Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)

- Phường Cẩm Bình

4.4.1.Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng

6 41,42 2 Chi ngân sách của phường Cẩm Bình Tỷ

4.4.1.Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng

doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã

Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường nên sự phân hoá giầu nghèo diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp,

vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các hộ có mức sống trung bình, nghèo. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tài sản thế chấp, vì vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho người nghèo thông qua các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ làm căn cứ để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người lao động, phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó các xã, phường phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính để đưa công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Các xã, phường nên có cơ chế cho thuê địa điểm SXKD. Miễn giảm thuế cho những hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa phương, tạo điều kiện cho họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điểm hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm, nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho nhân dân.

Diện tích đất chưa sử dụng trên toàn thành phố vẫn còn nhiều (còn 3215,8 ha) ên phấn đấu sớm đưa đất này vào sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố 22.371 ha chiếm 65% diện tích đất tự nhiên (Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 886 ha; đất lâm nghiệp là 21.133 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 350 ha) nhưng quy hoạch còn manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao, trong thời gian tới cần quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung có chất lượng cao gắn với mô hình nông thôn mới như quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại các xã, phường để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các xã; quy hoạch vùng lúa chất lượng cao tại xã Cộng Hoà, Dương Huy... Thêm vào đó các xã cũng phải tác động, khuyến khích đưa công nghiệp hoá vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhỏ ở địa phuơng như: Sửa chữa cơ khí, chế biến gỗ; kết hợp với mở hệ thống thương mại dịch vụ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của

người lao động tăng và hiệu quả SXKD cao thì theo đó số thu ngân sách cũng được tăng lên. Khi số thu ngân sách lớn, đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cũng là lúc nó trở lại phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 89)