Kết luận chung về thực trạng qua khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án TS Giáo dục học "Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GIÁO VIÊN Trung học cơ sở" (Trang 49)

7. Phương pháp nghiên cứ u

1.2.2. Kết luận chung về thực trạng qua khảo sát

Qua khảo sát ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh chúng tôi có nhận

định như sau: - GV THCS chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống, các PPDH mới, tích cực hầu như ít được sử dụng. Chính vì thế với các PPDH mới (trong đó có DHHT), GV THCS hầu như chưa có kỹ năng. - GV và CBQL đã có sự hiểu biết vềđổi mới PPDH nhưng sự hiểu biết này chưa thực sự vững chắc. - GV và CBQL đã thực hiện một số những công việc đểđổi mới PPDH và hiểu

đúng về kết quả tích cực do đổi mới PPDH mang lại. Tuy nhiên, những yêu cầu do đổi mới PPDH đòi hỏi thì GV vẫn chưa nhận thấy được, CBQL thì có nhận thức tốt hơn GV về yêu cầu đổi mới PPDH. - GV và CBQL có sự hiểu biết nhất định về DHHT và HTHT nhưng chưa đầy đủ. Đa số GV cũng chưa thực hiện DHHT một cách chính thức. Tuy vậy, họ lại có những nhận định đúng về kết quả do DHHT đem lại. CBQL có hiểu biết tốt hơn GV về HTHT, DHHT. - GV và CBQL đã được bồi dưỡng một số kỹ năng dạy học nhưng vẫn còn rất nhiều kỹ năng dạy học cần thiết khác thì chưa được bồi dưỡng, nội dung và hình thức bồi dưỡng chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, những kỹ năng DHHT thì nhìn chung GV và CBQL chưa được bồi dưỡng.

1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1.3.1. DHHT được hiểu là kiểu dạy học trong đó GV tổ chức cho HS cùng học tập với nhau theo các mô hình tổ chức dạy học phù hợp với mục đích, nội dung học tập dựa trên các đặc điểm của HTHT. DHHT vừa tạo ra môi trường thuận lợi cho HS tiến hành học tập tiếp thu kiến thức, vừa hướng dẫn GV biết cách rèn luyện, phát triển kỹ

năng hợp tác trong hoạt động học tập. DHHT khuyến khích sự tham gia tích cực của người học thông qua nhóm hợp tác, mục tiêu, nội dung học tập được cấu trúc sao cho mỗi thành viên quan tâm đến kết quả chung của nhóm cũng như của mỗi cá nhân. Trong DHHT, HS là chủ thể tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thông qua sự hợp

tác với GV và sự hợp tác giữa HS với nhau trong quá trình học tập, từđó đạt được mục tiêu cá nhân, đồng thời góp phần tạo ra sự thành công của nhóm.

1.3.2.Để DHHT thành công GV phải có một hệ thống kỹ năng dạy học phù hợp với các nguyên tắc và đặc điểm của DHHT. Phát triển kỹ năng DHHT được dựa trên những kỹ năng dạy học chung sẵn có của người GV phù hợp với nguyên tắc DHHT nhằm tạo ra một hệ thống kỹ năng hợp lý, hoàn chỉnh hơn đáp ứng yêu cầu dạy học hướng vào người học. Cần phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS bằng cách tổ chức huấn luyện, nâng cao các kỹ năng DHHT thông qua hoạt động bồi dưỡng GV.

1.3.3. Khảo sát thực trạng cho thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV không

đồng đều. Một bộ phận GV THCS ở những nơi được khảo sát đã có một số hiểu biết về

HTHT và DHHT, tuy nhiên hiểu biết này chưa thực sựđầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, đa số GV và CBQL đều cho rằng DHHT là một trong những phương pháp dạy học mới và sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tích cực.

1.3.4. Khảo sát thực trạng cũng cho thấy GV bước đầu đã có thực hiện một số

những kỹ năng DHHT trong quá trình dạy học, tuy nhiên việc thực hiện này chưa có hệ

thống, thiếu sự chỉ dẫn của cơ sở lý luận nên hiệu quả thấp. Đại đa số GV và CBQL

đồng tình với hệ thống kỹ năng DHHT mà tác giảđưa ra và cho rằng những kỹ năng này là rất cần thiết. Trên thực tế, GV và CBQL chưa được bồi dưỡng những kỹ năng DHHT; chưa có các biện pháp riêng nào được thực hiện để bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho GV THCS.

Chương 2

BIN PHÁP PHÁT TRIN K NĂNG DY HC HP TÁC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HC CƠ S

Mọi biện pháp muốn thực hiện được thường đòi hỏi có những điều kiện nhất định và đều mang những nét riêng thích hợp với hoàn cảnh đối tượng. Các biện pháp tốt phải mang lại kết quả, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động và có các mối liên hệ giữa biện pháp-kết quả. Điều này phản ánh logic phát triển giữa sự vật về các mặt: phương hướng, động lực, điều kiện bên trong, bên ngoài… Nhờđó mà các biện pháp dẫn đến thành công. Theo triết học duy vật biện chứng, khi nắm được cái bản chất của các biện pháp, cái tất yếu trong mối liên hệ biện pháp-kết quả, nếu nhận thức sâu sắc theo logic phát triển của sự vật thì biện pháp sẽ có ý nghĩa khi thực hiện nó [97].

Luận án này đề cập vấn đề phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS là một loại biện pháp giúp cho GV nắm vững các yêu cầu cần đạt về kỹ năng phù hợp với bản chất DHHT, được thực hiện thông qua hoạt động bồi dưỡng nhằm giúp cho GV củng cố vốn kỹ năng đã có, bổ sung, hoàn thiện, phát triển kỹ năng dạy học theo hướng HTHT, đổi mới PPDH, cải thiện tình trạng dạy học hiện nay, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DHHT CHO GV THCS DHHT CHO GV THCS

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích của một hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi con người, mỗi hệ thống cần phấn đấu đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉđạo toàn bộ quá trình hoạt

động. Chất lượng, hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban

đẩu. Nó là một trong những phạm trù được quan tâm nhất trong khoa học và thực tiễn. Vì vậy khi xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS cần phải xác định đúng các mục đích bồi dưỡng: về nhận thức lý luận của mô hình DHHT; về tri thức và kỹ năng DHHT; xác định được các yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho việc bồi dưỡng và vềđánh giá kết quả rèn luyện, phát triển kỹ năng dạy học theo yêu cầu của DHHT.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc chủ đạo trong tiến trình bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên lý tính hệ thống là một trong những nguyên lý cơ bản trong lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn [53].

Ứng dụng nguyên lý hệ thống trong việc xây dựng các biện pháp phát triển kỹ

năng DHHT cho GV THCS sẽđược tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các thành phần của việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng (các giai đoạn, các bước…) chúng được liên kết, gắn bó, thống nhất, tương tác lẫn nhau và phụ thuộc với nhau theo một trình tự nhất

định. Mỗi biện pháp trước đó là điều kiện tiền đề cho sự thực hiện các chức năng của biện pháp đứng sau. Đồng thời các biện pháp đứng sau như là sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu vắng đi một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì việc bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng trong cấu trúc phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS với các biện pháp còn lại cũng không có điều kiện phát huy tác dụng.

Nguyên tắc tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS phải dựa trên cơ sở thực tiễn bồi dưỡng GV và hoạt động dạy học, làm cho nó phù hợp với những

đặc điểm, điều kiện, yêu cầu thực tiễn ở cấp học THCS vừa hướng vào việc cải biến thực trạng, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở cấp học này.

Những cơ sở thực tiễn đáng chú ý là:

- Quá trình đào tạo bồi dưỡng, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức

đào tạo, bồi dưỡng cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại hóa.

- Xu hướng đổi mới trong lãnh vực GDPT nói chung và những nét đặc thù riêng của cấp học THCS.

- Các yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nhân cách của người giáo viên phổ thông. Trong đó chú trọng đến tri thức khoa học công nghệ, năng lực thực tiễn và các phẩm chất cơ bản của người GV.

Xây dựng biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GVTHCS phù hợp với đặc

điểm và điều kiện thực tiễn là con đường cơ bản nhằm cải tiến cách dạy, cách học, nâng cao chất lượng dạy học.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả toàn diện

Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GVTHCS phải đảm bảo tính hiệu quả

và toàn diện, tức là nó có thểứng dụng rộng rải, vừa có khả năng tạo ra những hiệu quả

về bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng DHHT.

Tính hiệu quảđược thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp nầy thì các yêu cầu cần đạt thông qua bồi dưỡng, rèn luyện sẽđược thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, thời gian thực hành kỹ năng tại cơ sởđáp ứng yêu cầu. Tính hiệu quả phải được thể hiện

ở nhiều mặt:

- Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc.Tri thức và kỹ năng đã được lĩnh hội trở nên có hệ thống, bền vững có khả năng thực hành, ứng dụng tốt tại cơ sở

giáo dục.

- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức của GV về yêu cầu đổi mới PPDH, thể hiện quyết tâm thực hiện, nghiên cứu, tìm tòi các mô hình, chiến lược dạy học mới.

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Áp dụng các biện pháp tiết kiệm được thời gian và công sức nhưng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra.

Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT phải tạo ra hiệu quả toàn diện thiết thực để

nâng cao năng lực của GV.

2.2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DHHT CHO GV THCS

Luận án đề xuất 2 nhóm biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS. Nội dung của các biện pháp đã được cụ thể hóa cách thức tiến hành thực hiện biện pháp và các yêu cầu cần đạt về kỹ năng dạy học theo kiểu DHHT, vì vậy luận án sẽ không trình bày lại cách tiến hành thực hiện ở các nhóm biện pháp.

Nội dung phát triển kỹ năng DHHT phù hợp và thống nhất với những kỹ năng dạy học cơ bản của GV THCS, đồng thời phù hợp và thống nhất với khả năng HTHT của HS THCS hiện nay. Đây là nội dung bồi dưỡng được triền khai ở lớp tập huấn chuyên đề phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.

Mô tả khái quát các nhóm biện pháp:

* Nhóm biện pháp 1: Xây dng ni dung bi dưỡng k năng DHHT cho GV THCS (gồm 3 biện pháp)

- Biện pháp 1. Xây dựng nội dung, thiết kế bài học theo mô hình DHHT (gồm các kỹ năng thiết kế: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, phương tiện giảng dạy và học tập, thiết kế hoạt động).

- Biện pháp 2. Xây dựng kỹ năng tiến hành dạy học theo mô hình DHHT (gồm các kỹ năng: thành lập nhóm HTHT, tổ chức hoạt động nhóm, giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong HTHT nhóm, đánh giá nhận xét tương tác nhóm).

- Biện pháp 3. Xây dựng kỹ năng hổ trợ tiến hành DHHT (gồm các kỹ năng: sử

dụng phiếu học tập, sử dụng câu hỏi, sử dụng lời nói).

* Nhóm biện pháp 2: Hướng dn GV thc hin k năng DHHT và ng dng thc hành, rèn luyn ti cơ s trường hc (gồm 4 biện pháp)

- Biện pháp 1. Hướng dẫn GV thực hiện kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong HTHT.

- Biện pháp 2. Hướng dẫn GV cách rèn luyện HS hình thành kỹ năng trong HTHT

- Biện pháp 3. Hướng dẫn GV kỹ năng thiết kế qui trình DHHT .

- Biện pháp 4. Thực hành ứng dụng, rèn luyện kỹ năng DHHT tại trường THCS.

Ni dung chi tiết ca các nhóm bin pháp được trình bày dưới đây:

2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dng ni dung bi dưỡng k năng DHHT cho GV THCS

2.2.1.1. Mc đích ý nghĩa

Xây dựng nội dung bồi dưỡng để hướng dẫn, giảng dạy ở các lớp tập huấn chuyên đềđổi mới PPDH, nhằm phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang cần cải thiện cách dạy, cách học hiện nay.

2.2.1.2. Ni dung

* Bin pháp 1. Xây dựng nội dung thiết kế bài học theo mô hình DHHT

Để chuẩn bị cho một tiết dạy, GV phải xác định chính xác mục tiêu bài học, những nội dung tri thức cơ bản cần phải truyền thụ cho HS, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học các hoạt động và các hình thức đánh giá thích hợp.

Nội dung thiết kế bài học có những kỹ năng cụ thể sau:

Kỹ năng thiết kế mục tiêu bài học theo mô hình DHHT

Thiết kế mục tiêu bài hoc, giáo viên phải tuân theo chương trình giáo dục của môn học và chuẩn kiến thức đã qui định trong chương trình và sách giáo khoa. Xác định chính xác mục tiêu bài học, GV sẽ có quyết định hợp lý khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

Thiết kếmục tiêu bài học, GV cần tuân thủ một số yêu cầu: - Bảo đảm tính chất toàn vẹn của nội dung và cấu trúc của bài học. - Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập đó là:

+ Nhận thức, nhận biết sự vật, sự kiện, hiểu sự vật, sự kiện đó, áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu. Thực hiện các hành động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, đánh giá, phán đoán.

+ Tình cảm và khả năng biểu cảm bao gồm kỹ năng cảm thụ và phán xét giá trị,

kỹ năng biểu đạt thái độ, kỹ năng hiểu tình cảm, tâm tư con người và các vấn đề đời sống

tình cảm; kỹ năng ứng xử và văn hóa thẩm mỹ phù hợp với nội dung học tập.

+ Năng lực hoạt động thực tiễn đó là kỹ năng sống; kỹ năng di chuyển trí thức và

phương thức hành động trong các tình huống thực tế thay đổi; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề từ những vấn đề thực tiễn.

DHHT cần chú ý các nội dung về tri thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của người học để qua đó xác định cụ thể những kỹ năng HTHT của HS; hình thành cho HS những thói quen, kỹ năng sống phù hợp với xu thế hiện đại trong môi trường HTHT nhóm.

Để xác định mc tiêu ca bài hc, GV cn thc hin:

- Tìm hiểu mục tiêu của môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và kế hoạch dạy học. Xác định mục tiêu của môn học sẽ giúp cho GV không bị chệch hướng, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế khi xác định mục tiêu bài học. Xác định

được vị trí của môn học, GV sẽ có cái nhìn tổng thểđể lựa chọn các tri thức cần dạy, xác

định mối liên hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức theo yêu cầu cần dạy tạo ra những tình huống học tập hợp lý, phát huy sự sáng tạo độc lập suy nghĩ của HS.

- Với vai trò của người hướng dẫn, GV cần có những hiểu biết vềđặc điểm và trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của từng HS, từng nhóm học tập. Điều này

Một phần của tài liệu Luận án TS Giáo dục học "Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GIÁO VIÊN Trung học cơ sở" (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)