NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (Trang 36 - 40)

CHÍNH NHÀ NƯỚC.

1. Thực hiện đúng quy trình ban hành quyết định.

Quy trình ban hành quyết định gồm 4 bước cơ bản: 1/ Xử lý thông tin và lập, chọn phương án tối ưu; 2/ Soạn thảo quyết định: 3/ Thông qua quyết định: 4/ công bố hiệu lực quyết định.

1.1. Ở giai đoạn xử lý thông tin và chọn phương án cần tiến hành:

- Kiểm tra nguồn thông tin, hệ thống hóa thông tin theo yêu cầu và phân tích khách quan thông tin.

- Xử lý thông tin để giải quyết vấn đề hiện tại, nhưng luôn dự đoán, dự báo phương án tương lai.

- Đề ra các phương án để có cơ hội lựa chọn: dự tính các phương tiện, biện pháp, thời gian thực hiện và thời hạn hiệu lực của quyết định

Xây dựng phương án có cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cần thiết phải lập tổ chức dự thảo; cần nghiên cứu yếu tố pháp lý và trong tập hợp cần thiết phải có tư vấn, cố vấn pháp lý cho việc đánh giá thông tin và phương án.

1.2. Trong soạn thảo quyết định, cơ quan chủ trì cần lưu ý:

- Thành lập bộ phận biên soạn dự thảo trong các trường hợp cần thiết hoặc giao cho cá nhân có khả năng, thẩm quyền thực hiện đối với các quyết định phù hợp.

Lấy ý kiến (có thể thảo luận) các cơ quan (chính quyền, chuyên môn) có liên quan đến thẩm quyền và trách nhiệm. Có ý kiến là bắt buộc, có ý kiến có tính tham khảo.

Huy động sự tham gia của xã hội trong các trường hợp quyết định có liên quan đến đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước hoặc địa phương.

Huy động đóng góp của các chuyên gia đối với các quyết định có tính chuyên môn hẹp, có tính chuyên ngành.

Qua hệ thống thông tin đại chúng để tập hợp dư luận về dự thảo quyết định;

Điều tra ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của quyết định chuẩn bị ban hành.

1.3. Quyết định phải được thông qua theo thủ tục do pháp luật quy định.

a. Thông qua quyết định theo chế độ tập thể được thực hiện trên các phiên họp, kỳ họp của cơ quan (tổ chức) có thẩm quyền. Vì vậy, việc chuẩn bị, tổ chức, điều hành và kết thúc cuộc họp về quyết định sẽ được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng và cần phải tuân thủ các nội dung sau:

- Giữ hồ sơ liên quan đến quyết định và được thẩm định.

- Tài liệu liên quan đến quyết định được gửi trước theo thành viên của cuộc họp.

- Tiến hành hội nghị theo đúng chương trình được thông qua - Ý kiến gọn, rõ và tránh xa rời mục đích cuộc họp.

- Kết luận cuộc họp để đưa ra các vấn đề cần biểu quyết và cách thức biểu quyết.

b. Thông qua quyết định theo chế độ thủ trưởng

Trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm, thủ trưởng các cơ quan có quyền ban hành các quyết định.

Khi quyết định, người có thẩm quyền cần:

Thứ nhất : Nắm vững yêu cầu và quyết định cụ thể, thiết thực, có bảo đảm thực hiện.

Thứ hai: Lựa chọn, tin vào tham mưu soạn thảo, nhưng cần thẩm định, lắng nghe ý kiến tham gia kết hợp với sự tìm hiểu, hiểu biết của mình.

Thứ ba: quyết định đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp lý và có lý do thực tế; không trùng lắp, trùng chéo và biết rõ hiệu lực quyết định (ban hành mới hay thay thế quyết định khác).

Thứ tư: quyết định quản lý đòi hỏi phải được xã hội chấp nhận để tạo ra khả năng thực thi cao, do vậy có những tình huống phải nghiên cứu để làm thí điểm, nhân rộng sau khi có kết quả khả quan.

1.4. Hiệu lực quyết định.

Ccần phải tính tới thời điểm quyết định đến triển khai ở đối tượng điều chỉnh của quyết định. Quyết định quy phạm cần thời gian để phổ biến, nhận thức, Quyết định cá biệt càng có thời gian để đến tận tay đối tượng thi hành, trong một số trường hợp cần có thời gian để tiếp nhận và tổ chức thực hiện.

2. Quyết định phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc.

2.1. Sử dụng các phương tiện, phương pháp phù hợp để quyết định được

triển khai đúng thời hạn có hiệu lực. Vì vậy, cần tổ chức nghiên cứu để nhận thức và lập kế hoạch thực hiện; cần công bố công khai, tuyên truyền, giải thích về tư tưởng trước khi hành động.

2.2. Tổ chức thực hiện quyết định phụ thuộc vào tính chất, mức độ và đối

tượng điều chỉnh của quyết định.

- Đối với những quyết định cấp phép (giải quyết tự do, quyền, lợi ích hợp pháp) thì đối tượng tự tổ chức thực hiện. Nếu quá thời hạn pháp luật quy định mà không thực hiện quyết định thì quyết định ấy đương nhiên mất hiệu lực.

- Đối với những quyết định ra lệnh (bãi bỏ, cưỡng chế) thì đối tượng tự tổ chức thực hiện. Nếu quá thời hạn luật định mà không có lý do được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thì cơ quan công lực tổ chức cưỡng chế thi hành theo thủ tục luật định.

- Đối với những quyết định chính sách, quyết định quy phạm và quyết định áp dụng cho tập thể, cộng đồng cần phổ biến, tuyên truyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo các phương cách : thực hiện “đại trà”, thực hiện “thí điểm” để triển khai rộng sau khi tổng kết để quyết định chính thức, thực hiện rộng nhưng có chỉ đạo điểm.

Việc lựa chọn phương án trên tùy thuộc vào tính chất, nội dung, thời gian, điều kiện và tình hình cụ thể.

2.3. Tiếp nhận thông tin từ các phía trong tổ chức thực hiện quyết định để

điều chỉnh quyết định đã ban hành.

Điều chỉnh quyết định theo những phương thức: sửa đổi, bổ sung, đình chỉ thi hành, bãi bỏ. Trong một số trường hợp cấp trên có thể đòi hỏi cấp dưới thu hồi quyết định.

3. Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá quyết định.

3.1. Thực hiện kiểm tra, đôn đốc ở các khâu: ban hành, tổ chức hiện và

tổng kết đánh giá.

- Thẩm quyền kiểm tra thuộc vào cấp trên, cơ quan chủ trì chủ quản và chính thủ trưởng cơ quan ban hành, chỉ đạo công việc thực hiện.

- Thẩm quyền kiểm tra còn thuộc các cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhà nước.

- Phương pháp kiểm tra: tiền kiểm, kiểm tra thường xuyên, đột xuất và hậu kiểm.

3.2. Kết quả kiểm tra phải được xử lý.

- Không có quyết định sau kiểm tra thì kiểm tra ít tác dụng.

- Thực hiện việc đôn đốc trong suốt quá trình ban hành, thực hiện, kiểm

tra.

3.3. Đánh giá quyết định.

Đánh giá các khâu: ban hành, thực hiện, kiểm tra nhằm xác định hiệu quả, hiệu lực của quyết định: đồng thời, cũng khẳng định được hiệu lực quản lý.

Đánh giá quyết định đã qua là chuẩn bị cho một quyết định mới ra đời; quyết định đã qua là tiền đề cho quyết định mới để tiếp tục điều hành, quản lý công việc. Vì vậy, thiếu đánh giá sẽ khó có sự phát triển trong quản lý, điều hành.

Tóm lại, tổ chức tốt quy trình ban hành quyết định, thực hiện quyết định, kiểm tra đánh giá quyết định sẽ tạo khả năng nâng cao chất lượng quyết định trong quản lý, điều hành.

CHUYÊN ĐỀ 3

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w