II. YÊU CẦU HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ HẬU QUẢ CỦA CHÚNG
3. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định quản lý hành chính nhà nước không hợp pháp hoặc không hợp lý.
hợp pháp hoặc không hợp lý.
3.1. Khi có một quyết định quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp thì áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ đối với quyết định đó. áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ đối với quyết định đó.
Cơ quan cấp trên thực hiện quyền đình chỉ đối với thi hành quyết định quản lý hành chính nhà nước trong các trường hợp sau:
- Một là, khi có dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết định nhưng chưa khẳng định rõ thì cần đình chỉ để xem xét. Thông thường, trường hợp này là tạm đình chỉ. Sau đó có thể ra lệnh đình chỉ nếu có căn cứ chắc chắn là quyết định đó bất hợp pháp.
- Hai là, tùy thuộc thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước cấp trên có quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ, hoặc chỉ có quyền đình chỉ còn việc hủy bỏ thuộc thẩm quyền của cơ quan khác. Ví dụ, Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ có quyền đình chỉ nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, còn quyền bãi bỏ quyết định đó thuộc Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định có thể bãi bỏ các quyết định hành chính khi các quyết định đó bất hợp pháp hoặc bất hợp lý. Bãi bỏ quyết định là chế tài nghiêm khắc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.
Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 84 Hiến pháp 1992).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (điều 91 Hiến pháp 1992).
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu các nghị quyết, pháp lệnh kể trên vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất (điều 103 Hiến pháp 1992). Như vậy, Chủ tịch nước không có quyền đình chỉ hay bãi bỏ văn bản.
Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật, và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ (điều 114 Hiến pháp 1992).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản sai trái của cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân và của Ủy ban nhân dân cấp dưới: đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó (điều 124 Hiến pháp 1992).
3.2. Khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện các quyết định trái pháp luật gây ra. luật gây ra.
Nếu các quyết định hành chính trái pháp luật đã được thi hành thì để bảo đảm lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nước nhất thiết phải áp dụng các biện pháp như bồi thường thiệt hại do đã bãi bỏ các công trình xây
dựng trái phép, tịch thu các phương tiện phạm pháp... để khôi phục lại tình trạng cũ.
3.3. Truy cứu trách nhiệm người có lỗi
Nghĩa là truy cứu trách nhiệm người ban hành quyết định hoặc truy cứu trách nhiệm người thi hành quyết định. Tùy theo mức độ và tính chất của quyết định hành chính bất hợp pháp mà người có lỗi có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm bồi thường vượt quá mức độ của trách nhiệm kỷ luật hoặc trách nhiệm hành chính thì phải được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trước hết, phải truy cứu trách nhiệm người ban hành quyết định trái pháp luật. Đối với người thi hành thì chỉ truy cứu trách nhiệm khi họ làm trái quyết định hành chính bằng hành vi cố ý hoặc vô lý lạm dụng quyền hạn.
3.4. Nếu ban hành quyết định hành chính trái với thủ tục ban hành mà nội dung quyết định không trái với pháp luật vẫn phải đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết dung quyết định không trái với pháp luật vẫn phải đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định đó nhưng không phải khôi phục lại tình trạng cũ. Nếu việc ban hành quyết định trong trường hợp đó vẫn cần thiết thì phải tiến hành lại đúng thủ tục ban hành quyết định hành chính.
3.5. Đối với các quyết định vi phạm yêu cầu hợp lý cũng có thể bị đình chỉ hoặc bãi bỏ, người ban hành có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật: không áp hoặc bãi bỏ, người ban hành có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật: không áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự vì việc ban hành quyết định không hợp lý không phải là vi phạm pháp luật.
Các quyết định hành chính bất hợp lý không thể thực hiện được (bất khả thi) nên không gây hậu quả, do đó không có sự khôi phục tình trạng cũ. Còn quyết định hành chính không hiệu quả cũng không cần khôi phục tình trạng cũ do việc thực hiện gây ra mà chỉ cần sửa đổi hoặc bãi bỏ nó và ban hành quyết định mới có hiệu quả hơn.
Nếu vi phạm các yêu cầu hợp lý với thủ tục ban hành thì không áp dụng các biện pháp chế tài, trừ trường hợp tái phạm nhiều lần. Tuy nhiên, cần có các biện pháp hiệu quả để khắc phục việc vi phạm hình thức và thủ tục ban hành, vì thiếu sót đó là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tính hợp lý của nội dung quyết định làm chậm trễ quy trình ra quyết định.