- Phường Cẩm Bình
6 41,42 2 Chi ngân sách của phường Cẩm Bình Tỷ
4.4.10. Tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý ngân sách xã
Ứng dụng tin học trong quản lý NSX là xu hướng tất yếu phải thực hiện vì qua đó việc xử lý, cung cấp thông tin được thực hiện nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể sức lao động của con người. UBND thành phố cần có kế hoạch cụ thể về đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ tiến hành ứng dụng tin học trong quản lý.
- Về cơ sở vật chất, hiện tại 100% các xã, phường trong thành phố đã được trang bị máy tính, nối mạng các máy vi tính giữa các xã, phường trong thành phố với Phòng Tài chính - Kế hoạch, song việc khai thác sử dụng còn nhiều bất cập. Cần tăng cường tập huấn, kiểm tra, đưa vào quy chế quản lý và sử dụng. Thực hiện
thành thạo chương trình thông tin giữa cơ quan Tài chính với Kho bạc Nhà nước (Tabmis).
- Có phần mềm quản lý NSX sát với thực tế, vận hành tốt, có hiệu quả. Các biểu mẫu, chứng từ phải nghiên cứu cho phù hợp với việc ứng dụng trên máy vi tính, tránh việc thay đổi biểu mẫu thường xuyên.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về ứng dụng tin học cho cán bộ xã, cán bộ quản lý NSX phải có kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo kỹ năng về máy tính.
4.4.11. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính
Để thực hiện các giải pháp này cần có sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Cẩm Phả đối với công tác quản lý NSX để các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong việc quản lý tài chính Nhà nước nhưng thống nhất với nhau trong một quy trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chức năng của thành phố có nhiệm vụ đề xuất và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách quản lý tài chính nói chung cũng như NSX nói riêng. Đồng thời có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của chính quyền cấp xã. Chi cục thuế là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN theo quy định của pháp luật. Vì vậy, muốn tăng cường công tác QLNS thì mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và Tài chính phải được nâng lên.
Cơ quan Kho bạc Nhà nước là cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý quỹ NSNN, đồng thời hạch toán kế toán, hạch toán nguồn thu cho NSNN nói chung và NSX nói riêng, kiểm soát hoạt động thu NSX. Để tăng cường công tác quản lý NSX, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần xác định chính xác nhất mức tồn quỹ của các xã để có kế hoạch cấp phát kinh phí tiết kiệm hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi, cơ quan Kho bạc Nhà nước cần phải kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi chưa đủ điều kiện. Hạch toán nguồn thu cho ngân sách các chính quyền địa theo đúng Luật ngân sách và theo đúng Quy định
của UBND tỉnh hiện hành, tránh tình trạng sai sót giữa cấp trên đối với cấp dưới, đơn vị này sang đơn vị khác.
4.5. Kiến nghị
Để thực hiện được các giải pháp nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, đòi hỏi các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố phải có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất từ trên xuống.
* Đối với Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Cẩm Phả:
- Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã. Thông qua những biện pháp như hỗ trợ lãi xuất tiền vay cho những tập thể, cá nhân sản xuất mang tính tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để thu hút những doanh nghiệp đầu tư có quy mô lớn vào Cẩm Phả; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để kích thích sản xuất...
- Có cơ chế hỗ trợ các xã khó khăn đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi của xã, phường để thu dần khoảng cách giầu nghèo, tạo công bằng xã hội. Đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Chính phủ và chương trình cụ thể của Tỉnh thì còn nhiều bất cập đối với các xã khó khăn như dân cư thưa thớt lại có thu nhập thấp hơn nhiều so với các vùng thuận lợi dẫn đến khả năng xã hội hóa thấp, mặt khác số km đường, kênh mương phải kiên cố hóa nhiều nếu không có cơ chế đặc thù thì không thể thực hiện được mục tiêu đặt ra...
- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính, cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý chuyên môn đáp yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.
- Đảng ủy các xã, phường cần tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý NSX đặc biệt là khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu.
- HĐND các xã, phường cần nâng cao chất lượng việc giám sát đối với UBND các xã trong việc lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSX.
- UBND các xã, phường cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSX, dự toán lập phải sát với tình hình thực tế của địa phương; theo đúng quy trình của Luật NSNN.
- Tăng cường công tác quản lý thu NSX, thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN. Tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương, quản lý chặt chẽ nguồn thu này. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho các công trình phúc lợi của địa phương.
- Quản lý chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chi đúng nội dung, đúng mục đích, đảm bảo đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo mục lục NSNN hiện hành.
- Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính theo Thông tư số 03/TT- BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính.
KẾT LUẬN
Sau khi đi sâu phân tích thực trạng công tác phân cấp quản lý ngân sách cấp xã tại Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đề tài rút ra một số kết luận sau:
Một là, công tác lập dự toán NSX trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán NSNN của các xã, phường trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường, của thành phố; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước.
Hai là, Công tác thu ngân sách của thành phố thực hiện theo Luật ngân sách năm 2002 và Pháp lệnh thuế. Các phòng ban, các đơn vị xã, phường vào cuộc tổ chức khai thác tốt các nguồn thu với phương châm thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời các sắc thuế, luật thuế, phí và lệ phí của các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh, số thu ngân sách hàng năm đều đảm bảo so với kế hoạch được giao.
Ba là, quá trình thực hiện chi thường xuyên diễn ra trong khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thường xuyên trừ trường hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nước. Các nội dung chi cơ bản nằm trong tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước. Thành phố đã phân cấp cho Chủ tịch UNND các xã, phường quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí được giao, giao quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN.
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Thành phố Cẩm Phả quan tâm. Nhờ đó, cơ quan quản lý chi NSNN đã kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nước Thành phố cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình.
Năm là, công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trong những năm gần đây đã phát huy tác dụng khá tốt trong kiểm soát sử dụng NSNN thực tế. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua ngân sách. Nhờ đó hệ thống thu, chi NSNN đã giảm sai sót trong hạch toán kế toán NSNN, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán ngân sách của cơ quan tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán.
Sáu là, Một số hạn chế về quản lí NSX đó là dự toán các xã, phường lập gửi cơ quan tài chính trước khi thảo luận dự toán chưa sát với thực tế; Dự toán do UBND thành phố giao cho các xã, phường thường chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trước; Việc giao dự toán cho các phường, xã chưa thực sự sát với tình hình thực tế; Thu ngân sách các phường, xã còn coi nhẹ nguồn thu có tỷ trọng nhỏ như thu phí, lệ phí nguồn thu này thường bỏ sót; Điều hành chi ngân sách của chính quyền phường, xã chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi, chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán; Điều hành chi đầu tư XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dư ngân sách nhiều làm lãng phí ngân sách.