Phản kháng các quyết định hành chính bất hợp pháp, bất hợp lý

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (Trang 34 - 36)

II. YÊU CẦU HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ HẬU QUẢ CỦA CHÚNG

4. Phản kháng các quyết định hành chính bất hợp pháp, bất hợp lý

Các cơ quan hành chính nhà nước ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hoạt động hành chính (hành vi công vụ) để quản lý xã hội và phục vụ nhân dân. Các quyết định hành chính có thể bất hợp pháp, nghĩa là trái Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân; các hoạt động hành chính để thi hành các quyết định hành chính có thể gây tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân.

Các hoạt động hành chính để thi hành các quyết định quản lý hành chính nhà nước có thể gây tổn hại tới quyền và lợi ích của dân. Đối với các quyết định và hành vi kể trên, công dân có quyền phản kháng thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quyết định hành chính bất hợp pháp bị dân khiếu kiện có các tính chất:

- Vi phạm pháp luật về nội dung và về hình thức.

- Vi phạm thẩm quyền: không đúng thẩm quyền hoặc lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm.

- Không có lý do hoặc lý do không xác thực.

Hoạt động hành chính gây tổn hại phải bồi thường khi hội đủ các điều kiện:

- Liên hệ nhân quả giữa tổn hại và hành vi hành chính, trừ trường hợp tổn hại xảy ra hoàn toàn do lỗi nạn nhân hay do bất khả kháng.

- Sự tổn hại là chắc chắn, trừ trường hợp tổn hại do ngoại cảnh gây ra. - Sự tổn hại có tính chất trực tiếp do hành vi hành chính gây ra chứ không phải do nguyên nhân thông qua một người trung gian.

4.2. Phương thức phản kháng quyết định hành chính bất hợp pháp và đòi bồi thường sự tổn hại do các hành vi hành chính gây ra. bồi thường sự tổn hại do các hành vi hành chính gây ra.

Trước một quyết định hành chính bất hợp pháp hoặc trước một sự thiệt hại gây ra bởi một hành vi hành chính, công dân hoặc tổ chức có thể sử dụng hai phương thức : khiếu nại hành chính hoặc tố tụng hành chính.

Khiếu nại hành chính được Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân quy định, là phương thức theo đó công dân yêu cầu chính cơ quan hành chính ban hành quyết định hành chính bất hợp pháp sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định đó hoặc yêu cầu cơ quan hành chính hoặc công chức hành chính đã gây tổn hại cho quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân phải bồi thường cho họ.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên của cơ quan đó xem xét và giải quyết.

Cùng với phương thức khiếu nại hành chính theo Pháp lệnh xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, sau khi thiết lập Tòa án hành chính thì công dân còn có quyền khiếu kiện tố tụng hành chính tại các Tòa án hành chính. Khiếu kiện tố tụng hành chính là phương thức theo đó người dân yêu cầu cơ quan tài phán xem xét và giải quyết.

- Tố tụng phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính quy phạm;

- Tố tụng đòi bồi thường tổn hại gây ra bởi một quyết định hành chính cá biệt hoặc hành vi hành chính.

Trước quyết định hành chính cá biệt hoặc hành vi hành chính gây tổn hại, công dân nộp đơn khiếu kiện tại các Tòa án hành chính để đề nghị xác định việc bồi thường, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án tư pháp hoặc cơ quan nhà nước khác.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w