi cho rằng các kỹ năng của họ là chưa

được đầy đủ và vững chắc.

Kết luận về thực trạng đổi mới PPDH: Có thể nói GV và CBQL đã thực hiện đổi mới PPDH trong quá trình dạy học song vẫn chưa phải là đã hoàn thiện như yêu cầu, bởi vì vẫn còn một số nội dung cần thiết phải tiến hành để đổi mới PPDH nhưng GV vẫn chưa thực hiện. Đa số GV và CBQL cho rằng đã có nhận thức về kỹ năng thực hiện các PPDH, nhưng việc áp dụng vào thực tiễn dạy học trên lớp chưa được nhuần nhuyễn, chưa đạt yêu cầu cao.

* Khảo sát về kết quả đổi mới PPDH của GV trường THCS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 90,3% ý kiến cho rằng kết quả của đổi mới PPDH giúp cho “HS có hứng thú học tập hơn”, 83,0% cho rằng “GV năng động hơn và dạy học hiệu quả hơn” và với ý kiến “Phân biệt rõ hơn trình độ học tập và phát triển của HS” có 79,6% số người đồng ý.

Một số biểu hiện như “Quan hệ giữa GV và HS trở nên khô khan, ít thiện cảm hơn”, “Kỷ

luật học tập trên lớp của HS kém đi” có số người đồng tình rất ít (lần lựơt là 2,7% và 11,9%). Qua một số nhận định trên cho thấy đa số GV và CBQL đã thấy được kết quả

của việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên họ cũng chưa thực sự hiểu đúng về những khó khăn của đổi mới PPDH vì với những nhận định “Chỉđạo chuyên môn gặp khó khăn nhiều hơn” chỉ có 10,0% số người đồng ý và “Uốn nắn, dạy bảo HS khó hơn vì các em tự do hơn” cũng chỉ có 14,9% số người đồng ý, và “Đối với GV năng lực chuyên môn còn hạn chế thì thấy khó khăn hơn trong đổi mới PPDH” có 48% đồng ý, trong khi rõ ràng là nếu

đổi mới PPDH thì những khó khăn như vậy là tất yếu xảy ra.

* Kết luận chung về thực trạng đổi mới PPDH

73.1% 72.0% 71.0% 26.9% 28.0% 29.0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Nhận thức Thực hiện Kết quả Có Không

Biu đồ 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới PPDH

Qua xem xét biểu đồ 1.2 cho thấy:

- Nhận thức vềđổi mới PPDH: Đa số GV và CBQL hiểu đúng vềđổi mới PPDH (73,1%), nhưng vẫn còn một số hiểu biết chưa chính xác vềđổi mới PPDH;

- Thực hiện đổi mới PPDH: Có 72% GV và CBQL đã thực hiện đổi mới PPDH ở

một số kỹ năng dạy học như thiết kế bài học, tiến hành giảng dạy, phương pháp sử dụng

ĐDDH. Mặc dù vậy vẫn có những việc quan trọng cần phải thực hiện trong đổi mới PPDH thì GV vẫn chưa làm được.

- Kết quả của việc đổi mới PPDH: Có 71% số người tham gia khảo sát hiểu đúng về kết quả của việc đổi mới PPDH, chủ yếu là những tác động tích cực. Vẫn còn nhiều GV và CBQL chưa nhận thức đúng về những khó khăn do yêu cầu đổi mới PPDH đặt ra.

c. Kết qu kho sát v thc trng nhn thc, k năng HTHT, DHHT ca GV, CBQL trường THCS và thc trng bi dưỡng phát trin k năng DHHT cho GV THCS

* Kết quả khảo sát nhận thức về HTHT của GV và CBQL trường THCS

Nếu hiểu HTHT là “HS cùng nhau học tập để tiến bộ như nhau” là hoàn toàn sai vậy mà có 56,2% số người được hỏi đồng ý. “HS cùng nhau học tập để cùng tiến bộ với kết quả cá nhân không như nhau” là một trong những kết quả quan trọng của HTHT bởi vì thực chất không phải tất cả HS đều có khả năng học tập như nhau, vậy mà tiêu chí này chỉ có 41,6% người được hỏi đồng ý, điều đó chứng tỏ họ cũng chưa hiểu đầy đủ về

HTHT. Một sốđặc điểm khác của HTHT được đa số người được hỏi đồng ý cao là “HS vừa có trách nhiệm cá nhân vừa có trách nhiệm với nhóm”, “HS tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phân chia công việc với nhau trong học tập”, “HS và GV cộng tác với nhau trong giờ học đểđạt được mục tiêu bài học”, “HS được trao đổi trực tiếp với nhau về bài học” với số người đồng ý lần lượt là 86,9%, 84,4%, 83,0, 82,1%. Những tỷ lệ này cho thấy bước đầu họđã có hiểu biết nhất định về HTHT.

Nhận định: Nhìn chung GV và CBQL đã hiểu khá đầy đủ những đặc điểm của HTHT nhưng vẫn còn một sốđặc điểm rất quan trọng khác thì họ chưa nhận diện đúng.

* Kết quả khảo sát nhận thức về DHHT của GV và CBQL trường THCS

Với cách hiểu DHHT "Là cách dạy học có mục đích giúp cho HS vừa học tốt bài học vừa rèn luyện được khả năng HTHT" có 82,2% đồng ý và "Là cách dạy học trong đó GV và HS cộng tác với nhau để tiến hành dạy học" có 67,2% đồng ý. Tuy nhiên cũng với một số cách hiểu đúng khác về DHHT như: "Đó là chiến lược dạy học giúp HS hợp tác với nhau trong học tập", "Đó là dạy cho HS cách học tập theo kiểu hợp tác", "DHHT cũng chính là HTHT" thì số ý kiến đồng ý lại không cao lần lượt 59,9%, 40,4% và 47,1% cho thấy đa số GV và CBQL chưa thực sự hiểu đúng về DHHT, và cách hiểu DHHT là "Là cách dạy học trong đó hoạt động giảng dạy và hoạt động HTHT kết hợp với nhau" là hoàn toàn sai thì lại có đa số ý kiến đồng ý với 78,1%.

Như vậy có thể nhận định rằng đa số GV và cán bộ quản lý bước đầu đã có một số hiểu biết về DHHT, tuy nhiên sự hiểu biết này chưa đầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác.

* Kết quả khảo sát thực trạng về thực hiện kỹ năng DHHT ở trường THCS

Theo kết quả thu được từ khảo sát, hầu hết GV và CBQL đều đã áp dụng một số

yêu cầu của DHHT: 82,7% GV đã thực hiện việc "Tạo môi trường học tập cởi mởđể HS tự do trao đổi ý kiến với GV và cả nhóm"; 81,5% "Tổ chức HS thành nhóm nhỏđể học

tập"; 78,4% "Tạo cơ hội cho mỗi HS tự do phát biểu ý kiến của mình"; với các công việc khác để thực hiện DHHT thì đa số GV trả lời đã thực hiện với tỷ lệ 70%. Tuy nhiên lại có 95,4% người được hỏi cho rằng họ chưa từng thực hiện DHHT. Như vậy hiện nay bước đầu GV và CBQL đã biết đến DHHT và đã thực hiện một số công việc của DHHT, tuy nhiên sự hiểu biết này chưa đầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác, và thực tế GV chưa dạy học theo đúng đặc điểm nguyên tắc, qui trình DHHT.

Từđó có thểđưa ra kết luận: Đa số GV và CBQL chưa hiểu đầy đủ và chính xác về DHHT và HTHT và cũng chưa thực hiện DHHT một cách đúng đắn. Điều nầy chứng tỏ rằng việc DHHT vẫn là vấn đề chưa thực sự quen thuộc với GV, do đó tất nhiên ở họ

cũng không thể có các kỹ năng về DHHT được. * Kết quảkhảo sát về tính hiệu quả của DHHT

Theo những người tham gia khảo sát thì DHHT nhìn chung mang lại kết quả tích cực: 85,4% cho rằng “Quan hệ sư phạm giữa GV và HS trở nên tích cực và hiệu quả

hơn”, 83,9% đồng ý. DHHT “Làm cho mọi HS phải suy nghĩ và hoạt động nhiều hơn do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đó có thể phát huy khả năng của từng em”... 80,9% ý kiến đồng ý “HS có hứng thú học tập hơn trước” và với nội dung này kết quả của DHHT là có số ý kiến đồng ý thấp nhất cũng là 56,2%. Như vậy hầu hết số GV và CBQL đều cho rằng DHHT rõ ràng mang lại kết quả tích cực. Kết lun chung v thc trng nhn thc, thc hin k năng DHHT ca GV THCS 72.0% 54.1% 74.6% 73.0% 27.0% 25.4% 28.0% 45.9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Nhận thức học tập Nhận thức dạy học Thực hiện Kết quả Có Không Biu đồ 1.3. Kết quả GV và CBQL trả lời về HTHT và DHHT

Biểu đồ 1.3 cho thấy:

- Nhận thức về HTHT của những người tham gia khảo sát đạt 72% nhưng vẫn còn có một sốđặc điểm của DHHT đa số GV chưa hiểu một cách đầy đủ.

- Về DHHT thì GV và CBQL còn chưa hiểu rõ lắm.

- Về thực hiện DHHT, nếu tính theo những công việc chi tiết thì có đa số GV và CBQL đã thực hiện 74,6%, nhưng với câu hỏi “chưa thực hiện” thì có 95,4% ý kiến

đồng ý (có nghĩa là hầu hết GV và CBQL đều cho rằng họ chưa từng thực hiện DHHT, chứng tỏ họ chưa thực sự hiểu đúng DHHT cần phải thực hiện những công việc gì).

Một phần của tài liệu Luận án TS Giáo dục học "Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GIÁO VIÊN Trung học cơ sở" (Trang 37 - 49)